Hợp đồng 68 đối với bảo vệ là gì? Những quy định cần phải biết

Bạn đang theo dõi bài viết Hợp đồng 68 đối với bảo vệ là gì? Những quy định cần phải biết tại ivntalent.edu.vnBạn có thể truy cập nhanh bằng mục lục của bài viết để có thể xem thông tin mình cần nhanh chóng nhất nhé.

Trong quá trình tìm việc làm, để đảm bảo quyền lợi cho bản thân, người lao động phải ký kết hợp đồng lao động. Phụ thuộc vào cụ thể mỗi công việc sẽ có những bản hợp đồng khác nhau. Hiện nay, người ký kết hợp đồng 68 chiếm một phần khá lớn trong cơ cấu lao động của các cơ quan Nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập. Cụ thể với công việc bảo vệ, hợp đồng 68 đối với họ là gì? Những quy định nào cần phải biết? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi này. Cùng theo dõi nhé!Hợp đồng 68 đối với bảo vệ là gì? Những quy định cần phải biết

I. Hợp đồng 68 là gì?

Hợp đồng 68 là văn bản thỏa thuận giữa cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp với người lao động hoặc cá nhân, tổ chức kinh doanh dịch vụ về chế độ hợp đồng của một số loại công việc trong cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập. Hợp đồng này được ký kết theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP của Chính phủ, ra đời với mục đích hợp pháp hóa các thỏa thuận, lợi ích giữa các bên. Do vậy các bên phải tuân thủ và chịu trách nhiệm với những nội dung được nêu trong hợp đồng theo quy định của pháp luật.

Hợp đồng 68 là gì?

Tìm việc làm bảo vệ có thể bạn quan tâm:

– Bảo vệ Bách Hóa Xanh

II. Đối tượng ký kết hợp đồng 68

1. Nhóm công việc được ký kết hợp đồng 68

Hợp đồng 68 không hướng tới tất cả các cá nhân tham gia thị trường lao động mà chỉ đảm bảo quyền lợi của một vài cá nhân, tổ chức kinh doanh ở các cơ quan Nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập. Chỉ 6 nhóm công việc được giao kết hợp đồng 68, bao gồm:

– Lái xe;

– Bảo vệ;

– Vệ sinh;

– Sửa chữa, bảo trì hệ thống cấp điện, cấp, thoát nước ở công sở, xe ô tô và các máy móc, thiết bị khác đang được sử dụng trong cơ quan, đơn vị sự nghiệp;

– Trông giữ phương tiện đi lại của cán bộ, công chức và khách đến làm việc với cơ quan, đơn vị sự nghiệp;

– Công việc thừa hành, phục vụ khác có yêu cầu trình độ đào tạo từ trung cấp trở xuống.

Có một thực tế là hiện nay người ký kết hợp đồng 68 thường bị hiểu nhầm thành viên chức. Tuy nhiên những cá nhân làm công việc được quy định ở hợp đồng 68 không phải là công chức (theo Điều 2 Luật Viên chức năm 2010).Đối tượng ký kết hợp đồng 68

2. Những trường hợp không được ký hợp đồng 68

Sẽ có một số đối tượng không được thực hiện việc ký hợp đồng 68 như sau:

– Những người công chức trong các cơ quan hành chính hoặc là viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập (được quy định trong Luật Viên chức năm 2010 ở trên) do Nhà nước bảo đảm toàn bộ hoặc một phần chi thường xuyên .

– Những người làm công việc bảo vệ ở các cơ quan, đơn vị: Văn phòng Chính phủ, Kho tiền hoặc Kho hồ sơ ấn chỉ có giá trị như tiền của Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, Kho ấn chỉ thuế, Kho ấn chỉ hải quan.

– Những người lái xe chuyên chở tiền của Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước.

III. Các điều kiện để ký kết hợp đồng 68

Hợp đồng 68 phải thực hiện theo quy định của pháp luật và cá nhân/ người lao động tham gia ký kết cũng phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

– Đảm bảo sức khỏe để làm việc được cơ sở khám sức khỏe chứng nhận theo hướng dẫn của Bộ Y tế;

– Lý lịch rõ ràng, có sự xác nhận của cơ quan có thẩm quyền;

– Có khả năng đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm;Các điều kiện để ký kết hợp đồng 68

– Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chấp hành án phạt tù cải tạo không giam giữ hoặc đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại địa phương hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh;

– Không trong thời gian bị cấm hành nghề hoặc cấm làm công việc liên quan đến công việc ký kết hợp đồng.

IV. Mức lương của bảo vệ khi ký kết hợp đồng 68

Khoản 2 Điều 4 Thông tư 03/2019/TT-BNV đã quy định rõ về việc ký kết, thực hiện, thay đổi, chấm dứt, thanh lý và giải quyết tranh chấp giữa các bên tham gia hợp đồng lao động theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP phải được thực hiện theo các quy định của pháp luật. Thuộc nhóm được ký kết hợp đồng 68, mức lương của công việc bảo vệ sẽ được cá nhân thỏa thuận với cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. Cụ thể, mức lương của bảo vệ sẽ được tính theo công thức: Lương cơ sở x Hệ số lương. Trong đó, mức lương cơ sở hiện nay là: 1.490.000 đồng/tháng (theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP), còn hệ số lương được quy định tại Bảng 4 Phụ lục Nghị định 204/2004/NĐ-CP. Mức lương của bảo vệ khi ký kết hợp đồng 68

Tuyển bảo vệ có thể bạn quan tâm:

– Bảo vệ Thế Giới Di Động

V. Thời gian làm việc của bảo vệ theo hợp đồng 68

Thời gian làm việc của bảo vệ đã được nêu rõ trong Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ. Cụ thể về số giờ làm/ nghỉ được quy định ở các điều khoản sau

– Thời gian làm việc bình thường: Điều 105 đã quy định:

“1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.

2. Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần. Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động.

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan”

– Thời gian nghỉ hằng tuần: Cơ quan nhà nước và người lao động phải chấp hành nghiêm chỉnh về thời gian nghỉ hàng tuần tại điều 111:

“1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.Thời gian làm việc của bảo vệ theo hợp đồng 68

2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.

3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.”

Thời gian nghỉ lễ, Tết: Điều 112 đã quy định rõ về thời gian nghỉ lễ, Tết đối với nhân viên bảo vệ đã ký kết hợp đồng 68:

“1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:

a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);

b) Tết Âm lịch: 05 ngày;

c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);

d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);

đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);

e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.

3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.”

Xem thêm:

– Phỏng vấn là gì? Các kiểu phỏng vấn tuyển dụng thường gặp

– CV xin việc gồm những gì? Lưu ý khi viết CV giúp ghi điểm tuyệt đối

– Top 20 câu hỏi phỏng vấn hàng đầu, thường xuyên hỏi (Phần 1)

Hy vọng bài viết đã mang lại cho bạn những thông tin hữu ích về hợp đồng 68 đối với nhân viên bảo vệ cũng những lưu ý. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, đừng quên chia sẻ cho những người xung quanh nếu bạn thấy nội dung bổ ích. Hẹn gặp lại ở những bài viết tiếp theo.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Hợp đồng 68 đối với bảo vệ là gì? Những quy định cần phải biết do ivntalent.edu.vnsưu tầm. Mong rằng các bạn có những thông tin bổ ích nhé. Mọi thông tin khiếu nại về bản quyền vui lòng liên hệ contact để xử lý nhanh nhất nhé. Cảm ơn các bạn.