Học dược sĩ: Triển vọng nghề nghiệp và hướng phát triển tương lai

Bạn đang theo dõi bài viết Học dược sĩ: Triển vọng nghề nghiệp và hướng phát triển tương lai tại ivntalent.edu.vnBạn có thể truy cập nhanh bằng mục lục của bài viết để có thể xem thông tin mình cần nhanh chóng nhất nhé.

Ngày nay, khi mức thu nhập con người tăng cao thì nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cũng được quan tâm, chú ý hơn. Vì thế, ngành Dược đang là một trong số những ngành học với cơ hội việc làm rộng mở, mức lương cao. Vậy liệu học dược sĩ có tương lai không? Triển vọng của ngành này như thế nào? Hãy cùng tham khảo ở bài viết này nhé!

Học dược sĩ: Triển vọng nghề nghiệp và hướng phát triển tương lai

I. Triển vọng của ngành Dược năm 2022 và tương lai

Trong tương lai, Việt Nam được xếp vào nhóm nước có dân số già hóa nhanh. Ước tính đến năm 2025, nước ta có khoảng 9,5% dân số trên 65 tuổi. Vì thế, tiềm năng của ngành chăm sóc sức khỏe nói chung và ngành Dược nói riêng ngày càng rộng mở.

Thêm vào đó, thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam ngày càng cao, góp phần thúc đẩy việc chi tiêu cũng như nhu cầu chăm sóc sức khỏe được quan tâm rất cao. Chỉ tính năm 2020, tỷ lệ chi tiêu của người dân Việt Nam cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe đã tăng theo chiều hướng tích cực, trong khoảng từ 13 đến 24 tỷ đô la Mỹ. Theo thống kê, mức độ chi tiêu thuốc bình quân đầu người ở nước ta vào năm 2017 tăng mạnh từ 38 USD lên 56 USD mỗi người. Đồng thời, đến năm 2025, con số này được dự đoán sẽ tăng ít nhất 14% mỗi năm.

Triển vọng của ngành Dược năm 2022 và tương lai

Dư địa nước ta tăng trưởng dồi dào kết hợp cùng ý thức bảo vệ sức khoẻ của người dân đã góp phần thúc đẩy ngành Dược ở nước ta tăng trưởng đáng kể. Cụ thể, năm 2017, ngành Dược đạt mức tăng 11%, tỷ lệ bình dự bình trong giai đoạn 2018-2021 đạt mức 11,4%.

Việc làm, tuyển dụng ngành dược có thể bạn quan tâm:

– Nhân viên Kho Nhà Thuốc An Khang

– Thực tập sinh ngành dược

II. Nhu cầu về nhân lực ngành Dược trong tương lai

Theo thống kê mới nhất của Cục quản lý Dược, tỷ lệ dược sĩ hiện nay của nước ta chỉ đạt khoảng 1.19/10.000 người. Vì thế, ngành Dược đang đối mặt với nguy cơ thiếu nhân lực trầm trọng.

Thêm vào đó, tình trạng này càng trở nên nghiêm trọng hơn khi những công ty dược nước ngoài đang bắt đầu tiến vào thị trường Việt Nam. Đặc biệt, ngành Y nước ta vẫn đang khan hiếm nguồn nhân lực chất lượng cao do số lượng người sở hữu bằng Cử nhân trở lên chỉ đạt 19%, trong đó có 1,21% tiến sĩ và 1,73 thạc sĩ dược học. Mặc dù số lượng đào tạo mỗi năm không hề thấp nhưng số lượng các dược sĩ chọn làm việc ở các bệnh viện, cơ sở y tế vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu của thị trường. Những lý do này càng khiến cơ hội việc làm của người cử nhân ngành Dược trở nên rộng mở hơn bao giờ hết.

Nhu cầu về nhân lực ngành Dược trong tương lai

Khi lựa chọn học ngành Dược, bạn có thể lựa chọn những công việc sau đây khi tốt nghiệp:

Nghiên cứu và tiến hành những thí nghiệm lâm sàng (CRA): Phụ trách tham gia nghiên cứu để đánh giá tác dụng của thuốc, thiết bị y tế hay một phương pháp điều trị mới. Mức lương của vị trí này rơi vào khoảng 30.000 – 50.000 USD.

Nghiên cứu và kiểm nghiệm thuốc: Chịu trách nhiệm kiểm tra độ hiểu quả của thuốc nhằm tìm ra các tác dụng phụ, chỉ định và chống chỉ định của thuốc với mức lương nằm ở khoảng 8 – 15 triệu đồng.

Sản xuất thuốc: Đây là vị trí có mức lương phụ thuộc vào chức vụ cụ thể trong công ty sản xuất thuốc. Với công việc này, bạn có vai trò tham gia vào các khâu trong quá trình sản xuất thuốc và dược phẩm, hoàn thiện báo cáo và hồ sơ dược phẩm.

Trình dược viên: Chọn công việc trình dược viên, bạn có nhiệm vụ giới thiệu, giải thích sản phẩm, tác dụng và cách sử dụng đến các bác sĩ, nhà thuốc hoặc bệnh nhân. Khi công tác ở vị trí này, bạn có thể nhận được mức lương dao động từ 7- 20 triệu đồng.

