Bạn đang theo dõi bài viết Mô tả công việc nhân viên kinh doanh: Mức lương, yêu cầu, kỹ năng tại ivntalent.edu.vnBạn có thể truy cập nhanh bằng mục lục của bài viết để có thể xem thông tin mình cần nhanh chóng nhất nhé.
Nhân viên kinh doanh là một bộ phận gần như bắt buộc phải có ở mỗi công ty và hầu như mọi người đều có thể làm vị trí này. Nhưng để trở thành một nhân viên giỏi bạn phải thật sự hiểu tính chất công việc và những kỹ năng mà vị trí này cần. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ cho bạn về thông tin và những yêu cầu phải có đối với một nhân viên kinh doanh sáng giá. Cùng xem ngay nhé!
I. Tổng quan về nhân viên kinh doanh
Nhân viên kinh doanh là gì?
Nhân viên kinh doanh nói nôm na là nhân viên bán hàng, là người chịu trách nhiệm giới thiệu và bán sản phẩm của doanh nghiệp đến với người tiêu dùng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
Nhân viên kinh doanh cũng là người chăm sóc khách hàng trước và sau khi mua hàng. Nhân viên kinh doanh thuộc vào phòng kinh doanh, chịu sự quản lý của trưởng nhóm/trưởng phòng kinh doanh. Một số doanh nghiệp, nhân viên kinh doanh sẽ trực thuộc bộ phận Sales và Marketing.
Vai trò của nhân viên kinh doanh:
– Nhân viên kinh doanh (Sales) là bộ phận mang lại doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp.
– Là người có thể hiểu rõ khách hàng muốn gì và cần gì để có thể thay đổi chiến lược kinh doanh và kế hoạch mục tiêu phát triển sau này của doanh nghiệp.
– Sales cũng có thể coi là bộ mặt doanh nghiệp, vì họ thay doanh nghiệp đi gặp gỡ khách hàng, đưa sản phẩm của doanh nghiệp đến gần với khách hàng và từ đó có thể gia tăng thương hiệu và uy tín cho doanh nghiệp.
– Đàm phán về giá cả sản phẩm với khách hàng một cách chi tiết và cụ thể nhất, bên cạnh đó Sales phải làm báo cáo định kỳ gửi về cho doanh nghiệp.
Tìm việc làm, tuyển dụng kinh doanh có thể bạn quan tâm:
– Nhân viên Tư vấn bán hàng Điện Máy Xanh
– Nhân viên Tư vấn bán hàng Thế Giới Di Động
II. Mô tả công việc của nhân viên kinh doanh
1. Tìm kiếm khách hàng
Công việc hằng ngày đối với một nhân viên kinh doanh là phải tìm kiếm và khai thác thông tin khách hàng từ nhiều nguồn. Những dữ liệu này thường sẽ đến do công ty cung cấp, tìm được thị trường bên ngoài như: mạng xã hội, bạn bè hoặc trong các sự kiện hội nghị mà công ty tổ chức,… để có thể tạo cho riêng mình mạng lưới khách hàng.
Tiếp cận và làm quen khách hàng nhằm giới thiệu, tư vấn sản phẩm/dịch vụ của công ty, lắng nghe và quan tâm đến mong muốn khách hàng nhiều hơn để có thể gia tăng thiện cảm của họ. Từ đó, bạn có thể thuyết phục khách mua hàng dễ dàng và lâu dài.
2. Nghiên cứu thị trường và đối thủ
Theo dõi và nghiên cứu hoạt động của đối thủ cạnh tranh giúp công ty có được những chiến lược kinh doanh tốt hơn. Nhằm tránh đi trường hợp giảm sút doanh số.
Để công ty có hướng phát triển tốt và ổn định thì nhân viên kinh doanh cần thường xuyên xem xét và đánh giá các yếu tố bên ngoài thị trường có tác động đến hành vi mua hàng của khách hàng.
