Lập trình PLC là gì? Mô tả công việc và cơ hội nghề nghiệp

Bạn đang theo dõi bài viết Lập trình PLC là gì? Mô tả công việc và cơ hội nghề nghiệp tại ivntalent.edu.vnBạn có thể truy cập nhanh bằng mục lục của bài viết để có thể xem thông tin mình cần nhanh chóng nhất nhé.

Lập trình PLC hiện nay là một trong những ngành nghề có số lượng tuyển dụng cao nhất không chỉ vì máy móc hiện đại phát triển mà PLC còn là nhu cầu thiết yếu của xã hội, vậy lập trình PLC là gì và những ngôn ngữ lập trình PLC phổ biến nhất hiện nay là gì? Hãy cùng mình tìm hiểu qua bài viết này nhé.

I. Sơ lược về PLC

Lập trình PLC là gì? Mô tả công việc và cơ hội nghề nghiệp

1. Nguyên lý hoạt động của ngôn ngữ lập trình PLC

Thiết bị hoạt động dựa trên nguyên lý lặp lại những yêu cầu mà người lập trình đề ra nhằm cung cấp thông tin cho thiết bị đầu vào và xuất thông tin cho thiết bị đầu ra một cách hiệu quả.

Với mục đích nhằm nâng cao hiệu quả và khắc phục những điểm yếu còn tồn đọng của thiết bị Relay cũ, PLC ra đời giúp mang đến những trải nghiệm tốt hơn cho người dùng như:

– Dễ dàng tiếp cận bằng ngôn ngữ lập trình đơn giản.

– Dễ dàng cài đặt và sửa chữa nhờ có kích thước nhỏ gọn.

– Đa dạng cổng kết nối, thuận tiện cho việc kết nối với nhiều thiết bị.

– Giá thành phải chăng, phù hợp với nhu cầu của thị trường hiện nay.

2. Ưu điểm và nhược điểm của PLC

2.1 Ưu điểm

– Là ngôn ngữ dễ học, dễ tiếp cận.

– Có kích thước nhỏ gọn, dễ sửa chữa và thay thế phụ kiện khi cần thiết.

– Dung lượng bộ nhớ đã được nâng cao nhằm đáp ứng nhu cầu lưu trữ và thiết lập dữ liệu.

Với sự cải tiến thì giá thành cũng đã giảm nhiều so với khi mới ra mắt nên có thể tiếp cận được với nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ.

2.2 Nhược điểm

PLC được dùng cho nhiều máy móc tuy nhiên máy móc có khối lượng lớn và nhiều chức năng khó có thể sử dụng được.

Tìm việc làm, tuyển dụng Công nghệ thông tin/ IT/ Lập trình có thể bạn quan tâm:

– .NET Core/Java Developers

– Nhân viên IT Siêu thị (IT helpdesk)

– Nhân Viên Lập Trình Firmware

II. Khái niệm và ứng dụng của lập trình PLC

Khái niệm và ứng dụng của lập trình PLC

Lập trình PLC là thiết bị cho thực hiện các hành động logic được yêu cầu qua bộ tiếp nhận thông tin dưới dạng lập trình. PLC thường được lập trình dưới dạng ngôn ngữ độc quyền của bộ điều khiển và được mô tả dưới dạng bản dịch từ lời nói.

Lập trình PLC có giá trị cực kì quan trọng trong hệ thống công nghiệp hiện đại đặc biệt là ngành tự động hóa. Lập trình PLC được dùng trong những thiết bị máy móc tự động như máy đóng hộp, máy gói hàng, máy khâu, cấp thoát nước, giám sát hệ thống,…

III. Các loại ngôn ngữ lập trình PLC phổ biến hiện nay

Các loại ngôn ngữ lập trình PLC phổ biến hiện nay

1. Ngôn ngữ lập trình PLC LAD (Ladder Diagram)

Ngôn ngữ lập trình PLC LAD được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: Sơ đồ bậc thang hay LAD. Trước kia để điều khiển quá trình sử dụng cần dùng đến các thiết bị cơ học như rơ le hoặc công tắc, nhưng với sự phát triển của khoa học, LAD được sử dụng rộng rãi và thay thế rơ le thành những thiết bị điều khiển dây cứng chuyên dụng.