Dược sĩ lâm sàng: Dược sĩ lâm sàng là nhân viên y tế đặc biệt, có nhiệm vụ trao đổi trực tiếp với bác sĩ, chuyên gia y tế hay bệnh nhân nhằm hướng dẫn, tư vấn cách sử dụng thuốc an toàn và đạt hiệu quả tối đa. Đây là vị trí với mức lương dao động từ 8 – 20 triệu đồng.

Dược tá: Đây là vị trí phụ trách công việc bán thuốc ở các trạm y tế, công nhân dược, trợ lý cho dược sĩ cấp cao hơn,… với mức lương trong khoảng 7 – 12 triệu đồng.

Một điều bạn cần lưu ý rằng những mức lương nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo, có thể dao động tuỳ thuộc vào công việc cụ thể mà mỗi người đảm nhận.

III. Thách thức, khó khăn khi theo đuổi ngành Dược

Ngành Dược đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách. Cụ thể, số lượng thuốc được sản xuất trong nước còn khá hạn chế và phải phụ thuộc nhiều vào nguồn cung đến từ nước ngoài. Mỗi năm, Việt Nam phải bỏ ra hàng tỷ USD để nhập khẩu thuốc chữa bệnh và nguyên liệu dùng để sản xuất thuốc. Vì thế, các ban ngành quản lý của Nhà nước cần sớm tìm ra giải pháp giúp nâng cao mảng sản xuất thuốc, cung ứng đầy đủ và kịp thời cho nhu cầu sử dụng trong nước cũng như xuất khẩu. Muốn thực hiện được điều này, những người làm ngành Dược cần sở hữu kiến thức bao quát, sâu rộng để có thể đáp ứng được các tiêu chí cần thiết cũng như hiểu rõ quá trình sản xuất thuốc.

Hơn hết, điểm yếu dễ nhận thấy trong sản xuất thuốc ở nước ta chính là Việt Nam mới chỉ sản xuất thuốc thiết yếu theo công nghệ bào chế đơn giản, chưa áp dụng được các công nghệ tiên tiến, tối tân như các nước khác. Thực tế, công nghệ sản xuất dược phẩm ở nước ta chỉ nằm ở trình độ trung bình, hàm lượng kỹ thuật còn thấp và ít có các dạng bào chế công nghệ cao. Vì thế, Việt Nam cần chú trọng nâng cao công nghệ tiên tiến, các thiết bị hiện đại để có thể cải thiện hiệu suất sản xuất thuốc, góp phần cạnh tranh với các nước khác.

Thách thức, khó khăn khi theo đuổi ngành Dược

Một điều cần lưu ý khác chính là công nghệ hóa dược ở nước ta còn chưa phát triển mạnh, thiếu các vùng chuyên sản xuất dược liệu mặc dù điều kiện đất đai, khí hậu chiếm nhiều ưu thế. Điều này khiến năng lực cạnh tranh của nước ta khá yếu trong khi Việt Nam mở cửa thị trường, thuế nhập khẩu nội khối 0%. Nhà nước và các Sở, ban ngành liên quan cần tập trung khai thác và xây dựng các khu, vùng chuyên sản xuất dược liệu nhằm phục vụ cho công tác điều chế, sản xuất và thử nghiệm thuốc. Tránh cho việc phải phụ thuộc quá nhiều vào nguồn cung nước ngoài, dễ bị ảnh hưởng bởi phí nhập khẩu, biến động tỷ giá, nguồn hàng cung ứng không đủ,…

Ngoài ra, việc thiếu hụt nguồn nhân lực cũng là một yếu tố khiến ngành Dược ở nước ta vẫn chưa thể cạnh tranh được với các nước trên thế giới. Hiện nay, ngành Dược đặt ra rất nhiều yêu cầu cao đối với người theo đuổi cả về trình độ, kỹ năng lẫn đạo đức nghề nghiệp. Vì thế, những ai muốn theo đuổi và làm việc trong ngành này cần trang bị nhiều kỹ năng, kiến thức về cả lý thuyết lẫn thực hành nhằm đáp ứng được nhu cầu việc làm cũng như có đủ khả năng ứng biến với nhiều tình huống bất ngờ có thể xảy ra. Thêm vào đó, các cơ quan, tổ chức ngành Dược cũng cần thường xuyên tổ chức huấn luyện, đào tạo để tăng kỹ năng, kinh nghiệm chuyên môn cho cán bộ nhân viên y tế.

Xem thêm:

– Dược sĩ chuyên khoa 1 là gì? Yêu cầu về năng lực, trình độ chuyên môn

– Dược sĩ hạng 3 là gì? Tiêu chuẩn, nhiệm vụ của dược sĩ hạng 3

– Điều kiện và thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề dược mới nhất

Hy vọng bài viết mang lại cho bạn những thông tin bổ ích về tương lai và triển vọng của nghề dược sĩ. Nếu bạn cảm thấy bài viết này hữu ích, đừng quên chia sẻ cho nhiều người hơn nhé. Hẹn gặp lại bạn ở bài viết khác!

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Học dược sĩ: Triển vọng nghề nghiệp và hướng phát triển tương lai do ivntalent.edu.vnsưu tầm. Mong rằng các bạn có những thông tin bổ ích nhé. Mọi thông tin khiếu nại về bản quyền vui lòng liên hệ contact để xử lý nhanh nhất nhé. Cảm ơn các bạn.