Bạn đang theo dõi bài viết CV là gì? Tổng hợp 10 lỗi thường gặp khi viết CV cần phải lưu ý tại ivntalent.edu.vnBạn có thể truy cập nhanh bằng mục lục của bài viết để có thể xem thông tin mình cần nhanh chóng nhất nhé.
Hầu hết, nhà tuyển dụng ngày nay đều yêu cầu ứng viên nộp hồ sơ xin việc có đính kèm CV. Bởi lẽ, thông qua CV, nhà tuyển dụng có thể nắm những thông tin cơ bản của ứng viên và đánh giá được mức độ phù hợp của ứng viên với yêu cầu công việc. Thông qua bài viết bên dưới giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm CV là gì và những lỗi cần lưu ý khi viết để gây được thiện cảm và ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng nhé!
I. CV là gì?
CV là bản tóm tắt các thông tin của ứng viên, được viết tắt từ cụm tiếng Anh “Curriculum Vitae”. Các thông tin được thể hiện trong CV, gồm có: thông tin cá nhân, trình độ học vấn, mục tiêu nghề nghiệp, các kỹ năng có liên quan đến vị trí ứng tuyển,… Với mục đích tóm tắt các thông tin về học vấn, mục tiêu nghề nghiệp, kỹ năng nổi bật của ứng viên để gửi đến nhà tuyển dụng. Từ đó, giúp ứng viên gây được ấn tượng ban đầu với nhà tuyển dụng và có được tấm vé bước vào vòng phỏng vấn.
Ngoài ra, với một bản CV hoàn chỉnh và đầy đủ các yếu tố cho nhà tuyển dụng có cái nhìn tổng quan và đánh giá được năng lực của ứng viên, cũng như giúp sàng lọc được những hồ sơ phù hợp với yêu cầu công việc.
Về bản chất, CV có ý nghĩa khác với sơ yếu lý lịch (hay còn gọi là lý lịch tự thuật). Sơ yếu lý lịch là tờ kê khai lý lịch cá nhân, bao gồm: họ tên, ngày/tháng/năm sinh, nơi sinh, địa chỉ thường trú/ tạm trú, trình độ học vấn của bản thân. Và các thông tin về gia đình như: họ tên bố mẹ, anh chị em và chồng, con (nếu có) cùng những thông tin có liên quan. Thông thường, sơ yếu lý lịch được dùng để lưu trữ thông tin cá nhân, hay giải quyết công việc liên quan đến làm các thủ tục hành chính.
Do đó, bạn cần phân biệt khái niệm cũng như ý nghĩa giữa CV và sơ yếu lý lịch để không bị nhầm lẫn khi cung cấp các loại giấy tờ cho nhà tuyển dụng. Cho thấy được sự chuẩn bị kỹ lưỡng cũng như sự chuyên nghiệp của bạn trong quá trình xin việc nhé!
Mời bạn xem thêm: Cách viết CV
II. Những nội dung cần có trong CV
Để có thể thu hút được sự chú ý của nhà tuyển dụng, ngoài việc cung cấp những thông tin, thành tích nổi bật mà bản CV của bạn cần có sự chỉn chu, đầy đủ các thông tin cần thiết để nhà tuyển dụng nắm được trình độ và khả năng làm việc của bạn, cũng như sự phù hợp với yêu cầu công việc. Do đó, hãy đảm bảo rằng, bản CV của bạn có đầy đủ những thông tin sau:
Thông tin cá nhân (Personal Information): Trình bày rõ các thông tin về họ tên, ngày/ tháng/ năm sinh, địa chỉ, số điện thoại và email liên lạc,… để nhà tuyển dụng có thể liên lạc và trao đổi thông tin với bạn dễ dàng hơn. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm mục tiêu sống hay những trích dẫn tâm đắc một cách ngắn gọn để thể hiện con người của bạn.
Mục tiêu nghề nghiệp (Career Objective): Bạn nên xác định rõ những mục tiêu, dự định mong muốn đạt được trong tương lai, từ đó lập ra những kế hoạch, hướng đi cụ thể trong công việc. Cần phân biệt được giữa mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn, để biết những việc cần làm và phải làm nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra. Với mục tiêu và định hướng rõ ràng, cho thấy bạn là người có chí tiến thủ và nghiêm túc trong việc phát triển sự nghiệp. Qua đó, còn cho nhà tuyển dụng đánh giá được sự nỗ lực, năng lực làm việc của bạn.
Kinh nghiệm làm việc (Work Experience): Trình bày ngắn gọn những công việc bạn đã làm trước đây có liên quan đến vị trí đang ứng tuyển. Ngoài việc cho nhà tuyển dụng thấy bạn là người có kinh nghiệm trong vị trí này, còn thể hiện được rằng bạn có khả năng đảm nhận vị trí công việc và đáp ứng được yêu cầu công việc của nhà tuyển dụng. Tuy nhiên nếu có quá nhiều kinh nghiệm làm việc trước đây, bạn chỉ nên liệt kê những công việc có liên quan mật thiết đến vị trí đang ứng tuyển. Hay trong trường hợp có ít hay thậm chí là chưa có kinh nghiệm làm việc, bạn có thể thay thế bằng các hoạt động xã hội, hoạt động tình nguyện. Và cho nhà tuyển dụng thấy bạn đã rút ra được những bài học, kinh nghiệm gì để áp dụng vào công việc tương lai.
