Bạn đang theo dõi bài viết Cử nhân là gì? Bằng cử nhân là gì? Những điều cần phải biết tại ivntalent.edu.vnBạn có thể truy cập nhanh bằng mục lục của bài viết để có thể xem thông tin mình cần nhanh chóng nhất nhé.
Cử nhân là gì? Bằng cử nhân là gì? Là những câu hỏi được khá nhiều người quan tâm nhưng ít người hiểu được định nghĩa thực sự của chúng. Bài viết này sẽ giúp các bạn biết chi tiết về cử nhân, bằng cử nhân là gì và những điều cần phải biết về nó.
I. Cử nhân là gì?
Cử nhân là từ ngữ dùng để chỉ những sinh viên đã kết thúc quá trình đào tạo và tốt nghiệp bậc đại học. Thông thường, để có được danh hiệu cử nhân thì sinh viên cần bỏ ra một khoảng thời gian trung bình 4 năm để hoàn thành xong bậc đại học. Tuy nhiên, một số trường hoặc một số ngành sẽ có thời gian đào tạo kéo dài hơn đến khoảng 7 năm mới có thể thành cử nhân.
Trong quá trình học tập, sinh viên phải tiếp thu kiến thức từ giảng viên, tích cực tìm tòi, học hỏi, làm bài thi kết thúc học phần. Sau khi sinh viên vượt qua được khóa đào tạo và đủ khả năng tốt nghiệp đại học thì sẽ được cấp bằng cử nhân.
Tìm việc làm, tuyển dụng nhân viên hành chính có thể bạn quan tâm:
– Nhân viên Đào Tạo (Kỹ năng mềm, Kiến thức, Coaching, Văn hóa cty)
– Nhân viên phòng Lao động Tiền lương (Mảng BHXH)
II. Một số khái niệm liên quan đến cử nhân
1. Hệ cử nhân là gì?
Hệ cử nhân là tên của một loại học vị dành cho những người đã hoàn thành xong quá trình đào tạo và tốt nghiệp bậc đại học tùy theo quy định mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, hệ cử nhân được hiểu là hệ chính quy được quy định thời gian học là 4 năm và thường được cấp cho sinh viên tốt nghiệp khoa học tự nhiên, khoa học xã hội nhân văn, luật, sư phạm hay kinh tế.
2. Bằng cử nhân là gì?
Bằng cử nhân là một trong những loại bằng thuộc văn bằng trong hệ thống giáo dục của quốc dân được cấp cho sinh viên đã tốt nghiệp các lĩnh vực khoa học tự nhiên, xã hội,… Tuy nhiên, bằng cử nhân sẽ phụ thuộc vào từng lĩnh vực cũng như trình độ của sinh viên theo học. Vậy có thể hiểu bằng cử nhân và bằng đại học thực chất là giống nhau. Theo Luật giáo dục đại học năm 2012, được sửa đổi bổ sung năm 2018, thì sau khi hoàn thành chương trình của đại học, người học sẽ được cấp bằng cử nhân.
3. Bằng cử nhân thực hành là gì?
Cử nhân thực hành thực chất là một danh hiệu để khẳng định và tôn vinh người tốt nghiệp trình độ cao đẳng có đủ năng lực thực hành nghề nghiệp ở trình độ cử nhân. Danh hiệu này hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến tấm bằng tốt nghiệp cao đẳng mà nó chỉ giúp cho tấm bằng trở nên giá trị hơn thôi.
III. Có mấy loại bằng cử nhân?
1. Bachelor of Art (BA)
Đối với bằng này sinh viên chỉ cần tập trung học các môn như nhân văn, văn học, truyền thông, lịch sử, khoa học xã hội, tôn giáo, giáo dục, ngoại ngữ. Sinh viên có thể tự do lựa cho khóa học và chương trình đào tạo khác nhau tùy theo nhu cầu và sở thích của bản thân.
2. Bachelor of Science (B.S)
Bằng này cung cấp cho sinh viên chương trình giáo dục chuyên sâu đối với chuyên ngành của họ. Khi học bằng này sinh viên phải tập trung nghiên cứu sâu hơn về ngành mà họ theo đuổi thường là các vấn đề liên quan đến công nghệ, kỹ thuật, toán học, máy tính, điều dưỡng, hóa sinh, khoa học máy tính,… Thông thường, bằng B.S đòi hỏi sinh viên hoàn thành nhiều tín chỉ hơn so với bằng BA.
3. Bachelor of Fine Art (BFA)
Đối với bằng này sinh viên chỉ cần tập trung học các môn hướng về nghệ thuật như nhảy, hát, diễn xuất, điêu khắc,… Bằng BFA chủ yếu tập trung đào tạo về chuyên ngành chính hơn là về các môn học chung như bằng BA.
