Bạn đang theo dõi bài viết Lập trình là gì? Học lập trình có khó? Các loại ngôn ngữ lập trình tại ivntalent.edu.vnBạn có thể truy cập nhanh bằng mục lục của bài viết để có thể xem thông tin mình cần nhanh chóng nhất nhé.
Lập trình là gì? Học lập trình viên có khó không? Học những gì để có thể trở thành lập trình viên? Và trong thời buổi công nghệ này, chúng ta có nên đầu tư học lập trình không? Hãy cùng mình tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!
I. Lập trình là gì?
Lập trình là việc một người sử dụng các ngôn ngữ lập trình, các đoạn mã hay các tiện ích có sẵn để tạo ra một phần mềm máy tính, trò chơi, trang web, ứng dụng,… Điều này giúp người dùng đơn giản hóa việc thực hiện mệnh lệnh với laptop, hay dễ dàng tương tác với nhau thông qua các thiết bị điện tử. Và những người làm công việc lập trình thì được gọi chung là lập trình viên.
Nhiều người vẫn nhầm lẫn lập trình chính là một tên gọi khác của ngành Công nghệ thông tin. Nhưng về bản chất, lập trình chỉ là một nhánh trong ngành IT. Công việc của lập trình viên chủ yếu là tương tác với máy tính thông qua ngôn ngữ lập trình. Có rất nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau và mỗi một ngôn ngữ lập trình có những ứng dụng riêng.
Tìm việc làm, tuyển dụng software developer có thể bạn quan tâm:
– Software Developer (ASP.Net MVC / DotNet / Java)
– Mobile Developer (Java/Swift)
– Tuyển dụng lập trình viên
II. Ngôn ngữ lập trình phổ biến
1. Ngôn ngữ lập trình Java là gì?
Java là ngôn ngữ lập trình nổi tiếng và được nhiều người sử dụng. Bao gồm cả các hệ thống, trang web lớn như: Amazon, eBay,… Điểm cộng lớn của ngôn ngữ lập trình Java chính là có khả năng tương thích với tất cả các nền tảng, phần cứng. Java là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng và hoạt động bằng cách biên dịch mã nguồn thành bytecode.
2. Ngôn ngữ lập trình Python là gì?
Ngôn ngữ lập trình Python là ngôn ngữ lập trình bậc cao được thiết kế nhằm giúp xây dựng và phát triển các website. Điểm cộng lớn của Python là dễ hiểu, dễ đọc, dễ thực hiện. Ngôn ngữ Python có khả năng hỗ trợ lập trình cực tốt nhờ vào thư viện, hàm phong phú.
Ngôn ngữ lập trình bậc cao này được trang bị một mã nguồn mở. Điều này sẽ giúp các lập trình viên dễ dàng tùy biến theo các yêu cầu cụ thể. Ngoài ra, ngôn ngữ lập trình Python có một khả năng tuyệt vời là hỗ trợ tốt cho các lập trình viên giải quyết các thuật toán về tìm kiếm.
3. Ngôn ngữ lập trình PHP là gì?
Tại thời điểm hiện tại, ngôn ngữ lập trình PHP viết tắt của cụm từ “Hypertext Preprocessor”, là ngôn ngữ lập trình nổi tiếng nhất. Đây là ngôn ngữ lập trình đặc biệt, hay còn được gọi là ngôn ngữ lập trình kịch bản. Bởi do, ngôn ngữ này chạy ở phía server từ đó sinh ra mã HTML trên client.
Ngôn ngữ lập trình PHP thường được sử dụng với CMS. Chính vì là một ngôn ngữ lập trình mạnh mẽ, thế nên PHP được sử dụng nhiều ở các trang web lớn như Facebook, Wikipedia, WordPress,…
Xem thêm:CMS là gì? Danh sách hệ thống CMS sử dụng phổ biến hiện nay
4. Ngôn ngữ lập trình JavaScript là gì?
Bên cạnh PHP, JavaScript cũng là ngôn ngữ lập trình kịch bản dựa trên đối tượng phát triển có sẵn hoặc tự định nghĩa được sử dụng phổ biến, rộng rãi. Ngôn ngữ lập trình này được hỗ trợ hầu như trên tất cả các trình duyệt như Firefox, Google Chrome,… ở cả máy tính lẫn điện thoại.
JavaScript đóng vai trò như là một phần của trang web, được tích hợp và nhúng vào HTML giúp website trở nên sống động hơn. Cùng với HTML và CSS, ngôn ngữ lập trình JavaScript chính là thành phần không thể thiếu đối với hầu hết website.
