Bạn đang theo dõi bài viết Mô tả công việc bảo trì điện và những điều cần lưu ý tại ivntalent.edu.vnBạn có thể truy cập nhanh bằng mục lục của bài viết để có thể xem thông tin mình cần nhanh chóng nhất nhé.
Công việc bảo trì điện đòi hỏi nhân viên phải có kiến thức về điện, kỹ năng đảm bảo an toàn cho bản thân và thiết bị. Nghề này không khó nhưng đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên trì. Xem ngay bài viết này để biết nhiệm vụ cụ thể của nhân viên bảo trì điện và những lưu ý để làm việc an toàn!
I. Mô tả công việc của nhân viên bảo trì điện đầy đủ và chi tiết nhất
1. Lắp đặt hệ thống điện
Nhân viên bảo trì điện phải biết cách đọc bản vẽ, sơ đồ điện để tiến hành lắp đặt hệ thống điện. Nhân viên bảo trì sau khi đã lắp đặt xong cần kiểm tra lại tính an toàn, kiểm tra xem hệ thống đã vận hành tốt chưa, cần khắc phục những gì. Trong quá trình làm việc, cần nhất là sự cẩn thận để giữ an toàn cho tài sản và con người.
2. Thực hiện bảo trì, bảo dưỡng hệ thống điện
Giống như những ngành nghề kỹ thuật khác, ngành điện cũng cần được theo dõi, bảo trì thường xuyên. Nhân viên bảo trì điện sẽ thực hiện theo dõi hàng tháng, hàng quý, lập kế hoạch bảo trì đề xuất lên cấp trên phê duyệt. Kế hoạch bảo trì bao gồm hệ thống cần bảo trì, lỗi khắc phục, số lượng nguyên vật liệu, nhân công, đề xuất hướng giải quyết. Sau khi kết thúc giai đoạn bảo trì, nhân viên cần thực hiện bản nghiệm thu cho công việc và trình lên cán bộ quản lý.
3. Sửa chữa hệ thống điện
Hệ thống điện rất dễ xảy ra sự cố, vì thế, nhân viên bảo trì điện luôn trong tâm thế sẵn sàng. Trong mọi tình huống, phải luôn quan sát, đảm bảo an toàn trước khi thực hiện sửa chữa. Sau khi sửa chữa phải ghi chú thông tin để tìm ra nguyên nhân và khắc phục kịp thời. Tránh tình trạng làm qua loa, dễ xảy ra sự cố lần tiếp theo.
4. Một số công việc khác
Ngoài ra, nhân viên bảo trì điện cũng phải tham gia các khóa tập huấn nâng cao kỹ năng, tay nghề. Hàng tuần, nhân viên bảo trì phải báo cáo với cấp trên, đề xuất nhằm khắc phục chất lượng hệ thống điện.
Tin tuyển dụng, việc làm bảo hành, bảo trì có thể bạn quan tâm:
– Nhân viên Bảo trì sửa chữa điện nước (Tận Tâm)
– Nhân viên Kiểm tra và Phân loại hàng bảo hành
– Nhân viên Điều Phối Bảo Hành Tận Tâm
II. Yêu cầu tuyển dụng nhân viên bảo trì điện
Về kiến thức: công việc bảo trì điện không yêu cầu bằng cấp nhưng đòi hỏi người làm phải có kiến thức về hệ thống điện dân dụng, điện công nghiệp, kiến thức về bảo đảm an toàn điện. Ngoài ra, với các doanh nghiệp có quy mô lớn, có hệ thống điện phức tạp thì nhân viên phải được đào tạo qua một khóa kiến thức cơ bản, được làm việc thực tế trước khi nhận nhiệm vụ.
Về kỹ năng: các công việc lĩnh vực kỹ thuật đòi hỏi nhân viên phải có khả năng nhận định tình huống, tư duy logic để tìm ra nguyên nhân cốt lõi của sự việc. Tiếp theo là kỹ năng giải quyết vấn đề để khắc phục sự cố nhanh chóng, kịp thời. Kỹ năng quản lý thời gian và kỹ năng làm việc nhóm giúp bạn làm việc có hiệu quả, mang lại năng suất cao.