4. Bachelor of Business Administration (BBA)
Bằng này hay được gọi với tên gọi khác là bằng cử nhân Quản trị Kinh doanh, được trao cho các sinh viên hoàn thành khóa học quản trị kinh doanh trong vòng 3-4 năm. Bằng này khá thoáng nó không bắt buộc người học nhất thiết phải có chuyên môn chính trong một lĩnh vực cụ thể như kế toán, tài chính, nguồn nhân lực, nhân sự, marketing,…
IV. Điều kiện được cấp bằng cử nhân
Để được cấp bằng cử nhân, người học phải hoàn thành chương trình đào tạo cũng như tốt nghiệp bậc đại học. Ngoài ra, sinh viên còn phải đạt chuẩn đầu ra của trình độ đào tạo theo quy định và hoàn thành nghĩa vụ, trách nhiệm của người học.
V. Những lợi ích khi sở hữu bằng cử nhân
– Có kiến thức chuyên sâu: để sở hữu tấm bằng cử nhân, bạn phải trải qua một quy trình đào tạo bài bản, các cuộc thi học thuật ở trường. Vì thế, tấm bằng này là mình chứng cho những nỗ lực, chứng minh được kiến thức chuyên sâu của bạn trong ngành nghề nào đó.
– Cơ hội tìm kiếm việc làm tốt hơn: nhà tuyển dụng không thể nhìn thấu thực lực của bạn khi phỏng vấn chỉ bằng lời nói. Vì thế, bằng cử nhân là chứng cứ xác thực nhất, chứng minh cho năng lực của bạn. Nó cũng là thứ giúp bạn có thể thỏa thuận lương với doanh nghiệp và dễ dàng thăng tiến. Những bạn có bằng cấp đầy đủ thông thường sẽ nhận được mức lương và cơ hội làm việc tốt hơn người không có.
– Là bước đệm cho những học vị cao hơn: khi đã có trong tay tấm bằng cử nhân, bạn có thể tiếp tục chặn đường học tập ở các cương vị thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành. Điều này khiến cho bạn có được học vị cao hơn người bình thường và sở hữu mức thu nhập cao.
VI. Hệ thống văn bằng theo Luật giáo dục Việt Nam
Khoản 2 Điều 12 Luật giáo dục 2019 quy định: “Văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân gồm bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung cấp, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ và văn bằng trình độ tương đương”.
Điều 38 Luật giáo dục đại học 2012 quy định: “Văn bằng giáo dục đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ và văn bằng trình độ tương đương”.
Theo quy định của Luật giáo dục Việt Nam thì văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân gồm:
– Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở: Bằng này sẽ được cấp sau khi hoàn thành chương trình đào tạo bậc trung học cơ sở từ lớp 6 – 9 trong vòng 4 năm học. Thông thường, học sinh sau khi hoàn thành xong bậc tiểu học thì sẽ bắt đầu chương trình học bậc trung học từ lớp 6.
– Bằng tốt nghiệp trung học phổ thông: Bằng này sẽ được cấp sau khi hoàn thành chương trình đào tạo bậc trung học phổ thông từ lớp 10 – 12 trong vòng 3 năm. Thông thường, học sinh bước vào tuổi 15 và hoàn thành xong bậc trung học cơ sở thì sẽ bước vào bậc trung học phổ thông.
– Bằng tốt nghiệp trung cấp: Trung cấp là hệ đào tạo đứng sau cao đẳng và đại học trong hệ thống giáo dục Việt Nam. Bằng trung cấp sẽ được cấp sau khi hoàn thành chương trình đào tạo bậc trung cấp. Thông thường thì bằng trung cấp được chia làm 2 loại đó là trung cấp nghề và trung cấp chuyên nghiệp.
– Bằng tốt nghiệp cao đẳng: Cao đẳng là hệ đào tạo kiến thức chuyên môn về nhiều ngành nghề nhưng ở mức độ thấp hơn bậc đại học và thường rút ngắn thời gian đào tạo hơn so với trình độ đại học. Bằng cao đẳng sẽ được cấp sau khi hoàn thành chương trình đào tạo bậc cao đẳng.
– Bằng cử nhân: Bằng cử nhân là một trong những loại bằng thuộc văn bằng trong hệ thống giáo dục của quốc dân được cấp cho sinh viên đã tốt nghiệp các lĩnh vực khoa học tự nhiên, xã hội,…Bằng cao đẳng sẽ được cấp sau khi hoàn thành chương trình đào tạo bậc đại học.
– Bằng thạc sĩ: Bằng thạc sĩ được cấp sau khi hoàn thành chương trình đào tạo thạc sĩ được nhà nước hay trường đại học quốc tế công nhận. Ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều chương trình đào tạo thạc sĩ được công nhận bởi Bộ Giáo dục và Đào tạo do các trường đại học trong nước và các chương trình liên kết giữa các trường đại học với nước ngoài giảng dạy.
– Bằng tiến sĩ: Để có được bằng tiến sĩ, người học phải có kiến thức uyên bác và làm chủ kiến thức về một đề tài khoa học. Họ phải hoàn thành luận án tiến sĩ có thể từ 3 – 5 năm hay dài hơn, tùy thuộc vào điều kiện của từng nghiên cứu sinh. Bằng tiến sĩ được cấp sau khi hoàn thành xong luận án tiến sĩ và được phê duyệt bởi một ủy ban luận án.