LAD là cách trình bày sơ đồ hoặc biểu tượng của sơ đồ được sử dụng trong tự động hóa công nghiệp đại diện cho các mạch điều khiển logic và sắp xếp theo kiểu bậc thang vì vậy còn gọi đó là sơ đồ bậc thang.

2. Ngôn ngữ lập trình PLC FBD (Function Block Diagram)

Một trong những ngôn ngữ lập trình chính thức và được sử dụng rộng rãi trong lập trình PLC là FBD (Function Block Diagram) hay còn gọi là lập trình khối. Function Block Diagram là phương pháp đơn giản để lập trình bất cứ chức năng nào trong chương trình PLC. Bên cạnh đó, ngôn ngữ FBD cũng rất dễ học và cung cấp nhiều chức năng hữu ích trong quá trình làm việc.

Giống như sơ đồ bậc thang LAD , sơ đồ khối chức năng FBD được mô tả trong tiêu chuẩn IEC 61131-3 của PLCOpen. Hầu hết các chương trình PLC được viết với một số lượng FBD. Vì bạn có thể viết các chức năng của mình và giành thời gian để nghiên cứu kết nối các chức năng đó với nhau.

3. Ngôn ngữ lập trình PLC ST/STL (Structured Text)

Các lập trình viên sẽ tiếp cận với ngôn ngữ lập trình PLC LAD rất dễ dàng, nhưng ngược lại nó lại có nhược điểm rất lớn là khó đọc và hiểu. Đó là lý do tại sao một số người cho rằng ngôn ngữ lập trình PLC ST/STL là ngôn ngữ lập trình tốt hơn.

Structured Text là ngôn ngữ lập trình PLC được định nghĩa bởi PLCOpen trong IEC 61131-3 . Ngôn ngữ lập trình dựa trên văn bản, so với sơ đồ bậc thang dựa trên đồ họa hoặc Sơ đồ khối chức năng.

Nếu bạn đã quen thuộc với các ngôn ngữ lập trình cấp cao như PHP, Python và C, Structured Text sẽ có vẻ quen thuộc với bạn. Cú pháp của Structured Text được phát triển giống như cú pháp của ngôn ngữ lập trình cấp cao với các vòng lặp, biến, điều kiện và toán tử.

4. Ngôn ngữ lập trình PLC SFC (Sequential Function Chart)

Sequential Function Chart là một ngôn ngữ lập trình trực quan được sử dụng cho các bộ điều khiển logic trong PLC.

SFC là ngôn ngữ lập trình đồ họa, không dựa trên văn bản. Là một ngôn ngữ lập trình trực quan có nghĩa là nó rất phù hợp với nhiệm vụ chia nhỏ một quy trình lớn và phức tạp thành các phần nhỏ hơn, dễ nhìn và dễ hiểu hơn so với môi trường lập trình chỉ dựa trên văn bản.

Bên cạnh đó SFC làm cho các tác vụ khác xung quanh việc lập trình PLC trở nên dễ dàng và trực quan hơn nhiều. Như các tác vụ thiết kế ban đầu, gỡ lỗi và khắc phục sự cố của chính chương trình.

5. Ngôn ngữ lập trình PLC IL (Instruction List)

Ngôn ngữ lập trình IL (Instruction List) là một trong năm ngôn ngữ lập trình PLC được xác định theo tiêu chuẩn IEC 61131-3.

Instruction List không phải là ngôn ngữ lập trình đồ họa, thay vào đó nó là ngôn ngữ lập trình dưới dạng một danh sách câu lệnh đưa ra để máy tính thực thi hành động đó. Và giống như bất kỳ ngôn ngữ lập trình nào thì IL cũng có ưu điểm và nhược điểm. Điểm cộng cho ngôn ngữ lập trình này là về mặt tốc độ thực thi nhanh, chi phí thấp. Bên cạnh đó nhược điểm của nó là ít được sử dụng phổ biến vì nhiều người có xu hướng sử dụng ngôn ngữ và môi trường lập trình trực quan hơn.