3. Lập kế hoạch kinh doanh
Một sản phẩm kinh doanh thành công được nhiều khách hàng lựa chọn là sản phẩm sau khi trải qua nhiều giai đoạn: Nghiên cứu, sản xuất, ra mắt, quảng cáo,… Nên tất cả các khâu trên đều cần được triển khai nghiêm túc, tránh sơ xuất khiến sản phẩm bị đào thải ra khỏi thị trường
Nhân viên kinh doanh vì thế phải lên kế hoạch bán hàng, tiếp cận khách hàng cụ thể và hiệu quả cho mỗi sản phẩm/dịch vụ của công ty.
4. Tư vấn, giới thiệu sản phẩm
Việc giới thiệu sản phẩm đến với khách hàng là điều vô cùng quan trọng, vì nếu sản phẩm có tốt đến mấy nhưng cách truyền đạt của bạn không tốt cũng sẽ dẫn đến khách hàng hiểu sai về sản phẩm và chất lượng của nó.
Vì vậy, bạn cần nắm rõ ưu nhược điểm về sản phẩm của công ty và những sản phẩm cùng phân khúc của đối thủ nhằm giúp khách hàng biết được sản phẩm của bạn có những tính năng hay đặc điểm nào nổi trội. Từ đó dễ dàng đưa ra những quyết định mua sản phẩm mà bạn đang tư vấn.
5. Gặp gỡ, thuyết phục khách hàng mua sản phẩm
Việc gặp gỡ khách hàng là một bước vô cùng quan trọng đối với một Sale chuyên nghiệp. Xuất hiện với một tác phong chuyên nghiệp, ngoại hình chỉnh chu và giọng nói lưu loát giúp bạn có được nhiều thiện cảm từ khách hàng. Từ đó, việc thuyết phục khách mua sản phẩm sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Như đã nói đây là bước quan trọng nhất để có thể mang về doanh số cho công ty. Nên đòi hỏi nhân viên kinh doanh phải không ngừng trau dồi thêm nhiều kinh nghiệm trong việc thuyết phục khách hàng lựa chọn sản phẩm của mình.
6. Ký hợp đồng mua bán
Sau khi đi đến quyết định mua bán, việc ký kết hợp đồng là không thể thiếu trong mọi dự án lớn hay nhỏ. Nhân viên kinh doanh cần triển khai nhanh các điều khoản trong hợp đồng, việc ký hợp đồng nên làm càng sớm càng tốt để tránh cho các đối thủ cạnh tranh có thể nhảy vào hoặc khách hàng của bạn thay đổi ý định.
Bạn cần theo dõi sát sao toàn bộ quá trình để có thể mang lại cho khách hàng sự trải nghiệm giá trị tốt nhất từ dịch vụ đến sản phẩm. Cũng như giải quyết kịp thời các phát sinh nếu có.
7. Chăm sóc khách hàng trước và sau bán hàng
Nắm giữ được khách hàng cũ và đồng thời tìm kiếm khách hàng mới luôn là nhiệm vụ khó nhất đối với một sale. Không những giúp bạn luôn đảm bảo được nguồn khách hàng của mình mà còn góp ích cho việc phát triển lâu dài của công ty.
Để làm được điều này, Sales luôn phải hỗ trợ giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng dù mới hay cũ một cách nhanh chóng. Ngoài ra, nên thường xuyên chủ động gửi những chương trình khuyến mãi của sản phẩm và những lời chúc cho ngày lễ đến khách hàng. Đó cũng là một cách duy trì mối quan hệ lâu dài cho tương lai..
8. Lập và báo cáo doanh thu
Viết và báo cáo doanh thu có thể giúp bạn và công ty nắm rõ được tình hình kinh doanh, quá trình đàm phán với mỗi khách hàng. Từ đó thì sẽ có được những kế hoạch, hướng đi tốt hơn trong tương lai.
Từ bảng báo cáo doanh thu này, cấp trên của bạn sẽ có căn cứ đánh giá năng lực kinh doanh, khả năng thăng tiến trong công việc của từng cá nhân trong nhóm.
