Học kiểm toán ra làm gì? Cơ hội thăng tiến hiện nay

Bạn đang theo dõi bài viết Học kiểm toán ra làm gì? Cơ hội thăng tiến hiện nay tại ivntalent.edu.vnBạn có thể truy cập nhanh bằng mục lục của bài viết để có thể xem thông tin mình cần nhanh chóng nhất nhé.

Ngành kiểm toán đóng một vai trò to lớn trong việc xác minh tính trung thực của báo cáo tài chính doanh nghiệp. Đây cũng là một ngành gắn liền với kế toán, hay người ta còn gọi với cái tên kế – kiểm. Vậy thì học kế toán ra làm gì? Mức lương và cơ hội thăng tiến hiện nay như thế nào?

Học kiểm toán ra làm gì? Cơ hội thăng tiến hiện nay

I. Tổng quan về ngành kiểm toán

Kiểm toán là công việc xác minh tính minh bạch, trung thực về tình hình tài chính của doanh nghiệp qua các giấy tờ như báo cáo tài chính. Cụ thể, báo cáo tài chính gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo thu nhập, báo cáo sự thay đổi vốn chủ sở hữu, báo cáo lưu chuyển tiền tệ,… Kiểm toán viên giúp cho doanh nghiệp chứng minh được năng lực tài chính, giúp cho các chủ đầu tư có thể yên tâm góp vốn cơ sở pháp lý để xác định chính xác trách nhiệm và nghĩa vụ của một số cơ quan đối với nhà nước. Hiện nay, có ba dạng kiểm toán là: kiểm toán nhà nước, kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập.

Rất nhiều người nhầm lẫn giữa hai khái niệm kế toán và kiểm toán. Vậy thì đâu là điểm khách biệt giữa hai ngành nghề này? Nếu xem xét về mặt thời gian, thì công việc kế toán sẽ diễn ra trước kiểm toán. Kế toán viên ghi nhận tất cả các tài khoản kế toán, tài sản, vốn, nợ, doanh thu, giao dịch phát trong một chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp, thể hiện ở báo cáo tài chính. Kiểm toán viên là người sẽ xác minh xem báo cáo tài chính có xác thực hay không.

Tổng quan về ngành kiểm toán

Tuyển dụng, tìm việc làm Kế toán/Kiểm toán/Tài chính:

– Nhân viên phân tích dữ liệu & dự báo mua hàng Bách Hóa Xanh

– Chuyên viên Kiểm Toán thị trường Đông Dương (Campuchia)

– Nhân viên Kế Toán Chi Nhánh TGDĐ

II. Trường đào tạo ngành kiểm toán

1. Chương trình đào tạo ngành kiểm toán

Đào tạo kiến thức đại cương: về kiến thức địa cương, sinh viên ngành kiểm toán sẽ được học về Triết học Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Chủ nghĩa xã hội, giáo dục thể chất, nhập môn ngành, pháp luật đại cương…

Đào tạo kiến thức chuyên môn kiểm toán: sinh viên được học về các tài khoản kế toán, kiểm toán, cách để thành lập báo cáo tài chính. Hơn nữa, bạn sẽ được trau dồi các đọc, hiểu, xác minh báo cáo tài chính, tình hình kinh doanh, doanh thu của một công ty và quy trình kiểm toán.

Đào tạo kỹ năng cần thiết: với một kiểm toán viên, trung thực là đức tính tiên quyết. Bên cạnh đó, bạn sẽ được đào tạo kỹ năng xác minh báo cáo tài chính, kỹ năng tính toán, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng sử dụng tin học văn phòng,…

Trường đào tạo ngành kiểm toán

2. Trường đào tạo ngành kiểm toán

Khu vực miền Bắc

NEU (Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân): NEU nổi tiếng khắp khu vực miền Bắc về đào tạo các ngành kinh tế, ra đời năm 1956 với cơ sở vật chất hiện đại, giảng viên danh tiếng. Đây sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho các bạn có niềm đam mê khối ngành kinh tế. Học phí trung bình tại NEU trên một tín chỉ rơi vào khoảng 500.000đ đến 1.900.000đ tùy theo hệ đại trà hay hệ chất lượng cao.

Khu vực miền Trung

HCE (Trường ĐH Kinh Tế Huế): dành cho các bạn sinh viên miền Trung, trường chuyên về các ngành kinh tế và quản trị kinh doanh. Có hơn 50 năm kinh nghiệm giảng dạy, học phí trung bình trên một tín chỉ ở HCE rơi vào khoảng 320.000đ.

Khu vực miền Nam

UEL (Trường ĐH Kinh Tế Luật): được mệnh danh là 1 trong số 3 trường đào tạo khối ngành kinh tế khu vực miền Nam. Tiền thân của UEL được thành lập những năm 2000, với gần phân nửa giảng viên được đào tạo ngoài nước. Trung bình, một tín chỉ hệ đại trà sẽ rơi vào khoảng 569.000đ.

HCMCOU (Trường ĐH Mở thành phố Hồ Chí Minh): là trường đào tạo đa dạng các ngành. Với hơn 30 năm kinh nghiệm giảng dạy, HCMCOU luôn cập nhật công nghệ tiến tiến trong giảng dạy. Học phí trung bình cho một tín chỉ rơi vào khoảng 408.000đ.

