Bạn đang theo dõi bài viết Lập trình hướng đối tượng khác lập trình hướng cấu trúc thế nào? tại ivntalent.edu.vnBạn có thể truy cập nhanh bằng mục lục của bài viết để có thể xem thông tin mình cần nhanh chóng nhất nhé.
Lập trình hướng đối tượng và lập trình hướng cấu trúc đều là phương pháp lập trình cao cấp được sử dụng rất nhiều ở mỗi ngôn ngữ lập trình. Mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm khác nhau. Vì thế hiểu rõ hơn về chúng sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc code cũng như tiết kiệm được nhiều thời gian làm việc.
I. Tổng quan về lập trình hướng đối tượng
1. Khái niệm lập trình hướng đối tượng
Lập trình hướng đối tượng viết tắt là OOP (object-oriented programming) là một cấu trúc lập trình hướng các đối tượng để làm nền tảng cho việc xây dựng các chương trình. Trong đó các đối tượng chứa đựng các dữ liệu trên các trường, thường được gọi là các thuộc tính.
Một số khái niệm cơ bản trong lập trình hướng đối tượng được hiểu như sau:
Đối tượng:Trong một đối tượng chứa đựng 2 thông tin chính là: thuộc tính và phương thức.
– Giống như ở con người có đặc điểm để nhận dạng như mặt mũi, hình dáng, chân tay. Thì ở đây các thuộc tính chứa những thông tin và đặc điểm chính để nhận dạng đối tượng.
– Phương thức là những hành động, thao tác mà nó có thể thực hiện lên đối tượng. Hiểu nôm na, một người có thể thực hiện được đi, đứng, nói chuyện.
Lớp
– Những đối tượng giống hay tương đồng với nhau có thể gộp chung lại với nhau thành một lớp đối tượng. Trong các lớp cũng có các thuộc tính và phương thức.
– Ví dụ dễ hiểu thì ở đây ta có điện thoại là lớp, còn đối tượng là Iphone, Samsung, Oppo,..
2. Đặc điểm của lập trình hướng đối tượng
Lập trình hướng đối tượng có 4 đặc điểm chính sau:
Tính đóng gói: Các dữ liệu và phương thức gần giống hoặc liên quan với nhau sẽ được đóng gói thành một lớp, để dễ dàng tương tác, quản lý thông tin. Tương tự với việc mỗi lớp được xây dựng nhằm thực hiện một số chức năng đặc trưng riêng của nó.
Ngoài ra lập trình viên có thể đóng gói những dữ liệu nội bộ, thông tin bảo mật nhằm che dấu chúng khỏi sự xâm phạm từ bên ngoài.
Tính kế thừa: Các lớp trước hay nôm na được gọi là lớp cha sẽ mang những phương thức và mã nguồn, sau đó lớp con sẽ thừa hưởng những lớp này mà không cần định nghĩa lại.
Các lớp con lúc này có thể được mở rộng thêm những phần đã thừa kế cũng như bổ sung thêm những thành phần mới.
Tính đa hình: Tính đa hình được hiểu là hai hay nhiều lớp khác nhau có thể được hiểu và thực hiện theo nhiều cách khác nhau.
Ví dụ: Cùng là điện thoại, khi lưu dữ liệu trên cloud nhưng điện thoại android sẽ lưu dữ liệu trên Google còn Iphone sẽ lưu trữ trên iCloud.
Tính trừu tượng: Trong OOP tính trừu tượng nghĩa là chắc lọc chọn ra những đối tượng, phương thức cần thiết để giải quyết mệnh mệnh đề. Trừu tượng ở đây còn có thể hiểu là tổng quát hóa một cái gì lên, mà không cần chú ý quá nhiều đến nội dung bên trong.
Ví dụ: Để giải bài toán sinh viên ta chỉ cần chọn lọc những thông tin: Tên, giới tính, tuổi, điểm thi,.. Mà không cần quan tâm đến sở thích, cân nặng, màu tóc,…
3. Ưu điểm của lập trình hướng đối tượng
– Dựa trên đặc tính thừa kế, OOP có thể mở rộng khả năng từ các lớp trước, qua đó tăng được sự tối ưu và tái sử dụng code hiệu quả, không phải mất thời gian lặp lại đoạn code.
– Có thể giữ tính an toàn, bảo mật cho dữ liệu bằng cách ẩn các dữ liệu.,
– Phân tầng dữ liệu thành các lớp, đối tượng giúp lập trình viên dễ dàng hơn trong việc sắp xếp dữ liệu và nâng cấp chúng lên theo từng nhiệm vụ khác nhau.
– Trừu tượng được dữ liệu để có thể tăng độ tin cậy cho dữ liệu.
II. Lập trình hướng cấu trúc là gì?
1. Lập trình hướng cấu trúc là gì?
Lập trình hướng cấu trúc viết tắt POP là phương pháp lập trình truyền thống. Cách lập trình của phương pháp này là giải quyết các vấn đề theo hướng từ trên xuống dưới, tập trung giải quyết các vấn đề theo thứ tự, Theo đó, các chương trình sẽ được đơn giản hóa bằng cách chia nhỏ các hàm rồi thực hiện.
