Employer Branding là gì? Cách xây dựng Employer Brand hiệu quả

Bạn đang theo dõi bài viết Employer Branding là gì? Cách xây dựng Employer Brand hiệu quả tại ivntalent.edu.vnBạn có thể truy cập nhanh bằng mục lục của bài viết để có thể xem thông tin mình cần nhanh chóng nhất nhé.

Môi trường việc làm tìm kiếm và cung cấp việc làm hiện nay rất phong phú, đều có sự chủ động từ 2 phía nhà tuyển dụng và người tìm việc. Để thu hút được nhiều ứng viên cũng như dễ dàng tìm được ứng viên ưu tú, việc xây dựng Employer Brand cho doanh nghiệp sẽ góp một phần vào quá trình tuyển dụng. Vậy Employer Branding là gì và xây dựng Employer Brand như thế cho hiệu quả thì hãy cùng mình đọc qua bài viết này nhé!

Employer Branding là gì? Cách xây dựng Employer Brand hiệu quả

I. Employer Branding là gì?

1. Khái niệm

Employer Brand được hiểu là “Thương hiệu nhà tuyển dụng” – là tất cả những gì gây ấn tượng với người khác về doanh nghiệp, có thể kể đến như môi trường làm việc, văn hóa làm việc tại công ty giúp đưa doanh nghiệp đến gần hơn với cộng đồng. Thương hiệu doanh nghiệp càng lớn, càng phổ biến sẽ thu hút càng nhiều ứng viên mong muốn được làm việc tại doanh nghiệp.

Và Employer Branding là những hoạt động mà doanh nghiệp sẽ thực hiện để quảng bá, truyền tải thông điệp với mục tiêu xây dựng nên thương hiệu doanh nghiệp, gây ấn tượng với cộng đồng đặc biệt là những ứng cử viên.

Có thể bạn quan tâm: HR là gì?

2. Lợi ích khi có Employer Brand mạnh

Employer Brand tạo nên sự khác biệt, sức cạnh tranh cho mỗi nhà tuyển dụng. Hiện nay thị trường việc làm đã thay đổi rất nhiều, trở nên cạnh tranh hơn không chỉ giữa những ứng viên mà còn giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. Nhu cầu việc làm của ứng viên bắt đầu có nhiều so sánh, nhà tuyển dụng có thương hiệu càng lớn sẽ càng được ưu tiên giữa nhiều sự lựa chọn. Đối với những nhân viên nội bộ, sẽ hạn chế được việc xuất hiện vị trí “trống” do họ sẽ luôn coi trọng nơi làm việc có văn hóa tốt và cơ hội thăng tiến cao.

3. Phân biệt với Company Brand

Company Brand được hiểu là thương hiệu doanh nghiệp. Đây là những gì gây ấn tượng thu hút với tất cả mọi người nói chung bao gồm đối tác, khách hàng, cộng đồng,… về chiến lược marketing, sản phẩm, hình ảnh. Từ đó giúp cho mọi người nhớ về nét đặc trưng của doanh nghiệp. Còn Employer Brand sẽ có sự thu hút đặc biệt với ứng cử viên, là những người chỉ quan tâm đến cách thức ứng tuyển, quy trình phỏng vấn, môi trường làm việc,…

Tìm việc làm, tuyển dụng Nhân sự có thể bạn quan tâm:

Nhân viên HR Data Analyst/ HR Data Admin

Nhân viên Employer Branding (Talent Acquisition)

II. Tầm quan trọng của Employer Brand

Employer Brand đi kèm với văn hóa làm việc tại doanh nghiệp – giúp thu hút nhiều ứng cử viên cho một vị trí, do đó, nhà tuyển dụng không phải mất quá nhiều chi phí cho việc tuyển dụng. Những công ty sở hữu thương hiệu nhà tuyển dụng lớn sẽ giữ chân được rất nhiều nhân viên, hạn chế tỷ lệ nghỉ việc. Bên cạnh đó, những ứng cử viên sẽ rất khao khát để có được vị trí tại doanh nghiệp mà cẩn thận, tỉ mỉ và cố gắng biểu hiện những gì tốt nhất có thể, giúp cho quá trình tuyển dụng tại doanh nghiệp nhanh chóng và hiệu quả hơn.