Trình độ học vấn (Education): Trình bày bậc học cao nhất hiện tại của bản thân bằng việc tóm tắt quá trình học tập, bao gồm các thông tin như: tên trường, khóa học, chuyên ngành, thời điểm tốt nghiệp. Cũng như trình bày ngắn gọn những thông tin đáng chú ý khác như thành tích, giải thưởng, những dự án được tham gia,… có liên quan đến vị trí ứng tuyển. Ngoài ra, nếu bạn có tham gia những khóa học chuyên môn, nghiệp vụ có liên quan đến vị trí ứng tuyển thì cũng nên trình bày vào CV. Cho nhà tuyển dụng có thể đánh giá khách quan về trình độ học tập, năng lực làm việc, và các kiến thức chuyên ngành của bạn.
Kỹ năng liên quan (Skills): Trước hết, bạn cần phân biệt giữa kỹ năng mềm và kỹ năng cứng, rằng đâu là kỹ năng sẽ giúp bạn hoàn thành tốt các công việc trong tương lai. Bạn nên trình bày những kỹ năng có liên quan đến vị trí ứng tuyển và phù hợp với yêu cầu công việc của nhà tuyển dụng. Bởi lẽ thông qua các kỹ năng, nhà tuyển dụng có thể đánh giá được tiềm năng phát triển và khả năng làm việc của bạn. Vì vậy, việc trình bày các kỹ năng giúp bạn dễ chinh phục được nhà tuyển dụng và tăng khả năng được vào vòng trong hơn đấy!
Chứng chỉ và giải thưởng (Certifications, Awards): Đây là mục không bắt buộc phải có. Tuy nhiên, nếu bạn đạt được những thành tựu, giải thưởng có liên quan đến vị trí công việc ứng tuyển, bạn nên trình bày vào CV để gây được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng và tạo sự nổi bật so với những ứng viên khác nhé.
Tìm việc làm, tuyển dụng Nhân sự có thể bạn quan tâm:
– Chuyên viên Phát Triển Tổ Chức OD
– Nhân viên Quan hệ lao động – PR Nội bộ
III. Những lỗi thường gặp khi viết CV
1. Lỗi chính tả trong CV
Trong một bản CV hoàn chỉnh gửi đến nhà tuyển dụng không nên xuất hiện dù là một lỗi chính tả nhỏ. Bởi điều này sẽ khiến bạn trông thiếu chuyên nghiệp và thiếu sự tôn trọng đối với nhà tuyển dụng. Vì vậy, bạn nên dành ra một ít thời gian kiểm tra thật kỹ chính tả trước khi nộp CV để tránh mất thiện cảm từ nhà tuyển dụng nhé!
2. Câu văn giới thiệu sáo rỗng, cẩu thả
Khi nhà tuyển dụng đọc bản CV với những câu văn giới thiệu sáo rỗng, họ sẽ cảm thấy phí thời gian và không muốn tiếp tục đọc nữa. Điều đó sẽ làm CV của bạn bị bỏ qua và những thông tin nổi bật của bạn cũng khó được nhà tuyển dụng chú ý đến. Vì vậy, bạn nên chú ý đến cách dùng từ, ngữ pháp để câu văn mạch lạc và dễ hiểu hơn cho người đọc.
3. Liệt kê mọi kinh nghiệm trong CV
Với việc liệt kê mọi kinh nghiệm vào CV sẽ làm cho CV của bạn bị quá dài và làm cho nhà tuyển dụng không biết được đâu là kinh nghiệm nổi bật của bạn. Điều này vừa làm mất thời gian của nhà tuyển dụng khi đọc vừa không nắm được khả năng làm việc của bạn khi tiếp nhận vị trí công việc này. Vì vậy, bạn chỉ nên liệt kê những kinh nghiệm có liên quan đến vị trí ứng tuyển, cho nhà tuyển dụng thấy mình có đủ khả năng đảm nhận công việc và là lựa chọn thích hợp cho vị trí này.
4. Không chú trọng các kỹ năng đang có
Nếu bạn bỏ qua những kỹ năng đang có của bản thân chính là bạn đang tạo bất lợi cho chính mình. Bởi lẽ nếu là người không có kinh nghiệm thì thông qua những kỹ năng, nhà tuyển dụng mới có thể đánh giá được năng lực và tiềm năng phát triển của bạn. Vì vậy, hãy chú trọng việc trình bày các kỹ năng đang có, đặc biệt các kỹ năng có liên quan đến vị trí ứng tuyển nhé!