Các ngôn ngữ lập trình phổ biến hiện nay đang hỗ trợ cấu trúc POP là: Pascal, C, Foxpro. Bên cạnh đó, phương pháp lưu đồ Nassi–Shneiderman là một trong các lưu đồ thường được sử dụng khi lập luận POP.
2. Đặc điểm của lập trình hướng cấu trúc
Cần tiếp cận và xây dựng hệ thống theo chiều hướng từ trên xuống.
– Một chương trình lớn được chia nhỏ là làm nhiều lần và có thể gọi lại một hoặc nhiều lần theo thứ tự bất kỳ.
– Có thể tạo ra một mô-đun lớn nhưng lập trình viên vẫn có thể dễ dàng theo dõi chương trình.
– Có thể sử dụng lại nhiều mã tại nhiều nơi khác nhau.
– Dễ dàng tập trung vào những nhiệm vụ cấp thiết cần thực hiện.
3. Ưu điểm của lập trình hướng cấu trúc
Lập trình cấu trúc là một hướng lập trình khá phổ biến, nhưng nó cũng sở hữu một số ưu nhược điểm sau đây.
Ưu điểm
– Là phương pháp lập trình phổ thông đơn giản dễ hiểu.
– Dễ dàng tư duy do lập luận theo chiều hướng từ trên xuống.
– Thuận lợi trong việc theo dõi mã lệnh.
– Sử dụng lại mã trên nhiều địa chỉ khác nhau (ngoại trừ mã nguồn)
Nhược điểm
– Không thể sử dụng lặp lại mã nguồn.
– Mỗi cấu trúc dữ liệu chỉ phù hợp với một số hàm nhất định, nếu thay đổi dữ liệu buộc phải kiểm tra và thay đổi theo.
– Không thể đóng gói và ẩn thông tin quan trọng giống như OOP
III. Sự khác biệt giữa lập trình hướng đối tượng và lập trình hướng cấu trúc.
Do những vấn đề về bảo mật thông tin cũng như hạn chế của phương pháp truyền thống POP, người ta đã tạo ra OOP nhằm giải quyết những hết những vấn đề trên. Tuy nhiên, hiểu rõ hơn về ưu nhược điểm của từng phương pháp, sẽ giúp bạn tiếp cận đc lối lập trình tối ưu nhất, sự khác nhau của chúng được làm rõ qua bảng sau đây:
Căn bản
Thủ tục / Cấu trúc định hướng
Hướng đối tượng
Hướng tiếp cận
Từ trên xuống
Từ dưới lên
Nền tảng
Trọng tâm chính là “làm thế nào để hoàn thành nhiệm vụ” tức là về thủ tục hoặc cấu trúc của một chương trình.
Trọng tâm chính là “bảo mật dữ liệu”. Do đó, chỉ các đối tượng được phép truy cập các thực thể của một lớp.
Division
Chương trình lớn được chia thành các đơn vị gọi là chức năng.
Toàn bộ chương trình được chia thành các đối tượng.
Chế độ truy cập thực thể
Không có specifier truy cập
Có tình xác định truy cập là “public”, “private”, “protected”.
Thừa kế
Không hỗ trợ thừa kế
Thừa kế được hỗ trợ ở ba trạng thái “public”, “private”, “protected”
Bảo mật
Không có cách ẩn dữ liệu thích hợp, vì vậy dữ liệu không an toàn
Dữ liệu được ẩn trong ba chế độ”public”, “private”, “protected” do đó bảo mật dữ liệu tăng lên.
Chia sẻ dữ liệu
Dữ liệu toàn hệ thống được chia sẻ giữa các chức năng trong chương trình.
Dữ liệu được chia sẻ giữa các đối tượng thông qua các chức năng.
Function và Class
Không có khái niệm về Function và Class
Các lớp hoặc hàm có thể giao tiếp với nhau với từ khóa. (tùy các ngôn ngữ khác nhau thì từ khóa sẽ khác nhau)
Virtual classes hoặc virtual function
Không có khái niệm về lớp ảo
Khái niệm về chức năng ảo xuất hiện trong quá trình kế thừa.
Các ngôn ngữ thường sử dụng
TC, VB, Pascal
C ++, JAVA, VB.NET, C # .NET, Ruby,…
Xem thêm:
– Lập trình viên là gì? Tố chất để trở thành lập trình viên thành công
– Bộ câu hỏi phỏng vấn lập trình viên thường gặp khi xin việc
– Cách viết CV lập trình viên đúng chuẩn, chuyên nghiệp nhất
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn các thông tin quan trọng cần biết về lập trình hướng đối tượng khác lập trình hướng cấu trúc thế nào? Rất mong bài viết sẽ giải đáp được những thắc mắc của bạn, nếu có góp ý hoặc câu hỏi hãy để lại chúng ở phần bình luận và hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết sau!
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Lập trình hướng đối tượng khác lập trình hướng cấu trúc thế nào? do ivntalent.edu.vnsưu tầm. Mong rằng các bạn có những thông tin bổ ích nhé. Mọi thông tin khiếu nại về bản quyền vui lòng liên hệ contact để xử lý nhanh nhất nhé. Cảm ơn các bạn.