Host là gì? Giải thích cách hoạt động hosting cho người mới bắt đầu

Bạn đang theo dõi bài viết Host là gì? Giải thích cách hoạt động hosting cho người mới bắt đầu tại ivntalent.edu.vnBạn có thể truy cập nhanh bằng mục lục của bài viết để có thể xem thông tin mình cần nhanh chóng nhất nhé.

Bạn nghe nhiều người nói về host, bạn đang cần một host nhưng vẫn chưa hiểu rõ về hosting? Đây sẽ là bài viết dành cho bạn, bài đọc sẽ giải thích tất tần tật về host và cách hoạt động của host. Trong thời đại 4.0 hiện nay, host có vai trò quan trọng không chỉ đối với doanh nghiệp mà còn giúp ích rất nhiều cho cá nhân người dùng.

Có thể bạn chưa biết: IT là gì?

Host là gì? Giải thích cách hoạt động hosting cho người mới bắt đầu

I. Host là gì? Nguồn gốc

Host là gì? Nguồn gốc

Host là một máy tính có kết nối mạng và được xác định bởi một địa chỉ cụ thể, đặt tại Data center. Đây là máy cao cấp nhất trong một chuỗi máy tính giữ trách nhiệm lưu trữ dữ liệu, xử lý dữ liệu thông qua mạng Internet.

Trong thuật ngữ máy tính, Host được hiểu là một máy tính cung cấp phần mềm hay dịch vụ cho những máy tính khác với khả năng kém hơn. Host được sử dụng trong một số tài liệu về Request for Comments (RFC) để xác định Internet và tiền thân của nó.

RFC 871 định nghĩa rằng host là một máy tính kết nối với một mạng lưới giao tiếp. Mục đích chung là chia sẻ tài nguyên mạng với các máy tính cùng tham gia.

Tin tuyển dụng có thể bạn quan tâm – tuyển developer:

– Backend Developer (Golang/ .NET core)

– Frontend Developer (ASP.NETcore/C#;ReactJS)

Nhân viên IT Siêu thị (IT helpdesk)

II. Phân loại host

Phân loại host

1. Cloud Host

Hệ thống đám mây sẽ được sử dụng cho việc truy cập các đường dẫn nguồn kết nối Internet. Công nghệ đám mây cho phép máy tính lưu trữ một cách linh động thông qua các máy chủ là các đám mây ảo.

2. Web Host

Đây là hệ thống lưu trữ và xử lý phần mềm có sẵn trên Internet một cách truyền thống. WordPress là một trong những hệ thống lưu trữ web hiệu quả nhất hiện nay với cấu hình được cài đặt sẵn cho việc lưu trữ.

3. Virtual Host

Máy chủ ảo sử dụng một máy duy nhất để cung cấp cho nhiều trang web cùng một thời điểm, cho phép trang web của bạn được hiện diện trên Internet. Và tất nhiên, bạn không cần phải tốn chi phí cho việc mua và duy trì máy chủ ảo. Cấu hình của máy chủ ảo rất đa dạng bao gồm dịch vụ lưu trữ trên IP hoặc dịch vụ lưu trữ trên cổng máy chủ.

4. Server Virtualization

Tương tự như Virtual host, Server Virtualization cho phép trang web của bạn được xuất hiện trực tuyến. Trong đó, ảo hóa máy chủ được chia thành 3 dạng Full virtualization, Paravirtualization, OS-Level virtualization.

5. Remote Host

Máy chủ từ xa được hiểu là một trung tâm dữ liệu, người dùng có thể truy cập vào tệp hoặc ứng dụng nhờ sự hỗ trợ của hệ thống đám mây. Với hệ thống này, người dùng có thể hạn chế được việc bảo trì máy, giảm rủi ro tài chính, tiện lợi và dễ dàng tích hợp.

6. Mainframe Computer Environment

Đây là loại máy tính có trách nhiệm lưu trữ các dịch vụ cho thiết bị hoặc máy trạm khác. Máy tính này giúp tiết kiệm được chi phí và kiểm soát tốt một khối lượng lớn công việc.

III. Hosting là gì?

Hosting là gì?

1. Định nghĩa hosting

Hosting là một không gian mà nơi đó lưu trữ những dữ liệu hay nội dung được đăng tải bởi người dùng. Ngoài ra, người dùng có thể lưu trữ dữ liệu trực tuyến thông qua mạng Internet trên không gian đó. Hosting luôn có một địa chỉ cố định khi kết nối vào Internet, do đó, bạn phải thuê hosting để có thể chứa nội dung web.

