Bạn đang theo dõi bài viết Digital Marketing là gì? Xu hướng, cơ hội nghề nghiệp và mức lương tại ivntalent.edu.vnBạn có thể truy cập nhanh bằng mục lục của bài viết để có thể xem thông tin mình cần nhanh chóng nhất nhé.
Trong thời đại số hiện nay, để có thể kéo doanh nghiệp đến gần hơn đến khách hàng thì không thể thiếu được Digital Marketing. Vậy ngành nghề này là gì? Liệu đây có phải xu hướng nghề nghiệp Marketing trong thời gian tới? Hãy cùng mình đi giải đáp các vấn đề trên thông qua bài viết dưới đây nhé!
I. Digital Marketing là gì?
Tiếp thị kỹ thuật số là thuật ngữ tiếng Việt của ngành Digital Marketing. Ngành digital marketing đã ra đời với nhiệm vụ liên hệ, quảng bá cho dịch vụ, sản phẩm cùng thương hiệu của một công ty, doanh nghiệp thông qua mạng Internet, nền tảng số và các thiết bị điện tử.
Digital marketing có vai trò quan trọng đối với ngành quảng cáo và tiếp cận khách hàng trên quy mô nền tảng số rộng lớn hiện nay. Hình thức này mang lại những sự tiện lợi như: tăng doanh số bán hàng, tiếp cận tập khách hàng lớn và dễ dàng, có thể thống kê chính xác và tiết kiệm chi phí.
Tin tuyển dụng có thể bạn quan tâm – tuyển dụng digital marketing:
– Chuyên viên Marketing Thế Giới Di Động
– Marketing Communication
– Nhân viên phát triển nội dung Bách Hoá Xanh
II. Một vài loại hình Digital Marketing
1. Advertising (quảng cáo)
Advertising trong digital marketing là loại hình đưa những hình ảnh về sản phẩm của doanh nghiệp đến với khách hàng qua mạng internet. Loại hình này thường sẽ sử dụng những hình thức như: PPC (nhấp chuột trả tiền), quảng cáo trên website qua banner, quảng cáo thông qua mạng xã hội.
2. Content Marketing
Đây là hình thức quảng cáo thông qua những bài đăng nội dung với mục đích gia tăng nhận diện thương hiệu, tiếp cận khách hàng tiềm năng. Content marketing thường được sử dụng thông qua các hình thức như: đăng tải những bài viết chuyên môn trên blog để gia tăng lượng truy cập, sử dụng Ebook để truyền đạt kiến thức lớn và áp dụng biểu đồ hay infographic.
3. Search Engine Optimization (SEO)
SEO là viết tắt của Search Engine Optimization hay còn được biết tới là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Đây là loại hình digital marketing phổ biến hiện nay nhằm tối ưu hóa các bài viết thông tin của trang web và đẩy nó lên trên đầu sau khi sử dụng công cụ tra cứu thông tin. Những cách thức triển khai SEO bao gồm On-page SEO, Off-page SEO, SEO Technical.
4. Email Marketing
Một trong những hình thức tiếp cận khách hàng của các doanh nghiệp có thể kể tới như việc sử dụng email marketing. Những email này sẽ dùng để thông báo về sự kiện khuyến mãi, giảm giá,…
5. Affiliate Marketing
Tiếp thị liên kết (Affiliate marketing) là hình thức quảng cáo qua các trang web khác nhau của người khác và trả cho họ thêm lợi nhuận từ chi phí hoa hồng. Với hình thức này, các công ty, doanh nghiệp có thể quảng cáo qua nền tảng như youtube hay đưa nội dung quảng cáo vào bài đăng trên mạng xã hội.
6. Social Media Marketing
Với sự phát triển cực nhanh và lớn mạnh của các mạng xã hội như Facebook, Tiktok, Instagram, việc áp dụng Digital Marketing trên những nền tảng này là điều cần thiết. Đây là những nền tảng giúp doanh nghiệp tiếp cận đối tượng khách hàng lớn, nhanh chóng và dễ dàng. Ngoài ra, chi phí quảng cáo cũng không quá cao và đa dạng về cách thức.
III. Các vị trí công việc và mức lương ngành Digital Marketing hiện nay
Dưới đây là mô tả công việc của các vị trí cùng mức lương thuộc ngành digital marketing hiện nay. Lưu ý, mức lương được chúng tôi đưa ra sẽ chỉ mang tính chất tham khảo và thay đổi dựa vào nhiều yếu tố khác nhau.
1. Content creator
Đây là vị trí đòi hỏi bạn phải thực hiện việc sản xuất nội dung phục vụ mục đích marketing trên các nền tảng số. Ngoài ra, bạn còn làm những công việc như lên kế hoạch phát triển và xây dựng nội dung cho website. Để làm được công việc này, các bạn phải có khả năng viết lách, giao tiếp, tương tác tốt và chịu được áp lực. Vị trí này hiện nay thường sẽ có mức lương rơi vào khoảng 7 – 12 triệu đồng/tháng.