III. Bộ phận chịu trách nhiệm Employer Branding

Nói đến tuyển dụng thì có thể suy nghĩ đầu tiên của bạn sẽ liên quan đến bộ phận nhân sự. Đúng như vậy, bộ phận nhân sự sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc Employer Branding với công việc thiết lập sự liên kết một cách phù hợp giữa nhân viên và chính sách công ty. Bên cạnh đó còn có sự đóng góp của những bộ phận khác:

– Cấp lãnh đạo: Họ là người chịu trách nhiệm về những vấn đề quan trọng của công ty, vì thế họ là người đặt ra giá trị của công ty để tất cả nhân viên tuân theo, xây dựng nền tảng cho công ty.

– Trưởng các phòng ban: Lãnh đạo, quản lý, đào tạo kỹ năng và hỗ trợ nhân viên cấp dưới góp phần tạo môi trường làm việc thân thiện và hiệu quả cho từng phòng ban. Điều này giúp tạo sự gần gũi, không còn khoảng cách giữa cấp trên và nhân viên, thúc đẩy tinh thần làm việc.

– Đội marketing, truyền thông: bộ phận này giúp đưa hình ảnh, hoạt động, con người trong công ty truyền bá đến mọi người với mục đích cho mọi người hiểu hơn về văn hóa làm việc tại doanh nghiệp.

IV. Xây dựng Employer Branding theo tư duy Marketing

1. Xác định mục tiêu cho chiến lược

Trước khi làm một việc gì cũng cần đặt ra mục tiêu chiến lược cụ thể để có định hướng đúng đắn. Một số mục tiêu phổ biến cho Employer Branding là: thu hút nhiều đơn xin việc, ứng viên chất lượng cao, nâng cao nhận thức về thương hiệu nhà tuyển dụng, tăng tỉ lệ chấp nhận thỏa thuận từ nhà tuyển dụng,…

2. Xây dựng chân dung ứng viên

Cần liệt kê những tính cách, kỹ năng mà một ứng viên cần đáp ứng để phù hợp với vị trí tuyển dụng. Bên cạnh đó, cần phải xem xét mục tiêu nghề nghiệp của ứng viên như thế nào sẽ phù hợp với công ty.

3. Xác định EVP cụ thể:

EVP là từ viết tắt của Employee Value Propositions – định vị giá trị nhân sự của doanh nghiệp – đây là lợi thế cạnh tranh của thương hiệu nhà tuyển dụng giúp làm nổi bật nhà tuyển dụng, tăng mức cạnh tranh với những nhà tuyển dụng khác. EVP bao gồm 5 yếu tố chính: Chính sách đãi ngộ, chế độ lương thưởng, sự nghiệp, môi trường làm việc, văn hóa doanh nghiệp.

4. Xác định kênh quảng bá:

Khi mọi thứ đã được xác định rõ ràng từ mục tiêu đến EVP, việc tiếp theo sẽ là đưa ra thị trường. Việc chọn kênh quảng bá để dễ dàng tiếp cận những ứng cử viên một cách đúng đắn sẽ giúp nhà tuyển dụng tiết kiệm được chi phí và đúng “điểm chạm”. Cách thức tiếp cận: mạng xã hội, website tuyển dụng, đăng quảng cáo, từ những nhân viên công ty, hội thảo, tuyển dụng inbound, quản lý quan hệ ứng viên, quy trình ứng tuyển.

5. Đo lường hiệu quả Employer Branding

Công cụ đo lường hiệu quả dựa trên những mục tiêu xây dựng chiến lược đề ra từ đầu. Việc đánh giá dựa trên những yếu tố lượt ứng tuyển, lượt xem, thời gian tuyển dụng, chất lượng ứng viên,… thông qua những số liệu cụ thể. Đồng thời, cần tham khảo những mục tiêu của thị trường bên ngoài để chắc chắn rằng doanh nghiệp đang theo kịp thị trường thì mới có thể tăng sức cạnh tranh.

V. 10 lưu ý giúp chiến lược Employer Branding thành công

– Phân tích và khai thác văn hóa doanh nghiệp: Đầu tiên, cần phân tích doanh nghiệp một cách rõ ràng để biết được thế mạnh của công ty cạnh tranh với những doanh nghiệp khác trên thị trường.

