Dược sĩ làm gì trong bệnh viện? Vai trò và công việc cụ thể

Bạn đang theo dõi bài viết Dược sĩ làm gì trong bệnh viện? Vai trò và công việc cụ thể tại ivntalent.edu.vnBạn có thể truy cập nhanh bằng mục lục của bài viết để có thể xem thông tin mình cần nhanh chóng nhất nhé.

Hiện nay, công việc dược sĩ luôn đòi hỏi nhu cầu cao về nhân lực. Nguyên nhân do sự thiếu hụt về số lượng dược sĩ trong mọi lĩnh vực của ngành y tế. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu và lựa chọn ngành nghề dược sĩ thì bạn cần phải biết một số thông tin về ngành nghề này. Dưới đây là vai trò và công việc cụ thể của một dược sĩ.

Dược sĩ làm gì trong bệnh viện? Vai trò và công việc cụ thể

I. Vai trò chung của Dược sĩ trong ngành y tế

Dược sĩ hay “thầy thuốc” là cách gọi của chung của Pharmacist trong tiếng Anh. Thuật ngữ này chỉ những người làm trong lĩnh vực y tế và có hiểu biết sâu về dược liệu. Dược sĩ là những người nghiên cứu, bào chế và phát triển các loại thuốc ở trong phòng thí nghiệm. Bên cạnh đó, họ còn hành nghề bán, cung cấp các loại thuốc theo đơn và theo dõi quá trình điều trị bằng thuốc của bệnh nhân.

 Vai trò chung của Dược sĩ trong ngành y tế

Ngày nay, vai trò của dược sĩ càng trở nên quan trọng và có ý nghĩa. Ví dụ dễ thấy nhất cho vai trò của nghề dược sĩ là khả năng nghiên cứu để điều chế ra các loại vaccine và thuốc đặc trị đối phó với sự ra đời và phát triển của nhiều loại bệnh nguy hiểm.

II. Mô tả công việc của dược sĩ chi tiết nhất

1. Vai trò, công việc của dược sĩ tại bệnh viện

Tại các đơn vị bệnh viện, vai trò của dược sĩ hết sức quan trọng và khó có thể thay thế. Họ thường phụ trách việc phân phát thuốc cũng như theo dõi quá trình điều trị cho từng bệnh nhân, bên cạnh các bác sĩ – người vai trò chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị. Điều này yêu cầu người dược sĩ phải có kiến thức sâu rộng về cả về tên thuốc lẫn công dụng để có thể đề xuất thuốc điều trị cho bệnh nhân một cách chính xác.

Tại các bệnh viện hiện nay, dược sĩ có thể đảm nhiệm những công việc như sau: Tham gia thử nghiệm các loại thuốc lâm sàng giúp đảm bảo chất lượng; Áp dụng các kỹ thuật để đánh giá chính xác tác động của thuốc đối với người bệnh; Phối hợp với bác sĩ để đưa ra đơn thuốc, kê toa phù hợp nhất cho người bệnh,…

Ngoài ra, dược sĩ có thâm niên và trình độ chuyên môn cao có thể phụ trách hướng dẫn cho dược sĩ thực tập tại bệnh viện về kỹ năng làm việc cũng như các kiến thức về thuốc, quy trình thăm hỏi bệnh nhân,… Họ cũng sẽ là người phối hợp với các phòng ban khác để lập kế hoạch dùng thuốc điều trị cho từng nơi dược sĩ công tác.

2. Vai trò, công việc của dược sĩ tại nhà thuốc bán lẻ

Tại các nhà thuốc, cửa hàng dược phẩm, dược sĩ giữ vai trò phân phối và buôn bán thuốc cho khách hàng dựa theo đơn thuốc. Bên cạnh đó, họ còn lắng nghe, tư vấn và hướng dẫn cho khách hàng về công dụng cũng như cách sử dụng các loại thuốc. Công việc này đòi hỏi các dược sĩ phải nắm vững kiến thức chuyên ngành và thành thạo các kỹ năng giao tiếp bán thuốc.

Công việc mà các dược sĩ phải làm tại các nhà thuốc bán lẻ bao gồm: phân phối và quản lý thuốc tại nhà thuốc tư nhân, tiến hành kiểm tra và giám sát chất lượng sản phẩm tại các trung tâm kiểm nghiệm dược phẩm. Bên cạnh đó, dược sĩ cũng có thể làm việc cho các phòng ban, đơn vị marketing dược phẩm hoặc cơ sở quản lý dược, kiểm tra chất lượng, nghiên cứu thuốc mới.

Xem thêm:Điều kiện và thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề dược mới nhất

Mô tả công việc của dược sĩ chi tiết nhất

3. Vai trò, công việc của dược sĩ chuyên nghiên cứu

Với bối cảnh dịch bệnh hiện nay, các dược sĩ chuyên nghiên cứu giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong ngành. Họ chính là những người tham gia trực tiếp vào quá trình nghiên cứu, bào chế các loại thuốc mới. Cùng với đó, họ còn phải tiến hành các phép thử nghiệm, giám sát quá trình sản xuất thuốc tại các nhà máy, xí nghiệp dược. Với một công việc vô cùng đặc thù như vậy, các dược sĩ chuyên nghiên cứu phải thật sự am hiểu về các loại bệnh và quy trình điều chế, công dụng của dược phẩm. Ngoài ra, họ còn cần phải có sự kiên trì, nhẫn nại và yêu thích công việc nghiên cứu thuốc.

