Bạn đang theo dõi bài viết Mẫu KPI nhân viên giao hàng: cách xây dựng và quản lý tại ivntalent.edu.vnBạn có thể truy cập nhanh bằng mục lục của bài viết để có thể xem thông tin mình cần nhanh chóng nhất nhé.
Các công việc hiện nay đều có sử dụng thông số KPI để theo dõi và đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên trong công ty hay doanh nghiệp. Trong số đó, KPI ở lĩnh vực giao hàng luôn là chỉ số quan trọng, ảnh hưởng lớn tới doanh thu của công ty. Vì thế, việc thiết lập một mẫu KPI nhân viên giao hàng một cách hoàn chỉnh là vô cùng quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ thông tin về cách xây dựng và quản lý mẫu KPI nhân viên giao hàng.
I. KPI nhân viên giao hàng là gì?
KPIs tiếng Anh là Key Performance Indicators, là chỉ số được nhiều doanh nghiệp áp dụng để đánh giá được hiệu quả làm việc của từng nhân viên trong công ty. Các doanh nghiệp, cơ quan thường dựa vào từng đặc điểm công việc của phòng ban để thiết lập một mẫu đánh giá KPI phù hợp. Cũng từ đây, các tổ chức, doanh nghiệp sẽ đánh giá thành công của họ khi đạt được mục tiêu đề ra thông qua các chỉ số KPI ở nhiều cấp độ khác nhau.
Từ đó, KPI nhân viên giao hàng là những chỉ số do doanh nghiệp, cơ quan đưa ra nhằm đánh giá tiến độ hoàn thành công việc của nhân viên. Ngoài ra, chỉ số KPI trên cũng giúp các doanh nghiệp, cơ quan đó xác định hiệu quả và chất lượng làm việc của từng nhân viên giao hàng.
Việc làm, Tuyển tài xế có thể bạn quan tâm:
– Tài Xế Giao Hàng – Lắp đặt Điện Máy
– Cộng tác viên Giao hàng Shipper Bách Hóa Xanh online
II. Tại sao lại cần có mẫu đánh giá KPI nhân viên giao hàng?
Với việc sử dụng những chỉ số để đánh giá chất lượng và tiến độ công việc, vai trò của KPI trở nên quan trọng với từng công ty. Việc làm này có ảnh hưởng trực tiếp và quyết định lớn tới doanh thu của các doanh nghiệp.
– Giúp đo lường mục tiêu: Chỉ số KPI sẽ đưa ra số liệu cụ thể, chính xác cho những tiến độ, số lượng doanh thu đạt được. Từ đó giúp cho doanh nghiệp đo lường được mục tiêu đã đang và cần phải đạt được. Ví dụ như một bản báo cáo doanh thu chỉ nói rằng công ty tăng trưởng nhanh hơn quý trước, và một bản báo cáo nêu rõ rằng tăng trưởng nhanh hơn 30% so với quý trước. Có thể dễ dàng nhận thấy bản báo cáo sau dễ hiểu và hình dung hơn.
– Khích lệ tinh thần của nhân viên: Khi có những số liệu cụ thể, các nhân viên giao hàng sẽ biết được mình đã làm đến đâu và còn bao lâu nữa để hoàn thành công việc. Việc này sẽ sẽ phần nào tạo thêm động lực và khích lệ họ để hoàn thành công việc và đạt được kết quả tốt.
– Là cơ sở để thưởng, tăng lương cho nhân viên: KPI chính là cơ sở rõ ràng nhất để đánh giá năng lực của từng nhân viên thông qua chất lượng công việc của họ, đặc biệt là nhân viên giao hàng. Với khối lượng công việc nhiều và đa dạng, các doanh nghiệp cần KPI để có thể theo dõi được tiến độ công việc của nhân viên. Từ đó có thể thưởng thêm, thậm chí tăng lương cho những cá nhân hoàn thành tốt công việc.
– Quản lý hoạt động của tập thể: Việc quản lý hoạt động của tập thể sẽ dễ dàng hơn rất nhiều nếu có KPI. Các công ty, doanh nghiệp có thể dựa vào chỉ số KPI để biết được các cá nhân trong công ty đang làm việc ra sao, tiến độ như thế nào. Từ đó có cái nhìn bao quát hơn với các nhóm nhân viên và rộng hơn là cả một tập thể.
– Giúp nhân viên dễ sắp xếp công việc: Với việc có số liệu cụ thể, rõ ràng, các nhân viên giao hàng sẽ từ sắp xếp được công việc mà mình cần phải làm theo thứ tự để tạo hiệu quả cao nhất. Các chỉ số từ KPI cũng giúp họ theo dõi được công việc mình đã làm có tốt hay không để điều chỉnh lại cho phù hợp.
III. Một số tiêu chí đánh giá trong KPI nhân viên giao hàng
1. Tỷ lệ giao hàng đúng hạn
Tiêu chí đánh giá tỉ lệ giao hàng đúng hạn thường được xác định bằng việc tính tỉ lệ giữa số lần giao hàng đúng hạn với số lần giao hàng của nhân viên. Tuỳ vào từng trường hợp, các doanh nghiệp sẽ đưa ra tỷ lệ giao hàng đúng hạn khác nhau để áp dụng với nhân viên sao cho hợp lý.
