12 năm đi học phải chọn trường, lên đại học lại tất bật chọn ngành, đến khi đi làm lại đắn đo chọn lương hay chọn sếp, chọn đầu quân ở start – up, agency hay công ty lớn, muốn làm nhiều học nhiều hay làm ít học ít. Hàng ngàn sự lựa chọn được đặt ra, nhưng với câu hỏi chọn lương hay chọn sếp, với mìnhtrong 5 năm đầu đi làmthì mìnhCHỌN SẾP!
CHỌN SẾP QUAN TRỌNG VẬY SAO?
Mình từng đọc được ở đâu đó rằng:“Đời người có 3 thứ may mắn nhất, đó chính là đi học gặp được thầy tốt, đi làm gặp được người sếp tốt và lập gia đình gặp được người bạn đời tốt”.
Sếp ở đây là người trực tiếp quản lý bạn, là người có khả năng tác động tích cực hay tiêu cực đến lối suy nghĩ cũng như hành động của bạn. Vậy mới nói, trong những năm đầu sự nghiệp, sếp đóng yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến tư duy làm việc của đa số nhân sự sau này.
“SẾP TỐT” LÀ SẾP NHƯ THẾ NÀO?
Sếp không thả mình ra như con cá muốn bơi đi đâu thì bơi. Đến khi làm sai, kết quả thấp thì lại mắng nhưng làm sao để khắc phục thì sếp không có nói.
Sếp nhiều lúc chẳng mảy may quan tâm hôm nay “tụi nhân viên” nó mặc gì nhưng không ngần ngại cho bạn có cơ hội va chạm để học hỏi.
Sếp tốt là người thấy được năng lực của bạn, tìm cách giúp bạn phát huy được năng lực đó. Sếp sẽ giúp mở khóa mọi tiềm năng mà bạn có.
Sếp luôn phải đưa ra những feedback kịp thời. Luôn sẵn sàng đưa ra những đánh giá trung thực và những lời khuyên chân thành giúp bạn trở nên tiến bộ hơn.
Sếp luôn đối xử công bằng với mọi nhân viên trong bất kì hoàn cảnh nào.
NÓI THÌ HAY ĐÓ, NHƯNG LÀM SAO ĐỂ TÌM ĐƯỢC “SẾP TỐT”?
Thì bạn phải làm việc với một cái “tâm” thì mới tìm được Sếp có “tầm” được nha. Là làm việc toàn tâm toàn ý, hoàn thành các công việc như sếp đã kỳ vọng. Luôn theo dõi tiến độ để đảm bảo hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Khi đó, sự chăm chỉ, cố gắng làm việc của bạn sẽ mang về kết quả tốt và chắc chắn sẽ được sếp ghi nhận. Còn nếu bạn là người hay đi muộn, trễ deadline, nhắc nhở mới làm thì không được đâu nhen.
Mình may mắn vì trong 2 năm đi làm mình luôn gặp được những người sếp tốt. Sếp cho mình kiến thức, cho mình cơ hội, cho mình nền móng để phát huy năng lực. Đến giờ mình vẫn duy trì mối quan hệ với Sếp cũ. Khi ai có Job cần Sếp tìm người hộ, Sếp lại giới thiệu mình ngay.
Thế nhưng, Sếp tốt hay đồng nghiệp tốt cũng chỉ là ngoại lực. Nội lực của bạn mới là cái giúp bạn phát triển bền vững. Và lựa chọn thì không có đúng sai, chỉ có phù hợp với người này, chênh lệch với người khác. Quan điểm của mình là: Hiểu rõ bản thân mình muốn gì?
Nguồn: Hoai Ngoc Nguyen