5. Ngôn ngữ lập trình C# là gì?
Ngôn ngữ lập trình C# là ngôn ngữ mang tính cổ điển và tương đối khó đối với đa số người học lập trình. Đây là ngôn ngữ được phát triển bởi tập đoàn Microsoft, có phạm vi ứng dụng rộng. Ngôn ngữ C# hỗ trợ tốt cho game, lập trình nhúng, các hệ thống xử lý chuyên sâu và có nét tương đồng với ngôn ngữ lập trình C – được phát triển trên nền .net.
Lưu ý: Khi theo đuổi nghề lập trình, bạn không nên chỉ học một loại ngôn ngữ. Bởi tùy vào tính chất công việc hoặc yêu cầu từ công ty, khách hàng,… mà bạn sẽ phải sử dụng loại ngôn ngữ lập trình thích hợp. Thế nên từng giai đoạn phát triển, bạn nên xác định học thêm một số ngôn ngữ khác để nâng cao trình độ của bản thân. Chẳng hạn ở bước đầu học lập trình, bạn nên lựa chọn học C, C++ trong từ 3 – 6 tháng. Sau khi đã có chút kiến thức lập trình, bạn cần xác định hướng phát triển và lựa chọn học thêm ngôn ngữ lập trình mới phù hợp với mục tiêu đã vạch ra.
III. Một số ứng dụng của lập trình
Trong thời đại công nghệ được sử dụng rộng rãi như hiện nay, không khó để chúng ta thấy được tính ứng dụng của công việc lập trình. Hầu hết các thiết bị điện tử có thể hoạt động một cách thông minh là đều nhờ đến đóng góp to lớn của lập trình. Các hệ thống website như: Thế Giới Di Động, Điện Máy Xanh, Bách Hóa Xanh,… chính là sản phẩm của lập trình. Không những thế, để các trang web được hoạt động trơn tru và đưa ra những dữ liệu chính xác thì cần phải có một đội ngũ lập trình chuyên hỗ trợ và xử lý. Các hệ thống tìm kiếm, trả lời tự động, các ứng dụng gửi email, tin nhắn tự động, trợ lý ảo,… sẽ do các lập trình viên thiết kế và phát triển.
Ngoài ra với phát triển vượt bậc của ngành công nghệ thông tin nói chung cũng như lập trình nói riêng, sự ra đời của robot và trí tuệ nhân tạo AI chính là thành tựu nổi bật nhất của thời đại. Chúng có thể hỗ trợ con người thực hiện các công việc có tính lặp đi lặp lại, hay làm trong những môi trường nguy hiểm độc hại, điều hành các dây chuyền sản xuất tự động, lắp ráp, dò đường,… Trong hoạt động kinh doanh, ngành lập trình cũng hỗ trợ rất nhiều khi xây dựng nên những hệ thống, phần mềm quản lý nhân sự, doanh số, tài chính,… giúp người chủ, người quản lý có thể trực tiếp theo dõi doanh thu và tốc độ tăng trưởng. Để từ đó đưa ra các chiến lược mới nâng cao chỉ tiêu và lợi nhuận.
Trong ngành giáo dục, các nhân viên lập trình đã tạo ra vô số hệ thống học tập trực tuyến. Với nền tảng xử lý riêng biệt như đưa ra bài tập, đánh giá, khen thưởng và kết nối người học với giáo viên hay những người học khác. Một ứng dụng khác của ngành lập trình phải kể đến chính là game online, các trò chơi trực tuyến. Ở thời điểm hiện tại, có thể nói lập trình game chính là một mảnh đất màu mỡ không chỉ vì nhu cầu thị trường, mà còn là ở mức thu nhập vô cùng hấp dẫn. Tuy vậy, để theo đuổi nghề lập trình game lại không hề dễ dàng. Thế nên, bạn cần định hướng rõ ràng cũng như trau dồi kiến thức chuyên môn và kỹ năng lập trình mỗi ngày!
Xem thêm:Công nghệ AI là gì? Tìm hiểu về AI và ứng dụng của trí tuệ nhân tạo
IV. Học lập trình để làm gì?
– Lập trình trên thiết bị di động: Trên thực tế, ngày càng có nhiều người sử dụng các thiết bị di động cho cả công việc lẫn giải trí hằng ngày. Theo thống kê, có khoảng 3 tỷ người trên thế giới sở hữu thiết bị di động. Chính vì vậy mà nhiều nhà phát triển ứng dụng, phần mềm đã tập trung hơn vào thị trường game – app điện thoại. Lập trình trên thiết bị di động là 1 nhánh của lập trình và được phát triển trên 2 nền tảng phổ biến là iOS và Android.
