KOC là gì? So sánh 5 điểm khác nhau giữa KOL và KOC trong Marketing

Bạn đang theo dõi bài viết KOC là gì? So sánh 5 điểm khác nhau giữa KOL và KOC trong Marketing tại ivntalent.edu.vnBạn có thể truy cập nhanh bằng mục lục của bài viết để có thể xem thông tin mình cần nhanh chóng nhất nhé.

Nếu bạn đang có mục tiêu trở thành KOC, thì bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin tổng hợp nhất trả lời cho câu hỏi “KOC là gì?” và các yêu cầu ở một KOC. Thông qua bài viết này, bạn sẽ có cái nhìn rõ hơn về công việc KOC, cách đánh giá hiệu quả của một KOC cùng sự khác biệt giữa KOC và KOL trong Marketing. Hãy cùng mình tìm hiểu ngay nhé!

KOC là gì? So sánh 5 điểm khác nhau giữa KOL và KOC trong Marketing

I. KOC là gì?

KOC (Key Opinion Consumer) nghĩa là người tiêu dùng chủ chốt, họ là người tiêu dùng nhưng cũng đồng thời là những người có ảnh hưởng trên thị trường. KOC là người trực tiếp trải nghiệm sản phẩm và đánh giá, những đánh giá này đều mang tới các tác động nhất định tới quyết định mua hàng của khách hàng khác.

Tuyển dụng, việc làm Marketing có thể bạn quan tâm:

– Senior Digital Marketing

II. Các tố chất cần có ở một KOC

1. Biết rõ thế mạnh của bản thân

KOC là những người mang có sức ảnh hưởng trong cộng đồng, do đó, một trong những tố chất không thể thiếu ở một KOC là sự độc đáo, khác biệt so với những người khác. Để trở nên nổi bật, bạn cần tìm cho mình một mảng mà cá nhân mà bạn am hiểu và tự tin nhất. Bạn cần hiểu rõ năng lực của bản thân, xem mình phù hợp với điều gì, bản sắc của mình ra sao để dựa vào đó lựa chọn, xây dựng nội dung. Không chỉ vậy, bạn còn cần không ngừng nâng cấp, phát triển bản thân cả về kiến thức lẫn hình ảnh, công nghệ.

2. Xác định tệp khách hàng

Tương tự như bán hàng, sẽ rất khó để tiếp cận tất cả mọi người thay vì phân loại và định hướng tệp khách hàng. Để trở thành một KOC, bạn cần xác định rõ tệp người xem của mình để tập trung tìm hiểu, xây dựng nội dung phù hợp với thị hiếu của nhóm đối tượng đó.

Các tố chất cần có ở một KOC

3. Đầu tư cho bản thân

KOC là những người kinh doanh với vốn là hình ảnh bản thân họ. Do đó, một KOC cần luôn biết cách chăm chút, đầu tư cho bản thân, không chỉ về kiến thức, thái độ mà còn cả về ngoại hình và công nghệ. Giữa thị trường khốc liệt, đa dạng loại nội dung, bạn sẽ dễ trở nên nhạt nhòa và bị khán giả bỏ quên nếu không chịu nâng cao bản thân. Hãy không ngừng tìm tòi, học hỏi những kiến thức mới, công nghệ mới để trở thành người đặc biệt không thể bỏ lỡ trong mắt người xem.

4. Mở rộng Networking

Một KOC thực thụ cần có những mối quan hệ hợp tác với các agency, các thương hiệu uy tín. Đây là điều vô cùng cần thiết để trở thành KOC, khi bạn có những mối quan hệ này, bạn sẽ được mời hợp tác, được tài trợ, được trả tiền để trải nghiệm sản phẩm, đánh giá và quảng cáo trên kênh cá nhân của mình. Không chỉ giúp tiết kiệm tiền bạc, điều này còn giúp bạn tăng thêm độ uy tín, tin cậy đối với người xem và với chính những thương hiệu khác.

III. Vì sao nên sử dụng KOC? Thời điểm nào dùng KOC sẽ hợp lý?

Hợp tác với KOC là một lựa chọn thông minh và đầy hứa hẹn khi thương hiệu có mục tiêu đẩy mạnh doanh thu trong khoảng thời gian ngắn. Các KOC sẽ thu hút khách hàng từ độ uy tín, niềm tin của cộng đồng theo dõi của KOC đó. Sản phẩm sẽ được quảng bá thông qua các hình thức trải nghiệm, đánh giá từ KOC, đồng thời, khách hàng có thể mua hàng thông qua các link điều hướng được gắn trực tiếp trên kênh của KOC.

Vì sao nên sử dụng KOC? Thời điểm nào dùng KOC sẽ hợp lý?

IV. Làm sao để đánh giá được hiệu quả của KOC?

1. Độ tin cậy

Độ tin cậy là chỉ số thể hiện mức độ phổ biến, độ hot của các KOC. Doanh nghiệp có thể đo lường cũng như dự đoán tỷ lệ thành công và mức độ phù hợp của KOC đó với thương hiệu của doanh nghiệp. Chỉ này là yếu tố quan trọng nhất trong việc doanh nghiệp có quyết định hợp tác cùng KOC hay không.

2. Hiệu suất

Hiệu suất là chỉ số thể hiện hiệu quả Marketing, được đo lường dựa trên kết quả bán hàng từ nội dung mà KOC chia sẻ. KOC càng có nội dung thú vị, độc đáo, sáng tạo và uy tín, hiệu suất sẽ càng cao.