3. Điểm chuẩn ngành kiểm toán

Khối xét tuyển

Điểm chuẩn

năm 2021

năm 2022

NEU (Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân)

D01, D07, A00, A01

28.1đ

28.15đ

HAUI (Trường ĐH công nghiệp HN)

D01, A01, A00

25đ

24.3đ

Đại học Kinh Tế Đà Nẵng

D90, A01, A00, D01

25.5đ

23.75đ

HCE (Trường ĐH Kinh Tế Huế)

D01, A00, C15, A01

17đ

17đ

UEL (Trường ĐH Kinh Tế Luật)

A01, D07, A00, D01

26.85đ

26.6đ

HCMCOU (Trường ĐH Mở thành phố Hồ Chí Minh)

A01, D07, A00, D01

25.2đ

24.25đ

III. Học kiểm toán ra làm gì?

Hiện nay, có 3 loại hình kiểm toán chính là: kiểm toán nhà nước, kiểm toán độc lập, kiểm toán nội bộ. Người học ngành kiểm toán có thể làm việc ở một trong ba loại hình này. Trong đó:

Kiểm nhà nước: làm việc trong cơ quan tổ chức nhà nước, quản lý, sắp xếp, sử dụng tài chính công giúp tài sản nhà nước minh bạch, chống nạn tham nhũng.

Kiểm toán độc lập: kiểm toán viên sẽ là việc tại công ty cung cấp dịch vụ kiểm toán, thực hiện xác minh báo cáo tài chính theo yêu cầu của bên thứ 3.

Kiểm toán nội bộ: cũng giống kiểm toán độc lập ở chỗ thực hiện vai trò kiểm soát báo cáo tài chính nhưng sẽ không có độ tin cậy với bên ngoài. Vì kiểm toán nội bộ là nhân viên ở trong công ty và làm việc dưới sự chỉ đạo của cấp trên.

Học kiểm toán ra làm gì?

Cụ thể, sau khi học ngành kiểm toán, bạn có thể làm việc ở các vị trí sau đây:

Kiểm toán viên

Chuyên viên phân tích và đầu tư tài chính – kế toán

Chuyên viên giao dịch ngân hàng

Kiểm soát viên

Thủ quỹ

Nghiên cứu và giảng dạy kiểm toán – kế toán

Tư vấn kế toán, kiểm toán, thuế

Quản lý tài chính

Giám đốc tài chính – CFO

IV. Mức lương và cơ hội việc làm ngành kiểm toán

1. Mức lương kiểm toán

Mức lương kiểm toán viên mới ra trường, có ít kinh nghiệm: 5 -7 triệu đồng/ tháng

Mức lương kiểm toán viên có từ 1 năm kinh nghiệm: 7 – 10 triệu đồng/ tháng

Mức lương kiểm toán viên trung bình 3 năm kinh nghiệm: 10 – 15 triệu đồng/ tháng

Mức lương kiểm toán viên nhiều kinh nghiệm: 15 – 20 triệu đồng/ tháng

Ngoài ra, mức lương này còn phụ thuộc vào vị trí địa lý, quy mô doanh nghiệp, năng lực chuyên môn. Những người làm kiểm toán ở doanh nghiệp lớn, từ 5 – 7 năm kinh nghiệm có thể đạt mức thu nhập 40 – 50 triệu đồng/tháng.

Mức lương và cơ hội việc làm ngành kiểm toán

2. Cơ hội việc làm

Hiện nay, hầu hết doanh nghiệp nào cũng cần kế toán, kiểm toán. Đặc biệt, với những nhà đầu tư thì vai trò của dịch vụ kiểm toán lại càng được nâng lên. Ngoài ra, kiểm toán quốc tế hiện nay đang cực kỳ khan hiếm nguồn nhân lực với mức thu nhập thuộc top khá cao. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp ở Việt Nam ngày một nhiều và mỗi doanh nghiệp thường cần 2 – 5 nhân viên kế toán. Đây cũng là một ngành đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, vì thế không dễ gia nhập ngành và nhu cầu tuyển dụng luôn ở mức cao.

Big 4 kiểm toán hiện nay tại Việt Nam mà bạn có thể tham khảo như: Công ty kiểm toán và định giá Thăng Long, Công ty kiểm toán FAC, Công ty kiểm toán ADAC, Công ty TNHH Kiểm toán Horizon,..

Xem thêm:

– Cách viết CV kế toán, kiểm toán hay và thu hút nhà tuyển dụng

– Hạch toán kế toán là gì? Cách định khoản hạch toán trong kế toán

– CPA là gì? Điều kiện học và thi chứng chỉ CPA tại Việt Nam

– 10 chứng chỉ kế toán, kiểm toán nên theo đuổi trong sự nghiệp tài chính

Hy vọng bài viết này đem lại cho bạn những thông tin hữu ích về học ngành kiểm toán ra làm gì, mức lương và cơ hội thăng tiến. Cảm ơn bạn đã theo dõi, nếu thấy hay hãy chia sẻ cho người thân, bạn bè cùng đọc. Hẹn gặp lại bạn ở những bài viết tiếp theo!

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Học kiểm toán ra làm gì? Cơ hội thăng tiến hiện nay do ivntalent.edu.vnsưu tầm. Mong rằng các bạn có những thông tin bổ ích nhé. Mọi thông tin khiếu nại về bản quyền vui lòng liên hệ contact để xử lý nhanh nhất nhé. Cảm ơn các bạn.