Những dược sĩ chuyên nghiên cứu sẽ đảm nhiệm các công việc cụ thể như: Đề xuất ý tưởng, kế hoạch sản xuất các loại thuốc mới cho cấp trên xem xét và đưa ra quyết định phù hợp, phê duyệt nếu khả thi; Tiến hành chọn lựa nguyên liệu phù hợp để chế biến dược phẩm; Tham gia giám sát, xử lý các vấn đề trong quá trình sản xuất thuốc,…

III. Một số câu hỏi về ngành Dược sĩ thường gặp

1. Dược sĩ có thể làm việc tại những đâu?

Một dược sĩ có thể tìm việc làm ở nhiều nơi, miễn là thuộc phạm vi lĩnh vực y tế – chăm sóc cộng đồng. Tùy vào chuyên môn, dược sĩ có thể chọn lựa địa điểm làm việc phù hợp cho mình. Một số vị trí mà dược sĩ có thể tìm việc làm như: làm việc tại bệnh viện, hoặc các cơ sở y tế, trung tâm kiểm nghiệm, quản lý của Nhà nước về dược; làm giảng viên tại các trường đào tạo lĩnh vực Y dược; tự kinh doanh quầy thuốc tư nhân hoặc làm việc cho hệ thống nhà thuốc, cửa hàng dược phẩm,…

Hiện nay, các cơ sở, tổ chức hay công ty trong lĩnh vực Dược luôn cam kết về một môi trường làm việc chuyên nghiệp, nơi mà nhân viên được trao cho điều kiện và cơ hội thể hiện năng lực chuyên môn của mình. Các bệnh viện, cơ sở y tế lớn hoặc thuộc cấp Nhà nước đã và đang có nhiều chính sách, tốt dành cho các dược sĩ. Ngoài ra, việc nghiên cứu bào chế thuốc tại các trung tâm sản xuất sẽ có rủi ro nhiều hơn về sức khỏe khi phải tiếp xúc trực tiếp với các loại virus, bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, phúc lợi và mức lương khi làm ở vị trí này luôn là rất lớn, xứng đáng cho bạn cân nhắc nếu thực sự yêu thích.

Tìm việc làm, tuyển dụng ngành dược có thể bạn quan tâm:

– Dược sĩ bán thuốc An Khang

– Thực tập sinh ngành dược

Một số câu hỏi về ngành Dược sĩ thường gặp

2. Mức lương của dược sĩ làm việc tại bệnh viện là bao nhiêu?

Các mức lương của dược sĩ thường sẽ được chia theo vị trí và nơi làm việc. Dưới đây là một vài mức lương của ngành dược sĩ mà bạn có thể tham khảo. Lưu ý, mức lương mà bài viết cung cấp chỉ mang tính chất tham khảo. Lương thực tế mà dược sĩ nhận được sẽ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm làm việc, đơn vị công tác hay vị trí công việc,…

– Đối với sinh viên mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm thì mức lương sẽ dao động trong khoảng từ 5 – 8 triệu đồng/ tháng.

– Đối với những bạn tốt nghiệp Cao đẳng và làm việc tại các công ty, doanh nghiệp sản xuất dược phẩm, bệnh viện tư nhân thì mức lương có thể dao động trong khoảng từ 10 – 15 triệu đồng/ tháng. Mức lương này có thể lên đến 20 – 40 triệu đồng/ tháng với những cử nhân tốt nghiệp Đại học.

– Riêng với dược sĩ đang làm việc tại các cơ sở ý tế, bệnh viện thuộc Nhà nước thì mức lương sẽ rơi vào tầm 5 – 9 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên con số này sẽ tăng theo thâm niên và kinh nghiệm thực tế khi làm việc.

– Ngoài ra, với các dược sĩ mở cửa hàng kinh doanh tự do thì mức thu nhập sẽ tùy thuộc vào nhiều yếu tố như quy mô cửa hàng, vị trí buôn bán,… Thu nhập của họ có thể lên đến 40 triệu đồng/tháng.

3. Học Dược sĩ mấy năm? Học Dược sĩ có khó không?

Các cấp độ học dược sĩ hiện nay bao gồm: dược sĩ Đại học, dược sĩ Cao đẳng và dược sĩ Trung cấp. Thời gian học tương ứng sẽ là 5 năm đối với bậc Đại học và 3 năm đối với hệ Cao đẳng. Tuy nhiên, với dược sĩ hệ trung cấp, thời gian hoàn thành chương trình học còn tùy thuộc vào trình độ học vấn như:

– Tốt nghiệp THCS thì thời gian đào tạo là 3 năm.

– Tốt nghiệp THPT hoặc học hết THPT nhưng chưa tốt nghiệp thì thời gian đào tạo là 2 năm.

Mức độ khó của việc học dược sĩ tùy thuộc vào khả năng học tập của từng người và chất lượng đào tạo của từng cơ sở dạy học. Tuy nhiên, việc học dược sĩ luôn đòi hỏi người học phải có những tố chất như sự chăm chỉ, tư duy logic, khả năng ghi nhớ tốt và mức độ tập trung cũng như kiên nhẫn cao.

Xem thêm:

Dược sĩ chuyên khoa 1 là gì? Yêu cầu về năng lực, trình độ chuyên môn

– Dược sĩ lâm sàng là gì? Vai trò của dược sĩ lâm sàng bệnh viện

– Dược tá là gì? Nên theo đuổi ngành dược tá hay dược sĩ

Hy vọng bài viết đã mang lại cho bạn những thông tin hữu ích về vai trò và công việc của một dược sĩ. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, đừng quên chia sẻ cho những người xung quanh nếu bạn thấy nội dung bổ ích. Hẹn gặp lại ở những bài viết tiếp theo.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Dược sĩ làm gì trong bệnh viện? Vai trò và công việc cụ thể do ivntalent.edu.vnsưu tầm. Mong rằng các bạn có những thông tin bổ ích nhé. Mọi thông tin khiếu nại về bản quyền vui lòng liên hệ contact để xử lý nhanh nhất nhé. Cảm ơn các bạn.