– Văn bằng trình độ tương đương: Luật giáo dục đại học sửa đổi 2018 quy định “Văn bằng giáo dục đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ và văn bằng trình độ tương đương”. Những loại văn bằng như: Bằng bác sĩ y khoa, bằng bác sĩ nha khoa, bằng dược sĩ,… sẽ có trình độ tương đương nhóm văn bằng cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ.
Điều kiện cấp văn bằng:
Văn bằng của hệ thống giáo dục được cấp cho người học khi họ đã tốt nghiệp cấp học hoặc sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, đạt chuẩn đầu ra theo quy định và hoàn thành nghĩa vụ, trách nhiệm của người học.
Thời hạn cấp văn bằng:
Người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 15 của Quy chế này như sau: 75 ngày kể từ ngày có quyết định công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông, 30 ngày kể từ ngày có quyết định công nhận tốt nghiệp trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm, đại học, 30 ngày kể từ ngày có quyết định công nhận tốt nghiệp và cấp bằng thạc sĩ, 30 ngày kể từ ngày có quyết định công nhận học vị tiến sĩ và cấp bằng tiến sĩ.
VII. Những câu hỏi liên quan đến bằng cử nhân
1. Có sự khác nhau giữa bằng cử nhân và bằng đại học hay không?
Khoản 2 điều 12 Luật giáo dục 2019 có quy định các văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân gồm bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung cấp, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ và văn bằng trình độ tương đương.
Điều 38 Luật giáo dục đại học 2012 cũng quy định về văn bằng giáo dục đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ và văn bằng trình độ tương đương.
Vì thế, cử nhân là tên gọi chung dành cho các sinh viên đã tốt nghiệp đại học. Vì thế, Bằng cử nhân được hiểu là bằng do cơ sở giáo dục đại học cấp cho sinh viên đã đủ điều kiện tốt nghiệp trình độ đại học. Như vậy, bằng cử nhân chính là bằng đại học.
2. Sự khác nhau giữa bằng cử nhân đại học và cử nhân cao đẳng?
Điều 38 Luật Giáo dục đại học 2012, sửa đổi năm 2018 có quy định, chỉ những người tốt nghiệp đại học mới được gọi là cử nhân. Vì thế, danh hiệu cử nhân cao đẳng được ghi trên tấm bằng cao đẳng không giống cử nhân bằng đại học. Hơn nữa, cao đẳng còn chia ra làm hai loại là cao đẳng chính quy (do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý) và cao đẳng nghề (do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội quản lý).
Với tấm bằng cử nhân đại học, bạn có thể tiếp tục bước đệm cho các học vị cao hơn như: thạc sĩ, tiến sĩ. Còn với tấm bằng cao đẳng danh hiệu cử nhân, bạn chỉ có thể liên thông lên trình độ đại học và tiếp tục cố gắng để lấy bằng cử nhân đại học.
3. Bằng cử nhân và bằng kỹ sư có gì khác nhau?
Bằng cử nhân được cấp cho sinh viên các khối ngành kinh tế xã hội, thiên về việc nghiên cứu, thời gian đào tạo thường là 4 năm. Cơ hội việc làm do nhiều yếu tố tác động, tuy nhiên nhìn chung tấm bằng cử nhân sẽ không có hiệu lực và khả năng cạnh tranh nhiều như bằng kỹ sư.
Bằng kỹ sư được cấp cho sinh viên khối ngành kỹ thuật, thiên về thực hành, ứng dụng thực tiễn, thời gian đào tạo có thể lên đến 5 năm. Bằng kỹ sư được đánh giá có nhiều khả năng năng cạnh tranh và cơ hội việc làm cao hơn bằng cử nhân.
Xem thêm:
– Lương Gross là gì? Phân biệt cách tính lương Gross, lương Net
– Cách viết CV cho sinh viên chưa tốt nghiệp chuẩn, ấn tượng mạnh
– Cách viết mục tính cách trong CV giúp thu hút nhà tuyển dụng
Hy vọng sau khi đọc bài viết này, bạn sẽ biết được cử nhân là gì? Bằng cử nhân là gì?. Nếu bạn thấy bài viết này giúp ích cho mình và nhiều người thì đừng quên chia sẻ và để lại bình luận nhé!
Nguồn tham khảo:
//vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BB%AD_nh%C3%A2n_(h%E1%BB%8Dc_v%E1%BB%8B)
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Cử nhân là gì? Bằng cử nhân là gì? Những điều cần phải biết do ivntalent.edu.vnsưu tầm. Mong rằng các bạn có những thông tin bổ ích nhé. Mọi thông tin khiếu nại về bản quyền vui lòng liên hệ contact để xử lý nhanh nhất nhé. Cảm ơn các bạn.