6. Ngôn ngữ lập trình PLC C/C++

Bên cạnh những ngôn ngữ lập trình PLC được dùng phổ biến thì C/C++ đang nổi nên như một xu hướng của thế giới hiện thời. Với tốc độ nhanh chóng cùng sự phổ biến của loại ngôn ngữ này với nhiều ngành đặc biệt là trí tuệ nhân tạo và tự động hóa thì việc sử dụng C/C++ trong việc lập trình PLC là không hề khó khăn. Và đây cũng là ngôn ngữ lập trình được nhiều công ty lập trình PLC lớn tin dùng hiện nay.

IV. Làm sao chọn được ngôn ngữ PLC phù hợp?

Làm sao chọn được ngôn ngữ PLC phù hợp

Việc lựa chọn ngôn ngữ lập trình PLC phụ thuộc rất nhiều vào công ty bạn đang công tác và sản phẩm phù hợp với ngôn ngữ lập trình tương ứng nhằm mang lại tính năng đầy đủ với nhu cầu của sản phẩm như:

– Công ty bạn đang sử dụng ngôn ngữ PLC nào?

Bạn có thể biết nhiều loại ngôn ngữ lập trình và có thể ứng dụng được với tất cả những ngôn ngữ lập trình trong công ty thì đó sẽ là một lợi thế trong công việc, chẳng hạn như trong phòng thí nghiệm thì người ta sẽ chọn ngôn ngữ lập trình PLC LAD mà không phải ngôn ngữ lập trình chuyên dành cho kỹ thuật viên C/C++

– Thương hiệu PLC mà công ty đang dùng?

Việc kiểm tra bộ lập trình PLC mà công ty đang sử dụng rất quan trọng vì có nhiều thiết bị sẽ chỉ dùng ngôn ngữ lập trình PLC duy nhất là LAD nhưng có nhiều thiết bị sẽ hỗ trợ tất cả năm ngôn ngữ lập trình có trong IEC 61131-3. Vì vậy bạn nên kiểm tra và xem thử phần mềm của mình có đủ điều kiện để đáp ứng với việc lập trình ngôn ngữ của máy không.

V. Mô tả công việc và mức lương của kỹ sư PLC

Mô tả công việc và mức lương của kỹ sư PLC

Mức lương của kỹ sư PLC tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Như các ngành khác, mức lương phụ thuộc vào kinh nghiệm làm việc, công việc đảm nhận và mức độ công việc. Nhưng mức lương của kỹ sư PLC thường ở mức trung bình khá cao so với mặt bằng chung rơi vào khoảng 12 triệu/ 1 tháng. Mức lương được đề nghị ở ngành này thường rơi vào khoảng từ 9-17 triệu tùy thuộc vào kinh nghiệm và chức vụ đảm nhận.

Với sinh viên mới ra trường thì mức lương này nằm ở mức trung bình cao và giúp các bạn yên tâm hơn với công việc mình sẽ làm trong tương lai.

Xem thêm:

– Lập trình viên là gì? Tố chất để trở thành lập trình viên thành công

– Lập trình nhúng là gì? Mức lương và cơ hội nghề nghiệp

– IT là gì? Các yêu cầu và cơ hội việc làm của ngành IT

Hy vọng bài viết mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về lập trình PLC và những ngôn ngữ lập trình PLC phổ biến hiện nay. Hãy để lại bình luận và chia sẻ bài viết đến nhiều người khác biết đến nhé.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Lập trình PLC là gì? Mô tả công việc và cơ hội nghề nghiệp do ivntalent.edu.vnsưu tầm. Mong rằng các bạn có những thông tin bổ ích nhé. Mọi thông tin khiếu nại về bản quyền vui lòng liên hệ contact để xử lý nhanh nhất nhé. Cảm ơn các bạn.