5. Mục tiêu nghề nghiệp xa rời thực tế
Nếu bạn đặt ra những mục tiêu nghề nghiệp không phù hợp với khả năng và xa rời thực tế, điều đó sẽ làm cho bạn cảm thấy mệt mỏi, áp lực khi không thể hoàn thành được mục tiêu đặt ra. Vì lẽ đó, bạn nên dựa vào yêu cầu công việc và khả năng của bản thân để đặt ra những mục tiêu vừa phù hợp với yêu cầu nhà tuyển dụng vừa phù hợp với năng lực làm việc của mình. Bên cạnh đó, với những mục tiêu mang tính thực tế giúp nhà tuyển dụng có đánh giá đúng nhất về năng lực của bạn.
6. Trình bày sơ xài, lộn xộn
Nếu bạn nghĩ việc trình bày một bản CV đơn giản và không cần chú trọng, thì đây chính là điểm trừ của bạn. Bởi từ cách bạn trình bày và sắp xếp những thông tin trên bản CV cũng cho nhà tuyển dụng thấy được tính nghiêm túc cũng như sự cẩn thận, tinh tế trong bước chuẩn bị ứng tuyển. Do đó, bạn nên sắp xếp các thông tin và mốc thời gian hợp lý để nhà tuyển dụng có thể nắm được những thông tin nổi bật và có cái nhìn tổng quát về bản CV. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh việc viết quá dài dòng sẽ dẫn đến thông tin quá nhiều và đôi khi không đúng trọng tâm nội dung mà mình muốn truyền đạt đến nhà tuyển dụng.
7. Viết CV xin việc tiếng Việt
Đôi khi việc viết CV bằng tiếng Việt cũng sẽ trở nên nhàm chán với nhà tuyển dụng, bởi họ chỉ nhận được những câu nói như: tôi có kỹ năng tiếng Anh, tôi có thể giao tiếp bằng tiếng Anh,… nhưng thực tế lại chưa cho họ thấy được kỹ năng thực sự của bạn. Vì vậy, nếu bạn biết và giỏi tiếng Anh thì hãy thể hiện nó ngay trong hồ sơ xin việc của mình. Thông qua một bản CV tiếng Anh chắc chắn rằng bạn sẽ thu hút nhà tuyển dụng ngay từ cái nhìn đầu tiên đấy nhé!
8. Lựa chọn hình ảnh không phù hợp
Hình ảnh trên CV cũng chính là một trong những điều khiến nhà tuyển dụng phải lưu tâm. Bởi lẽ, với một ánh nhìn thiện cảm sẽ giúp đôi bên tương tác và làm việc tốt hơn. Khi chèn hình ảnh vào CV, bạn nên lựa chọn ảnh phù hợp với vị trí ứng tuyển và nhìn thấy trực diện khuôn mặt. Với một gương mặt tươi tắn và rạng rỡ sẽ giúp bạn dễ gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng hơn đấy!
9. Không tạo được sự khác biệt, thu hút riêng
CV của bạn sẽ bị mờ nhạt hay thậm chí là biến mất giữa những hàng nghìn hồ sơ ứng tuyển bên ngoài. Bởi vì bản CV đó không tạo được sự khác biệt và thu hút riêng, nên việc tạo điểm nhấn cho CV là điều mà bạn nên lưu ý khi viết. Thông qua những từ khóa chính trong bảng yêu cầu công việc, bạn rút ra những kinh nghiệm, kỹ năng, mục tiêu phù hợp với tiêu chuẩn của bản thân để đưa vào CV của mình. Từ đó giúp bạn gây được ấn tượng tốt và dễ thuyết phục được nhà tuyển dụng, cho họ thấy được bạn chính là lựa chọn phù hợp.
10. Định dạng file CV
Trong những trường hợp bị lỗi định dạng file, đồng nghĩa với việc nhà tuyển dụng không thể xem được CV của bạn và không thể lựa chọn hồ sơ đấy vào vòng phỏng vấn. Vì vậy, hãy chú ý việc định dạng file CV. Nếu lựa chọn gửi CV qua email, bạn nên xuất ra file PDF để đảm bảo hiển thị không bị lỗi. Tránh việc sử dụng định dạng Word hoặc file thiết kế làm cho nhà tuyển dụng không mở được file hoặc bị lỗi font chữ khi xem CV của bạn nhé!
Xem thêm:
>> CV xin việc gồm những gì? Lưu ý khi viết CV giúp ghi điểm tuyệt đối>> Cách viết CV cho sinh viên chưa tốt nghiệp chuẩn, ấn tượng mạnh>> Cách viết CV xin thực tập cho các ngành tạo ấn tượng mạnh
Bạn vừa tìm hiểu về khái niệm CV là gì và những lỗi cần lưu ý khi viết để tránh mắc các sai lầm cũng như tạo sự chuyên nghiệp trong bản CV. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin thú vị và hữu ích. Đừng quên chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé!
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết CV là gì? Tổng hợp 10 lỗi thường gặp khi viết CV cần phải lưu ý do ivntalent.edu.vnsưu tầm. Mong rằng các bạn có những thông tin bổ ích nhé. Mọi thông tin khiếu nại về bản quyền vui lòng liên hệ contact để xử lý nhanh nhất nhé. Cảm ơn các bạn.