2. Tỷ lệ giao hàng đúng số lượng, chất lượng
Tỷ lệ giao hàng đúng số lượng, chất lượng được tính theo công thức lấy tổng số lần giao hàng đúng số lượng, chất lượng chia cho tổng số lần giao hàng. Tỉ lệ này sẽ giúp các doanh nghiệp kiểm soát được chất lượng cũng như số lượng hàng hóa mà nhân viên giao hàng đã hoàn thành.
3. Giá trị thiệt hại do giao hàng
Các doanh nghiệp sẽ xác định giá trị thiệt hại do giao hàng dựa vào các tiêu chí như: thời gian giao hàng, số lượng, chất lượng,… Nếu như xảy ra sự cố gây thiệt hại khi giao hàng, các nhân viên cần phải tự tính toán giá trị thiệt hại thường xuyên và báo cáo giám đốc.
IV. Một số mẫu KPI nhân viên giao nhận
Hiện nay, các công ty giao nhận thường chia ra hai thành phần khác nhau bao gồm KPI nhân viên giao nhận xuất nhập khẩu và KPI nhân viên giao nhận nội địa. Các thành phần đều sẽ có thông số đánh giá khác nhau bao gồm: kết quả kỳ vọng gắn liền với KPI bộ phận, các công việc thường xuyên theo MTCV & tinh thần thái độ, báo cáo kết quả thực hiện các dự án và công việc đột xuất.
– Mẫu KPI nhân viên giao nhận xuất nhập khẩu
– Mẫu KPI nhân viên giao nhận nội địa
V. Lưu ý khi xây dựng mẫu KPI nhân viên giao nhận
1.Hệ thống KPI phải đi liền với chiến lược
Đối với nhân viên giao nhận, mẫu hệ thống chỉ tiêu KPI cần phải được xây dựng đi liền với chiến lược. Việc xây dựng mẫu này cần phải bám sát bản đồ chiến lược hoặc các yếu tố thành công then chốt. Nếu không đảm bảo điều kiện này trong mẫu KPI nhân viên giao nhận, các chỉ tiêu thiết kế chỉ mang tính vận hành, nhằm đạt được các mục tiêu chức năng, hay tạm gọi là PI (chỉ số hiệu quả).
2.Hệ thống KPI có thể không hoạt động tốt thời gian đầu
Trong thời gian đầu, việc xây dựng hệ thống KPI cho nhân viên giao nhận có thể không hoạt động tốt. Thực tế, các mẫu KPI nhân viên giao nhận có khá nhiều chỉ tiêu cần những thông tin mới mà hệ thống thông tin hiện tại của doanh nghiệp, công ty chưa có. Điều này khiến doanh nghiệp phải tổ chức lại hệ thống thu thập thông tin. Bởi vậy, các doanh nghiệp cần phải xây dựng các thông tin về chỉ tiêu cần thu thập, và cần thời gian để số liệu đạt hiệu quả và trở thành cơ sở cho việc đặt mục tiêu cho kỳ mới.
3.Đơn giản hóa bộ chỉ tiêu KPI
Khi xây dựng mẫu KPI nhân viên giao nhận, các doanh nghiệp cần tránh phân tán quá nhiều chỉ tiêu khiến cho các bộ phận và cá nhân không thể tập trung vào các chỉ số KPI quan trọng. Việc đơn giản hóa bộ chỉ tiêu KPI cho nhân viên giao nhận sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng mẫu KPI dễ dàng hơn.
4.Không quá lạm dụng KPI trong quản lý
KPI cho nhân viên giao nhận không phải là công việc bắt buộc phải có trong mọi trường hợp hay công việc. Lạm dụng cách đánh giá chỉ tiêu KPI trong quản lý có thể dẫn đến việc xây dựng hệ thống phức tạp, lãng phí thời gian, công sức của quản lý và nhân viên giao nhận.
5.Kết hợp hình thức lương, thưởng cho hệ thống KPI
Các mẫu KPI cho nhân viên giao nhận cần áp dụng kết hợp các hình thức lương, thưởng để tạo động lực thực sự khi hoàn thành chỉ tiêu KPI. Việc tách biệt giữa chỉ số KPI và hành động tăng lương và thưởng thêm cho nhân viên giao nhận có thể khiến việc triển khai hệ thống chỉ tiêu KPI mang tính hình thức, không thực tế.
Xem thêm:
– Tham khảo mức lương tài xế hiện nay và cách cải thiện mức lương
– Hồ sơ xin việc tài xế lái xe gồm những giấy tờ gì? Các lưu ý khi viết
– Nghề lái xe và mức lương tài xế container hiện nay
Hy vọng sau khi đọc bài viết này, bạn sẽ có thêm thông tin về mẫu KPI nhân viên giao hàng: cách xây dựng và quản lý. Chúc bạn luôn thành công trong công việc lẫn cuộc sống!
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Mẫu KPI nhân viên giao hàng: cách xây dựng và quản lý do ivntalent.edu.vnsưu tầm. Mong rằng các bạn có những thông tin bổ ích nhé. Mọi thông tin khiếu nại về bản quyền vui lòng liên hệ contact để xử lý nhanh nhất nhé. Cảm ơn các bạn.