2. Cách thức hosting hoạt động

Hosting là một máy tính chủ có kết nối Internet cung cấp một không gian lưu trữ cho một trang web hoặc ứng dụng. Hosting hoạt động dựa trên nguyên lý cụ thể giữa người dùng và đơn vị cung cấp. Nhà cung cấp sẽ tiến hành thực hiện thao tác mua server và chia sẻ nó với người dùng các tài nguyên mạng dựa vào sự thỏa thuận về các gói cước.

Đối với người dùng, họ sẽ thực hiện việc đăng tải các file và website lên cấu hình hosting. Sau đó sẽ gửi yêu cầu đến tên miền (domain) hoặc địa chỉ IP của hosting để có thể truy cập vào hosting. Sau đó, trình duyệt web sẽ hiện thông tin về dữ liệu của bạn và máy chủ có trách nhiệm duyệt trang web.

3. So sánh hosting Việt Nam và nước ngoài

Đối với hosting Việt Nam, với lợi thế khoảng cách địa lý nên đường truyền khá tốt, nếu có xảy ra sự cố cũng dễ dàng được hỗ trợ và tiện lợi trong việc thanh toán. Mọi vấn đề sử dụng và hỗ trợ vô cùng tiện lợi vì đồng nhất về ngôn ngữ. Tuy nhiên giá cả còn khá cao và nếu có sự cố cáp quang sẽ khá khó khăn trong việc sửa chữa.

Các hosting nước ngoài sẽ có Data center riêng. Do đó mà chất lượng đạt mức cao với nhiều chương trình ưu đãi cho khách hàng đi kèm dịch vụ chuyên nghiệp. Nhưng do khoảng trở ngại về khoảng cách địa lý, múi giờ và ngôn ngữ nên còn một số hạn chế trong việc thanh toán và hoạt động.

4. So sánh hosting miễn phí và hosting trả phí

Bạn sẽ không cần tốn bất kì một chi phí nào nhưng vẫn nhận được đầy đủ dịch vụ từ nhà cung cấp, bên cạnh đó còn đa dạng IP. Đó là những ưu đãi từ hosting miễn phí, và thật sự phù hợp với những trang web mới chỉ SEO từ 1 – 2 tháng.

Ngược lại, hosting miễn phí sẽ không tránh khỏi những quảng cáo bị chèn, hiệu suất truyền dữ liệu thấp và gặp hạn chế về cấu hình. Đối với hosting trả phí, bạn có toàn quyền kiểm soát web và mang tính bảo mật cao. Khi có bất kỳ sự cố về kỹ thuật sẽ được hỗ trợ tuyệt đối, chất lượng cao. Cấu hình và dịch vụ sẽ được ưu đãi và chất lượng hơn khi dùng hosting trả phí.

IV. Ảnh hưởng của hosting đến SEO

Hosting chất lượng cung cấp cho bạn lợi ích về đường truyền mạnh và tốc độ – một trong những yếu tố quyết định SEO web. Tốc độ đường truyền không những gây thiện cảm mà còn giữ chân khách hàng cho những lần ghé thăm tiếp theo.

Tính bảo mật cao của trang web sẽ được cung cấp bởi hosting, giúp cho trang web được bảo vệ khỏi những phần mềm không tốt. Và điều quan trọng hơn hết khi chọn hosting, cần phải biết thông tin về SEO. Vì họ sẽ đồng hành được quá trình tối ưu trang web của bạn.

V. Những loại hosting phổ biến

Những loại hosting phổ biến

1. Shared Hosting

Đây là một dịch vụ cung cấp Internet cho nhiều website nằm trong web server của một Shared Hosting. Vì Shared Hosting có giới hạn về dung lượng. Thế nên nếu website của bạn không quá nặng thì Shared Hosting sẽ là một lựa chọn hợp lý giúp tiết kiệm chi phí và dễ dàng quản lý. Tuy nhiên, sẽ dễ bị tấn công cục bộ nếu không có tính bảo mật cao do nhiều máy sử dụng.

2. Dedicated Hosting

Dedicated Hosting được thuê dịch vụ một cách riêng biệt. Người thuê có toàn quyền quyết định về cài đặt cấu hình và sử dụng máy chủ thông qua chức năng quản trị từ xa kết nối vào máy chủ. Và tất nhiên, để có thể làm được điều đó, khách hàng phải là người am hiểu về mạng, phần mềm và chi trả một khoản phí cao.