– Lập trình website: Website là một nơi cung cấp thông tin, giải trí lớn trên Internet. Website càng phức tạp và có chất lượng hoạt động càng tốt thì chi phí xây dựng càng cao. Thế nên, doanh nghiệp thường đòi hỏi rất cao dành cho nhân viên lập trình web. Có thể kể đến như bạn phải sử dụng được đa dạng ngôn ngữ lập trình, có khả năng tự xây dựng website từ đầu đến cuối,… Tuy vậy ngày nay, bạn có thể dễ dàng tạo trang web nhờ vào các nền tảng mã nguồn mở.
– Kiểm thử phần mềm (Tester): Mỗi một hệ thống phần mềm được xây dựng sẽ có rất nhiều yếu tố quyết định đến tính ổn định và khả năng vận hành. Kiểm thử phần mềm hay Tester là công việc tìm kiếm lỗi hoặc sự cố của chương trình để báo lại cho nhóm phát triển sản phẩm. Người làm kiểm thử phần mềm sẽ phải thực hiện các bài test để đánh giá hiệu quả và tìm kiếm các lỗi của hệ thống trước khi chính thức đưa vào sử dụng.
Xem thêm:Tester là gì? Kiến thức và kỹ năng để trở thành Tester chuyên nghiệp
– Chuyên viên ứng dụng, hệ thống thông tin: Là người phụ trách việc nhập liệu các thông tin vào phần cứng, phần mềm nhằm để lưu trữ và quản lý. Hệ thống thông tin là một tập hợp nhiều yếu tố có mối liên hệ mật thiết với nhau, tạo thành một chỉnh thể. Các yếu tố này vô cùng đa dạng, tạo nên khối dữ liệu khổng lồ và cấu thành từng lĩnh vực hệ thống thông tin nhất định.
– Chuyên viên dữ liệu (Big Data): Đây là một chuyên ngành tương đối mới trong số các công việc mà nhân viên lập trình có thể chọn phát triển. Những chuyên gia dữ liệu (Big Data) sẽ phụ trách việc xử lý những tập dữ liệu rất lớn và có mức độ phức tạp cao, mà các hệ thống thông thường không thể xử lý được.
– Machine Learning: Còn gọi là học máy, là một phần của ngành trí tuệ nhân tạo. Tương tự như Big Data, đây là một ngành rất mới. Nói một cách dễ hiểu thì Machine Learning chính là việc hướng dẫn và giải thích cho máy tính hiểu một vấn đề nào đó bằng các tập dữ liệu lớn. Sau khi máy tính “học và rút kinh nghiệm”, chúng sẽ có “phản ứng” chính xác dựa trên dữ liệu đầu vào.
Xem thêm:Big Data là gì? Đặc điểm, vai trò và ứng dụng Big Data hiện nay
– Lập trình IOT: Hay còn được gọi là lập trình nhúng. Đây là hình thức lập trình trực tiếp trên các thiết bị, các bảng mạch điện tử. Bằng cách lập trình và nạp dữ liệu trực tiếp, người dùng bình thường sẽ rất khó hoặc không thể thay đổi dữ liệu nạp vào.
V. Triển vọng của nghề lập trình
– Mức lương và cơ hội việc làm hấp dẫn: Vì để bắt kịp với tốc độ phát triển của công nghệ, nhiều công ty không ngại đưa ra các chính sách đãi ngộ cùng mức lương hấp dẫn nhằm thu hút nhân tài trong ngành. Chính vì thế, trong một vài năm tới, bạn có thể dễ dàng tìm kiếm một công việc lập trình phù hợp với trình độ, kỹ năng cùng mục tiêu phát triển của bản thân.
– Cơ hội phát triển bản thân rộng mở: Hiện nay, cơ hội phát triển của nghề lập trình là không giới hạn. Lập trình viên có thể làm việc trong nhiều môi trường, ở nhiều vị trí và vai trò khác nhau. Thậm chí, sau một vài năm tích lũy kinh nghiệm trong những công ty công nghệ lớn, bạn có thể quay về đảm nhận vị trí CEO, CTO tại các doanh nghiệp startup.
Xem thêm:CEO là gì? Tố chất cần có nếu muốn trở thành CEO trong tương lai
– Có thể làm việc ở nhiều nơi trên thế giới: Lập trình là một nghề mang tính “toàn cầu”. Chỉ cần có trình độ chuyên môn và khả năng ngoại ngữ, đặc biệt là Tiếng Anh, nghĩa là bạn có thể làm việc ở nhiều quốc gia trên thế giới. Hơn hết, lập trình chính là một công việc “work from home” lý tưởng. Bạn hoàn toàn có thể sống ở Việt Nam và làm cho một công ty công nghệ nước ngoài khi đáp ứng đủ điều kiện mà họ yêu cầu.