– Triển khai chiến lược nội dung rõ ràng: Dựa vào phân tích, xây dựng cho doanh nghiệp chiến lược cụ thể để làm nổi bật lên những thế mạnh, dễ dàng thu hút được những ứng cử viên đồng thời giúp nâng cao vị thế thương hiệu lên một tầm mới.

– Đầu tư vào đào tạo và phát triển nhân lực: Dựa vào những gì đã phân tích, chọn được đối tượng phù hợp cho doanh nghiệp, nhà tuyển dụng phải bắt tay vào việc đào tạo nhân viên do nguồn lực mới sẽ không có nhiều kinh nghiệm. Việc đào tạo nhân nhiên từ con số 0 sẽ giúp nhân viên tiếp thu những văn hóa doanh nghiệp một cách dễ dàng và sẽ phát triển nhân lực theo đúng hướng.

– Tận dụng nguồn lực nhân sự của doanh nghiệp: Bằng cách tận dụng những mối quan hệ từ những nhân viên trong công ty, họ sẽ không phải là người chuyên nghiệp nhưng sẽ có thể dựa vào uy tín của họ mà thu hút được ứng viên dễ dàng.

– Xây dựng quy trình tuyển dụng nhân sự rõ ràng: Quy trình tuyển dụng phổ biến hiện nay diễn ra như sau: nộp hồ sơ, phỏng vấn sơ bộ, phỏng vấn chuyên môn, xử lý tình huống. Việc chia thành từng phần sẽ giúp cho nhà tuyển dụng đánh giá được nhân viên và lựa chọn đúng đắn.

– Xây dựng lộ trình thăng tiến cho nhân viên: Việc hoạch định được lộ trình thăng tiến rõ ràng cho nhân viên, họ sẽ có hình dung về công việc rõ ràng và biết cách thăng tiến tại công ty. Từ đó, nhân viên sẽ có nhiều động lực và biết bản thân mình cần làm những gì.

– Thiết lập cổng thông tin nội bộ: Việc thiết lập giúp cho nhân viên trong công ty dễ dàng truyền tải và tiếp nhận thông tin. Họ sẽ dễ dàng trong việc cập nhật thông tin và thực hiện chúng cũng như có thể chia sẻ những ý kiến đóng góp một cách thoải mái.

– Đầu tư và tận dụng mạng xã hội: Hiện nay mạng xã hội đang được dùng rất phổ biến bởi tất cả mọi người và gần như trở thành thói quen trong đời sống. Mạng xã hội vô cùng tiện dụng và ứng cử viên sẽ có xu hướng chọn kênh mạng xã hội để tìm kiếm việc theo đúng ý muốn thay vì tìm giữa hàng loạt công việc.

– Xây dựng môi trường làm việc hiện đại, thoải mái: Phần lớn những nhân viên văn phòng sẽ rất có sở thích với những nơi làm việc đẹp mắt và không gian thoải mái. Không gian làm việc chiếm một phần không nhỏ trong việc thu hút nhân viên, thậm chí có những ứng viên đến với nhà tuyển dụng chỉ vì văn phòng đẹp mắt và đầy đủ tiện ích.

– Không bỏ qua khía cạnh content: “Cái gì không biết thì tra Google”, Google hiện nay như bạn của tất cả mọi người. Do đó, việc sử dụng content lên top giúp rút ngắn khoảng cách giữa người tìm kiếm và bài đăng tuyển dụng.

Xem thêm:

Seeding là gì? Cách triển khai chiến dịch Seeding đạt hiệu quả

Recruiter là gì? Sự khác biệt giữa một Headhunter và Recruiter

Lập trình viên là gì? Tố chất để trở thành lập trình viên thành công

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp các bạn hiểu thêm Employer Branding và cách xây dựng Employer Brand. Nếu bạn thấy bài viết hay và bổ ích, để lại bình luận bên dưới và đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Employer Branding là gì? Cách xây dựng Employer Brand hiệu quả do ivntalent.edu.vnsưu tầm. Mong rằng các bạn có những thông tin bổ ích nhé. Mọi thông tin khiếu nại về bản quyền vui lòng liên hệ contact để xử lý nhanh nhất nhé. Cảm ơn các bạn.