9. Một số công việc liên quan khác
– Ngoài bán hàng và chăm sóc khách hàng, thì nhân viên kinh doanh cũng cần phải hỗ trợ phòng kế toán để theo dõi công nợ của khách hàng, thanh lý và kết thúc hợp đồng.
– Phối hợp với phòng Marketing để đưa ra được nhiều chính sách ưu đãi, khuyến mãi cho các dịp lễ tết, lên kế hoạch cho dịch vụ mới của công ty để thu hút được nhiều khách hàng hơn.
– Trau dồi, nâng cao kỹ năng của bản thân thông qua các lớp học được công ty tổ chức.
– Họp với các bộ phận, báo cáo để xử lý kịp thời các phản hồi của khách hàng.
– Báo cáo công việc theo yêu cầu.
III. Mức lương và phúc lợi của nhân viên kinh doanh
Mức lương từ trung bình của nhân viên kinh doanh thường sẽ không có tính cố định, trung bình lương cứng sẽ dao động từ 8 – 15 triệu/tháng tuỳ vào doanh nghiệp. Mức lương có thể sẽ cao hơn tùy theo số năm kinh nghiệm làm việc tại công ty.
Thường thì lương cơ bản của nhân viên kinh doanh sẽ không cao nhưng thay vào đó sẽ có KPI doanh số, nếu vượt KPI thì sẽ được 100% lương cơ bản + % doanh thu đạt được. Tuỳ vào doanh nghiệp mà chính sách hoa hồng nhận được sẽ khác nhau:
- Phần trăm cố định theo doanh thu.
- Hoa hồng nhận theo bậc.
- Hoa hồng nhận đi kèm điều kiện,…
Không chỉ được hưởng hoa hồng theo chính sách, mà quyền lợi của nhân viên kinh doanh có thể nhận được như sau:
- Được hưởng đầy đủ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội theo quy định của Pháp luật
- Khám sức khỏe định kỳ mỗi năm theo chế độ công ty.
- Được hưởng các phúc lợi khác của công ty: thai sản, công đoàn, hôn hỉ/tang chế,…
- Làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, thân thiện, được đào tạo chuyên môn và có cơ hội thăng tiến.
- Tham gia các hoạt động của công ty: du lịch, sự kiện,…
IV. Yêu cầu đối với nhân viên kinh doanh
1. Kiến thức chuyên môn
Khi mới bước vào lĩnh vực mới thì chắc hẳn sẽ có không ít sự bỡ ngỡ và ít kiến thức chuyên môn. Tuy nhiên, bạn nên kiên trì học hỏi từ các đồng nghiệp đã làm trước đó hoặc những lãnh đạo của mình. Ngoài ra, không ngừng rút ra những kinh nghiệm sau mỗi lần bạn làm việc với khách hàng, điều đó sẽ giúp cho bạn có sự phát triển trong công việc.
2. Kỹ năng
Một số kỹ năng dưới đây là không thể thiếu nếu muốn trở thành một nhân viên kinh doanh sáng giá:
– Kỹ năng giao tiếp: Là kỹ năng quan trọng trong việc giới thiệu và tư vấn sản phẩm. Nó giúp khách hàng hiểu rõ hơn về sản phẩm của bạn, cũng như là tạo mối quan hệ tốt với khách hàng.
– Kỹ năng ứng biến: Là kỹ năng giúp bạn nắm bắt nhanh tâm lý của khách hàng và có được cách giao tiếp phù hợp mà không khiến họ khó chịu. Việc khéo léo trong cách cư xử vừa tạo được thiện cảm và vừa hỗ trợ rất nhiều trong việc thuyết phục khách hàng mua sản phẩm, dịch vụ của bạn.
– Trình độ ngoại ngữ: Việc biết thêm một ngôn ngữ mà đặc biệt là tiếng Anh giúp sale có thể mở rộng được nguồn khách hàng tiềm năng cho mình. Từ đó giúp phát triển thêm tệp khách hàng và lợi nhuận cho công ty.