Xem thêm: 10 cách giúp giảm căng thẳng trong thời gian Work From Home
– Đa dạng lĩnh vực cho bạn lựa chọn: Không chỉ có cơ hội việc làm rộng lớn, mà lĩnh vực chuyên môn của nghề lập trình cũng đa dạng. Từ lập trình web đến lập trình ứng dụng di động, lập trình ứng dụng máy tính, lập trình thiết bị điện tử, lập trình ô tô,… Chưa kể đến những ngành nghề mới xuất hiện và trong tương lai sẽ còn phát triển hơn nữa, chẳng hạn như AI – trí tuệ nhân tạo.
VI. Những khó khăn của lập trình viên
1. Kén người học và theo đuổi
Để trở thành một lập trình viên, bạn phải là người say mê công nghệ. Mà công nghệ lại là thứ thay đổi theo từng phút, từng giờ và từng ngày. Công nghệ của năm nay chưa chắc áp dụng được cho năm sau. Vì vậy, bạn phải là người đam mê nghiêm túc với công nghệ thì mới có đủ khả năng chạy theo tốc độ thay đổi của nghề nghiệp. Ngoài ra để phát triển trong ngành, bạn buộc phải có một tư duy logic. Bởi vì lập trình vốn dĩ là một chuỗi các sự kiện, câu lệnh được sắp xếp và nối lại với nhau chặt chẽ, khoa học.
Hơn tất cả, nghề lập trình đòi hỏi bạn phải có một sức khỏe tốt. Bởi đa số thời gian bạn sẽ chỉ ngồi làm việc trên máy tính, ít đi lại, và luôn trong tình trạng căng thẳng. Thế nên nếu kết hợp với lối sống không lành mạnh, ít tập luyện thể thao thì sức khỏe của bạn sẽ nhanh chóng suy giảm. Một yếu tố khác khiến cho nghề lập trình viên kén người học và theo đuổi là vì yêu cầu cao về khả năng chịu đựng áp lực công việc, giữ đúng tiến độ cũng như có trách nhiệm.
2. Tuổi nghề lập trình viên thấp
Tuổi nghề lập trình viên thấp không phải vì càng lớn thì còn người ta càng chậm chạp đến mức không code được. Mà chính vì ở tầm tuổi hơn 30, bạn sẽ không đủ độ nhiệt huyết so với các anh chàng thanh niên 20 – 25. Đặc biệt trên 35 tuổi, bạn sẽ có nhiều vấn đề cần lo lắng hơn trước và thế là làm giảm sự tập trung cho công việc. Tuy nhiên bù lại, khi dần có tuổi và tích lũy được nhiều kinh nghiệm làm việc, bạn sẽ được bổ nhiệm những vị trí cao hơn như trưởng nhóm, trưởng phòng, quản lý dự án, hoặc startup công ty riêng,…
VII. Học lập trình có khó không?
Học lập trình có khó không? Câu trả lời dành cho bạn có thể là có hoặc cũng có thể là không. Tùy vào khả năng của mỗi người mà sẽ có những cảm giác khác nhau. Đối với người phù hợp thì sẽ thấy lập trình không hề khó, nhưng với người không phù hợp thì lại cảm thấy lập trình khó hơn cả giải Toán cao cấp. Vì vậy, để trả lời cho câu hỏi học lập trình có khó hay không, bạn phải dựa vào sự yêu thích, khả năng của bản thân cùng kết hợp xem xét với nhiều yếu tố ngoại cảnh khác. Cách tốt nhất để biết bạn có phù hợp với nghề chính là thử trải nghiệm một khóa học lập trình cơ bản. Có thể học tại các trường đại học, những trung tâm đào tạo tư nhân,… hoặc bạn cũng có thể tham khảo các khóa học nhập môn lập trình ở Google hoặc Youtube, diễn đàn công nghệ,… để thử sức và xác định bản thân.
Xem thêm:
– Bộ câu hỏi phỏng vấn lập trình viên thường gặp khi xin việc
– Web Developer là gì? Mô tả công việc của một Web Developer
– Database là gì? Tầm quan trọng của database trong ngành IT
Trên đây là bài viết định nghĩa lập trình là gì, cũng như giải đáp một số thắc mắc về công việc lập trình. Hy vọng đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích cho việc định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Chúc bạn thành công hơn nữa trong sự nghiệp lẫn cuộc sống. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết sau!
Nguồn tham khảo: //vi.wikipedia.org/wiki/Lập_trình_máy_tính
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Lập trình là gì? Học lập trình có khó? Các loại ngôn ngữ lập trình do ivntalent.edu.vnsưu tầm. Mong rằng các bạn có những thông tin bổ ích nhé. Mọi thông tin khiếu nại về bản quyền vui lòng liên hệ contact để xử lý nhanh nhất nhé. Cảm ơn các bạn.