2. SEO Manager
Các SEO manager sẽ là người làm việc với các content creator để lên kế hoạch sản xuất nội dung sao cho thông tin của doanh nghiệp được tối ưu nhằm đứng cao nhất có thể trên nhiều công cụ tìm kiếm khác nhau. Với công việc này, mức lương thường nằm trong khoảng 20 – 30 triệu đồng/ tháng.
3. Social Media Manager
Giống như cái tên, đây là vị trí quản lý các kênh mạng xã hội của một doanh nghiệp, công ty. Cụ thể hơn, quản lý của một kênh mạng xã hội sẽ có nhiệm vụ thiết lập kế hoạch, quản lý, đăng tải nội dung và hình ảnh của công ty lên các nền tảng này. Mức lương của một quản lý mạng xã hội sẽ giao động vào khoảng 7 – 15 triệu/ tháng.
4. Marketing Automation
Marketing automation là vị trí giúp các doanh nghiệp trong một công ty thống kê được các số liệu về lượng truy cập của người dùng đối với các sản phẩm trên nền tảng số. Hiện nay, nền tảng số mang lại rất nhiều hình thức giúp doanh nghiệp có thể thực hiện marketing. Do đó, cần có một vị trí cụ thể để tổng hợp thông tin dữ liệu về khách hàng từ nhiều nguồn khác nhau. Thu nhập của vị trí này cũng sẽ ở mức 15 – 20 triệu/ tháng
5. Thiết kế UX/UI
Để người dùng có thể dễ dàng tiếp cận các nội dung marketing của doanh nghiệp, họ cần phải thiết kế UX/UI hay còn được hiểu là giao diện người dùng của website. Chính vì thế, vị trí này sẽ có nhiệm vụ xây dựng, duy trì và phát triển giao diện sao cho phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp. Vị trí này sẽ cho mức lương 20 – 30 triệu đồng/ tháng
6. Copywriter
Giống như các content creator, công việc của copywriter cũng góp phần vào việc cho ra những sản phẩm về nội dung nhằm mục đích marketing cho doanh nghiệp. Cũng bởi vậy mức lương của họ cũng sẽ vào khoảng 7 – 12 triệu đồng/tháng.
IV. Kỹ năng cần có khi làm Digital Marketing
Khả năng theo kịp xu hướng: internet là môi trường rộng lớn và thay đổi từng giây. Mỗi một khoảnh khắc trôi qua, lại có một sự kiện mới thu hút cộng đồng mạng. Bởi vậy, để dễ dàng có được sự chú ý của nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, những người làm digital marketing cần liên tục cập nhật và bắt kịp xu hướng. Từ đó, họ có thể sử dụng chúng cho ý tưởng marketing của công ty hay doanh nghiệp mình đang làm.
Kỹ năng làm việc nhóm: để có thể thực hiện những dự án digital marketing, những nhân viên trong ngành này cần có khả năng làm việc nhóm tốt. Cùng với đó là kỹ năng giao tiếp, hợp tác với khách hàng. Điều này sẽ mang lại rất nhiều lợi thế cho công việc cũng như phát triển khả năng của bản thân.
Kỹ năng tin học văn phòng: digital marketing là ngành nghề đòi hỏi nhân viên thường xuyên phải tiếp xúc với máy tính và mạng internet. Bởi vậy, kỹ năng tin học văn phòng là yếu tố bắt buộc để làm được công việc này. Đôi khi, với khối lượng công việc lớn, người làm digital marketing cần phải thông thạo tin học văn phòng để xử lý công việc được nhanh chóng và hiệu quả.
Trình độ ngoại ngữ: không gian mạng là nơi không có biên giới, bởi vậy mà khả năng hiểu biết ngoại ngữ cũng là một trong những yếu tố cần phải có đối với một nhân viên digital marketing. Đôi lúc công việc yêu cầu bạn phải làm việc với người nước ngoài và tiếp cận với một sản phẩm có ngôn ngữ khác. Trong những trường hợp này, trình độ ngoại ngữ sẽ giúp ích rất nhiều.
Xem thêm:
– Ngành Digital Marketing – Kỹ năng, cơ hội việc làm và trường đào tạo
– 15 kỹ năng content marketing mà nhân viên content cần biết
– Các câu hỏi phỏng vấn nhân viên Digital Marketing thường gặp
Hy vọng bài viết đã mang lại cho bạn những thông tin hữu ích về ngành digital marketing. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, đừng quên chia sẻ cho những người xung quanh nếu bạn thấy nội dung bổ ích. Hẹn gặp lại ở những bài viết tiếp theo.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Digital Marketing là gì? Xu hướng, cơ hội nghề nghiệp và mức lương do ivntalent.edu.vnsưu tầm. Mong rằng các bạn có những thông tin bổ ích nhé. Mọi thông tin khiếu nại về bản quyền vui lòng liên hệ contact để xử lý nhanh nhất nhé. Cảm ơn các bạn.