– Tin học văn phòng: Sử dụng tốt Word hay Excel sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều trong việc làm báo cáo kinh doanh gửi đến lãnh đạo cũng như làm hợp đồng mua bán với khách hàng.
– Cẩn thận, trung thực: Công việc nào cũng cần đòi hỏi sự cẩn thận và trung thực. Vị trí nhân viên kinh doanh cũng không ngoại lệ, bạn cần phải cẩn thận trong việc tạo mối quan hệ, trung thực trong văn bản làm việc, hồ sơ và cả trong lời nói. Nắm vững yếu tố trên, sẽ giúp Sales không ngừng thăng tiến thăng tiến trong công việc của mình.
– Có khả năng làm việc cường độ cao: Nhân viên kinh doanh thường phải chịu áp lực từ KPI, doanh thu, khách hàng và sẽ phải đi công tác thường xuyên. Vì vậy, có khả năng chịu áp lực cao là điều cần thiết nếu như bạn muốn thăng tiến lên những chức vụ cao hơn trong tương lai.
V. Cơ hội nghề nghiệp của nhân viên kinh doanh
Hầu hết lợi nhuận từ các doanh nghiệp luôn từ đội ngũ kinh doanh. Vì thế vị trí nhân viên kinh doanh luôn được các công ty ưu tiên tuyển dụng, nhất là các sale giỏi luôn được săn đón hàng đầu.
Với các công ty lớn, đa quốc gia đương nhiên sẽ đòi hỏi nhiều hơn đến từ vị trí này. Thông thường các công ty này mong muốn ứng viên của mình có từ 2 -3 năm kinh nghiệm, khả năng chịu được áp lực công việc cực tốt, hay thông thạo ngoại ngữ,… Nhưng nhìn chung vẫn phải đáp ứng được đầy đủ những kỹ năng và kiến thức đối với một Sale lành nghề.
Các doanh nghiệp luôn hoạt động những ngành nghề khác nhau vì thế luôn có những yêu cầu về vị trí nhân viên kinh doanh khách nhau. Nhưng nhìn chung nếu đã có cho mình những kỹ năng cơ bản nhất của Sale, các công ty sẽ không ngại để đào tạo bạn trở thành một nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp.
Mỗi công ty sẽ có lộ trình phát triển riêng cho vị trí nhân viên kinh doanh. Nhưng nhìn chung sẽ có 4 cấp bậc sau đây:
– Cấp 1: Nhân viên kinh doanh
– Cấp 2: Trưởng nhóm kinh doanh
– Cấp 3: Trưởng phòng kinh doanh
– Cấp 4: Giám đốc kinh doanh
Tùy vào những đãi ngộ và định hướng nghề nghiệp dành cho nhân sự kinh doanh mà ứng viên có thể lựa chọn nên phỏng vấn hay cống hiến lâu dài cho công ty hay không. Nhìn chung đây là một nghề khá thu hút, mức thu nhập hấp dẫn tuy nhiên mức độ đào thải khá cao.
Xem thêm:
– Bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng và cách trả lời hay
– Cách viết CV nhân viên sales chi tiết, gây ấn tượng với nhà tuyển dụng
– Cách viết mục tiêu nghề nghiệp bán hàng trong CV thu hút nhất
Trên đây là bài viết giới thiệu về vị trí nhân viên kinh doanh, kỹ năng cần có và cơ hội việc làm. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết! Và đừng quên chia sẻ cho những người xung quanh nếu bạn thấy nội dung bổ ích. Hẹn gặp lại ở những bài viết tiếp theo.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Mô tả công việc nhân viên kinh doanh: Mức lương, yêu cầu, kỹ năng do ivntalent.edu.vnsưu tầm. Mong rằng các bạn có những thông tin bổ ích nhé. Mọi thông tin khiếu nại về bản quyền vui lòng liên hệ contact để xử lý nhanh nhất nhé. Cảm ơn các bạn.