3. VPS Hosting (Virtual Private Server)

Đây là một dạng máy chủ ảo có thể phân chia một máy thành nhiều máy chủ khác nhau có tính năng như Dedicated Hosting. Mỗi VPS Hosting bao gồm CPU, địa chỉ IP, dung lượng RAM riêng và là một hệ thống riêng biệt. VPS Hosting có thể được tùy chỉnh những gì cần thiết và bạn sẽ chi trả chi phí cho những phần đó. Chi phí cho VPS Hosting cao hơn Shared Hosting.

Bên cạnh đó, khi sử dụng VPS Hosting, bạn sẽ được nhận sự hỗ trợ một cách miễn phí từ nhà cung cấp. Với doanh nghiệp, họ có thể mở rộng được quy mô lưu trữ theo ý muốn với chất lượng cao. VPS Hosting cũng đòi hỏi bạn phải hiểu biết về mạng và phần mềm mới có thể nhận thấy được sự hiệu quả của nó.

4. Cloud Hosting

Đây là hệ thống máy chủ ảo được hoạt động dựa trên công nghệ đám mây với khả năng lưu trữ cao và độ bảo mật tuyệt đối. Website chạy trên Cloud server sẽ được hỗ trợ bởi nhiều nguồn tài nguyên cùng một lúc. Vì thế khi có một Cloud server bị lỗi vẫn có sự hỗ trợ của những Cloud server khác.

Cloud Hosting giúp bạn dễ dàng kiểm soát và xử lý dữ liệu mọi lúc mọi nơi 24/7. Bên cạnh đó, bạn có thể dễ dàng nâng cấp gói dịch vụ của mình không giới hạn để phù hợp với nhu cầu của bản thân. Cloud Hosting có thể được xem là loại host tiện lợi và hiện đại, đồng nghĩa với chi phí sẽ hơi cao so với những loại host còn lại.

5. WordPress Hosting

Hiện nay, WordPress Hosting là một dịch vụ lưu trữ tối ưu hóa được sử dụng khá phổ biến. Đây là một trang web được sử dụng nhiều trong việc lập trang web, viết blog, hoặc trang tin tức,… Cách dùng khá đơn giản và gần gũi do mục tiêu khách hàng của WordPress là người dùng phổ thông.

Chi phí mà một doanh nghiệp phải chi trả cho WordPress là một mức phù hợp, không quá cao và dễ dàng lắp đặt, chia sẻ không giới hạn. Tuy nhiên sẽ bị hạn chế về đường truyền với những tài nguyên lớn và ít nhận được hỗ trợ kỹ thuật.

VI. Các thông số cần biết trong hosting

Các thông số cần biết trong hosting

– Dung lượng lưu trữ (Storage): Đây là thuật ngữ chỉ khả năng chứa dữ liệu của từng host, đều được thể hiện ở mỗi host. Tùy theo dung lượng khách hàng lựa chọn phù hợp với nhu cầu. Và tất nhiên, bạn chỉ có thể chứa dữ liệu trong khả năng cho phép của host.

– Hệ điều hành: Các phần mềm chạy trên máy tính, dùng để quản lý các thiết bị phần cứng và tài nguyên phần mềm trên máy tính được gọi là hệ điều hành. Có 2 hệ điều hành được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là hosting cho Linux và Windows. Với điểm mạnh riêng cùng với khả năng đáp ứng triệt để nhu cầu của khách hàng, thế nên 2 hệ điều hành gây khó khăn trong việc lựa chọn cho khách hàng. Mặc dù Linux miễn phí cho người dùng và Microsoft thì phải tốn phí.

– Ngôn ngữ lập trình hỗ trợ: Là những thuật toán, thuật ngữ dành riêng cho máy tính có thể hiểu và thực hiện được. Hiện nay có 2 ngôn ngữ lập trình được dùng phổ biến với hosting là ASP hosting – ngôn ngữ của máy chủ được phát triển bởi Microsoft cho máy chủ Windows. Loại này thường phải thuê một cá nhân hay công ty thực hiện code do có mã nguồn đóng. Ngôn ngữ thứ hai là PHP hosting – ngôn ngữ lập trình được nhúng mã trực tiếp HTML, được sử dụng trên nhiều hệ điều hành khác nhau và miễn phí cho người dùng.

– Băng thông: Là tổng lưu lượng dữ liệu được tải lên hoặc tải xuống trong một tháng. Khi băng thông gần đến giới hạn cho phép, tốc độ tải trang rất chậm. Còn khi quá giới hạn, website sẽ hiện báo lỗi “502 Service Temporarily Overloaded.”