Về ý thức và thái độ làm việc: công việc dù lớn hay nhỏ đều yêu cầu thái độ tốt. Người ta vẫn thường có câu “thái độ hơn trình độ” là vì thế. Một thái độ tốt giúp bạn làm việc nghiêm túc, được mọi người công nhận và đó cũng là nguồn động lực giống bạn vượt qua khó khăn trong công việc. Đây là một trong những tính cách giúp bạn hạ gục nhà tuyển dụng. Sự an toàn là tiêu chí cốt yếu của ngành bảo trì điện, thế nên bạn cần có ý thức và phong thái làm việc nghiêm chỉnh.
III. Mức lương nhân viên bảo trì điện
Theo thống kê từ những trang tìm việc làm hiện nay, mức lương công việc bảo trì điện trung bình khoảng 8,3 triệu đồng/tháng. Tùy theo các cấp bậc và kinh nghiệm làm việc mà lương sẽ có sự chênh lệch như sau:
Người mới vào nghề: 6 triệu đồng/tháng, mức thu nhập dao động từ 5 triệu – 6 triệu đồng/tháng.
Người có từ 1 năm kinh nghiệm: 8.307 triệu đồng/tháng, mức thu nhập dao động từ 7 triệu – 10 triệu đồng/tháng.
Người có từ 2- 3 năm kinh nghiệm: 11 triệu đồng/tháng, mức thu nhập dao động từ 10 – 15 triệu đồng/tháng.
IV. Những lưu ý cần thiết khi làm công việc bảo trì điện
1. Chú ý an toàn:
Tắt nguồn điện: trước khi tiến hành các khâu kiểm tra hay sửa chữa, bạn cần phải chú ý tắt cầu dao hoặc ngắt điện hệ thống để đảm bảo an toàn. Cho dù là sửa chữa nhiều hay ít, đơn giản hay phức tạp thì nhân viên bảo trì đều không thể bỏ qua bước này.
Đeo găng tay, ủng cao su: găng tay và ủng cao su là hai vật dụng cách điện hiệu quả, dễ tìm nhất. Ngoài khả năng cách điện, chúng còn giúp bạn bảo vệ được các bộ phận trên cơ thể tránh khỏi va quẹt, trầy xước.
Đeo kính an toàn: khi sửa chữa, bảo trì điện dễ xảy ra các vụ cháy nổ, việc đeo kính bảo vệ mắt rất cần thiết. Đeo kính giúp mắt bạn không bị ảnh hưởng bởi các tình huống bất ngờ và giữ được sự an toàn cho mắt, giúp bạn nhìn rõ hơn khi làm việc.
2. Nắm vững kiến thức về điện và thiết bị điện:
Để làm công việc bảo trì điện, tối thiểu bạn phải có kiến thức về mạng lưới điện, cách đọc bảng vẽ hay sơ đồ mạch điện và hiểu rõ quy trình sửa chữa an toàn. Hơn nữa, hiện nay nhiều thiết bị điện tử ra đời, công nghệ cập nhật liên tục, bạn nên học hỏi thêm nhiều kiến thức bổ ích. Từ đó, bạn có thể vận hành, sửa chữa nhiều loại thiết bị khác nhau.
Xem thêm:
– Ngành Kỹ thuật điện tử viễn thông – Cơ hội việc làm khi ra trường
– Cách viết mục tiêu nghề nghiệp ngành kỹ thuật chi tiết, ấn tượng
– CV xin việc gồm những gì? Lưu ý khi viết CV giúp ghi điểm tuyệt đối
Hy vọng bài viết giúp bạn hiểu thêm về công việc bảo trì điện và những điều cần lưu ý, để có thể lựa chọn một công việc phù hợp. Đừng ngần ngại chia sẻ cho bạn bè cùng đọc nếu bạn thấy hay. Cảm ơn vì đã theo dõi và hẹn gặp lại trong nhiều bài viết thú vị khác nhé!
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Mô tả công việc bảo trì điện và những điều cần lưu ý do ivntalent.edu.vnsưu tầm. Mong rằng các bạn có những thông tin bổ ích nhé. Mọi thông tin khiếu nại về bản quyền vui lòng liên hệ contact để xử lý nhanh nhất nhé. Cảm ơn các bạn.