Làm sao để đánh giá được hiệu quả của KOC?

3. Mức tăng trưởng

Mức tăng trưởng đo lường kết quả phát triển của kênh nội dung của KOC. Các doanh nghiệp để lựa chọn đối tác là KOC sẽ dựa vào quy mô, số lượng và tệp người xem của KOC đó, họ sẽ thường nhắm tới những KOC có lượng người theo dõi lớn, ổn định và tương đồng với phân khúc khách hàng của doanh nghiệp.

V. KOC và KOL khác nhau như thế nào?

1. Số lượng người theo dõi

Điểm khác biệt đầu tiên giữa KOC và KOL nằm ở số lượng người theo dõi. KOL sẽ có yêu cầu về lượng người theo dõi trên các nền tảng xã hội cá nhân cao hơn nhiều so với KOC. Cụ thể, số lượng người theo dõi của một KOL sẽ dao động trong khoảng từ 1000 người cho đến 1 triệu người, hoặc hơn. Còn KOC, mặc dù có yêu cầu về số lượng follow nhất định nhưng yếu tố này không quá nặng nề. KOC dù có lượng người theo dõi thấp hơn so với KOL nhưng họ lại được đánh giá là gần gũi với người xem và có độ tin cậy cao hơn.

2. Mức độ phổ biến

Sự khác biệt về lượng người theo dõi dẫn tới sự khác biệt về mức độ phổ biến. Có thể nói, so về mức phủ sóng, KOL sẽ nổi tiếng hơn nhiều so với KOC, nhóm công chúng của KOL cũng đa dạng và rộng hơn so với KOC. KOL luôn được lựa chọn khi các thương hiệu muốn quảng bá, lan rộng, tăng độ phủ sóng. Khác với KOL tập trung vào mặt quảng bá hình ảnh, KOC tập trung nhiều hơn vào hoạt động bán hàng. Họ sáng tạo nội dung nhằm thúc đẩy doanh thu sản phẩm, có tác động mạnh nhưng trong thời gian ngắn và độ phổ biến thấp.

3. Tính chuyên môn

Một điểm khác biệt không nhỏ khác giữa KOL và KOC là tính chuyên môn. KOL bắt buộc phải là người có chuyên môn, có kiến thức, am hiểu về lĩnh vực, sản phẩm mà mình giới thiệu, từ đó tạo niềm tin, trở thành người dẫn dắt người dùng biết tới và trải nghiệm sản phẩm. KOC thì ngược lại, họ đóng vai trò là người dùng, trực tiếp trải nghiệm sản phẩm và đưa ra đánh giá chủ quan của mình. Do vậy, KOC không đòi hỏi cao về kiến thức chuyên môn, tuy nhiên, để đảm bảo uy tín, họ cũng cần có hiểu biết căn bản, tin cậy về lĩnh vực, sản phẩm mà mình review.

KOC và KOL khác nhau như thế nào?

4. Tính chủ động

KOL có tầm ảnh hưởng lớn, phổ biến trong cộng đồng, họ có khả năng dẫn dắt, định hướng hành vi của một số lượng lớn công chúng. Do đó, thông thường, các nhãn hàng sẽ là bên chủ động liên hệ để mời hợp tác với KOL. Ngược lại, KOC lại là người chủ động lựa chọn thương hiệu, sản phẩm để trải nghiệm và lên nội dung đánh giá về sản phẩm, thương hiệu đó. KOC cũng có thể chủ động tìm kiếm, liên hệ với các thương hiệu để mời hợp tác, tài trợ sản phẩm. Họ kiếm tiền thông qua các nội dung quảng cáo từ nhãn hàng, thông qua chính sản phẩm đã được review theo cách liên kết tiếp thị hoặc trực tiếp cung cấp mặt hàng đó.

5. Độ tin cậy

KOL mặc dù là người am hiểu, có kiến thức chuyên môn nhưng các sản phẩm họ quảng cáo thường đến từ hợp đồng với thương hiệu, và người tiêu dùng biết rõ điều đó. Bởi vậy, không ít người theo dõi vẫn có sự hoài nghi nhất định. Trong khi đó, các đánh giá từ KOC có vẻ đáng tin cậy hơn khi họ đã có thời gian trực tiếp trải nghiệm. Do đó, so về độ tin cậy, KOC thường có nhiều lợi thế hơn so với KOL.

Xem thêm:

– Top 70+ thuật ngữ marketing thông dụng mà marketer cần biết

– Cách làm Affiliate Marketing dành cho người mới hiệu quả, thành công

– Outbound marketing là gì? Điểm khác biệt với Inbound marketing

Trên đây là một số thông tin tham khảo về công việc KOC, các tố chất cần có ở KOC, cách đánh giá hiệu quả KOC và sự khác biệt giữa KOC với KOL. Hy vọng bài viết giúp bạn hiểu hơn về công việc KOC. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, đừng quên chia sẻ cho những người xung quanh nếu bạn thấy nội dung bổ ích. Hẹn gặp lại ở những bài viết tiếp theo.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết KOC là gì? So sánh 5 điểm khác nhau giữa KOL và KOC trong Marketing do ivntalent.edu.vnsưu tầm. Mong rằng các bạn có những thông tin bổ ích nhé. Mọi thông tin khiếu nại về bản quyền vui lòng liên hệ contact để xử lý nhanh nhất nhé. Cảm ơn các bạn.