– Addon Domain: Domain được xem là tên gọi đại diện của IP, là tên miền bổ sung được thêm vào website của bạn, giúp nó hoạt động tốt hơn. Khi khách hàng sử dụng chức năng Addon Domain thì phải đảm bảo rằng Hosting có dung lượng lớn và cấu hình mạnh vì hosting của bạn bị chia thành nhiều phần nhỏ từ dung lượng cho đến RAM và CPU.

– Sub Domain: Tên miền con hỗ trợ người dùng phát triển thêm danh mục cho website. Đối với sub domain, nhà cung cấp hosting thường không có giới hạn số lượng.

– Các tham số bảo mật: Bao gồm mã hóa kênh truyền SSL – là một tệp trên máy chủ web chứa thông tin quan trọng giúp mã hóa giao tiếp giữa máy chủ và website của bạn một cách tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, là các add-on antivirus quét mã độc toàn bộ website bảo vệ sự an toàn của trang web bạn.

– Sao lưu, phục hồi: Vì website được xem là cầu nối giữa khách hàng, đối tác với doanh nghiệp. Do vậy, mọi thao tác và hoạt động được diễn ra mỗi ngày và thông tin dữ liệu cũng được phát sinh liên tục. Để tránh vô tình làm mất dữ liệu, tốt nhất bạn nên thực hiện thao tác sao lưu và phục hồi 1 lần/tuần để đảm bảo rằng các thông tin dữ liệu được lưu trữ cẩn thận.

VII. Hướng dẫn lựa chọn hosting tốt

Hướng dẫn lựa chọn hosting tốt

1. Chọn loại hosting phù hợp

Tùy vào nhu cầu sử dụng của mỗi người để chọn loại hosting phù hợp. Hiện nay, Cloud Hosting được người dùng ưa chuộng rất nhiều do những tính năng tiện lợi và chi phí phù hợp, đây có thể xem là một gợi ý.

Tuy nhiên, dựa vào những yếu tố ưu tiên trong nhu cầu sử dụng để lựa chọn hosting sẽ hiệu quả hơn. Trường hợp bạn lựa chọn hosting phục vụ cho những mục đích đơn giản và không đòi hỏi cao về các tính năng thì chỉ nên chọn những hosting cơ bản nhằm tiết kiệm được chi phí.

2. Xem xét giá cả của gói hosting

Sự chênh lệch về giá của từng loại hosting dựa vào những yếu tố như thông số bao gồm dung lượng lưu trữ, số lượng tên miền,… Bên cạnh đó là hình thức của gói hosting như Cloud Hosting, WordPress,… và thời gian sử dụng thường sẽ được tính theo năm. Nếu bạn đăng ký thời gian dài hạn sẽ được ưu đãi hơn so với thời gian một năm.

Những gói hosting phục vụ nhu cầu lớn, chất lượng cao, dung lượng nhiều sẽ có giá cao hơn so những gói thông thường.

3. Chính sách chăm sóc khách hàng

Website được xem là bộ mặt của công ty, là nơi diễn ra mọi hoạt động giữa các nhân viên và đối tác, khách hàng. Vì thế cần phải bảo đảm được website luôn hoạt động tốt, không bị trì hoãn.

Một đội ngũ chăm sóc, tư vấn tốt cho khách hàng sẽ được ưu tiên lựa chọn hơn. Trường hợp các website cần được nâng cấp tài nguyên hosting, bạn cần liên lạc với nhà cung cấp sớm nhất có thể nhằm đảm bảo quá trình sử dụng của người dùng.

Xem thêm:

Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn IT Helpdesk và cách trả lời ghi điểm

– Cách viết mục tiêu nghề nghiệp IT trong CV chuẩn và ấn tượng

IT Helpdesk cần học gì? Các khóa học IT Helpdesk dành cho người mới

Hy vọng bài viết giúp bạn hiểu rõ về host và cách thức hoạt động của host. Đừng quên để lại bình luận và chia sẻ bài viết nhé!

Nguồn tham khảo: //en.wikipedia.org/wiki/Host_(network)

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Host là gì? Giải thích cách hoạt động hosting cho người mới bắt đầu do ivntalent.edu.vnsưu tầm. Mong rằng các bạn có những thông tin bổ ích nhé. Mọi thông tin khiếu nại về bản quyền vui lòng liên hệ contact để xử lý nhanh nhất nhé. Cảm ơn các bạn.