Mô tả công việc Purchasing Manager và mức lương hiện nay

Bạn đang theo dõi bài viết Mô tả công việc Purchasing Manager và mức lương hiện nay tại ivntalent.edu.vnBạn có thể truy cập nhanh bằng mục lục của bài viết để có thể xem thông tin mình cần nhanh chóng nhất nhé.

Purchasing Manager là vị trí chủ lực trong doanh nghiệp sản xuất và thương mại. Người sẽ đứng ra tùm kiếm, thương thảo với đơn vị cung ứng để mang lại cho doanh nghiệp nguồn nguyên vật liệu, sản phẩm chất lượng với giá thành cạnh tranh nhất. Cùng tìm hiểu về công việc Purchasing Manager và mức lương hiện nay như thế nào nhé!

Mô tả công việc Purchasing Manager và mức lương hiện nay

I. Tổng quan về Purchasing Manager

1. Purchasing manager là gì?

Purchasing Manager hay còn gọi là trưởng phòng thu mua, người có trách nhiệm tìm nguồn cung cấp nguyên liệu máy móc cho hoạt động sản xuất, thương mại của doanh nghiệp. Purchasing Manager đóng vai trò quan trọng trong chu trình vận hành của công ty, một khi khâu thu mua hoạt động hiệu quả sẽ mang lại lợi nhuận tối đa và tiết kiệm chi phí đáng kể. Ngoài ra, trưởng phòng mua hàng giúp quản lý bộ phận thu mua hoạt động trôi chảy, giúp cho hoạt động sản xuất, thương mại không bị gián đoạn.

Tổng quan về Purchasing Manager

2. So sánh Procurement Manager và Purchasing Manager

Điểm giống: nhìn chung, Procurement Manager và Purchasing Manager đều thuộc bộ phận mua hàng. Hai chức vụ này đều hướng tới tìm nguồn cung ứng chất lượng, giả cả hợp lý cho doanh nghiệp.

Điểm khác:

Purchasing manager

Procurement Manager

Về đối tượng làm việc

mua một loại hàng hoá, dịch vụ nào đó, ít có ảnh hưởng đến giá thành

thu mua các vật liệu, hàng hóa, trang thiết bị, dịch vụ phục vụ cho quá trình sản xuất và hoạt động của doanh nghiệp. Những hàng hoá, dịch vụ này có tác động lớn đến giá thành sản phẩm

Về quy trình làm việc

thực hiện việc mua một loại hàng hoá, nhận hàng và thanh toán

xây dựng chiến lược tìm kiếm nhà cung cấp; đưa ra các tiêu chí phù hợp; lên danh sách nguồn hàng; xem xét các yếu tố giá, chất lượng, thời gian; tiến hành thương lượng, ký kết hợp đồng

Về mục tiêu

tập trung vào chi phí thấp, giao hàng nhanh, chất lượng chuỗi cung ứng được cải thiện

giá thành và tổng chi phí toàn chuỗi cung ứng

Tuyển dụng, tìm việc làm ngành hàng/mua hàng:

– Chuyên Viên Mua Hàng Nội Bộ

– Nhân viên Mua hàng Buyer Bách Hóa Xanh (nội bộ)

– Nhân Viên Mua Hàng Phụ Kiện Nhập Khẩu (Nội bộ)

II. Mô tả công việc Purchasing Manager

Quản lý, điều phối nhân sự phòng mua hàng: Purchasing Manager có nhiệm vụ tuyển dụng, đào tạo, quản lý, điều phối, quản trị nguồn nhân lực. Một đội ngũ gắn kết sẽ mang giúp cho doanh nghiệp đi nhanh, đi xa hơn.

Nắm bắt số liệu hàng tồn kho: để hoạt động mua hàng hiệu quả, Purchasing Manager cần nắm bắt được số lượng tồn kho, đảm bảo cho leadtime được diễn ra đúng tiến độ. Sau khi đã biết được lượng hàng tồn và nhu cầu mua hàng, trưởng phòng thu mua có thể dễ dàng lên kế hoạch mua hàng hóa, vật tư đáp. Việc nắm bắt số liệu tồn kho giúp cho quy trình sản xuất, thương mại diễn ra trơn tru, mạch lạc hơn, tiết kiệm được phần lớn thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.

Mô tả công việc Purchasing Manager

Lập kế hoạch thu mua: kế hoạch thu mua bao gồm số lượng, thời gian, nhà cung cấp, giá cả mua hàng. Kế hoạch thu mua sẽ giúp cho bộ phận làm việc đúng tiến độ, hiệu quả hơn.

Tìm kiếm nhà cung cấp: nhà cung cấp là yếu tố quyết định nên sự thành công của doanh nghiệp. Khi tìm được một nhà cung cấp với giá thành hợp lý, giao hàng đúng thời gian, sản phẩm đảm bảo chất lượng sẽ quyết thành quả sản phẩm đầu ra.

Đàm phán mua hàng: khâu thỏa thuận đàm phán mua hàng quan trọng vô cùng, sự khéo léo của Purchasing Manager sẽ mang lại cho doanh nghiệp chính sách giá hợp lý cùng những điều khoản có lợi. Đàm phán tốt sẽ duy trì được mối quan hệ giữa nhà cung cấp và doanh nghiệp, với mục tiêu đôi bên cùng có lợi.

III. Yêu cầu của nhà tuyển dụng với Purchasing Manager

Yêu cầu về học vấn: để trở thành một trưởng phòng thu mua, ít nhất bạn phải có kiến thức về quản lý ngân sách, kiến thức về thị trường thương mại, kiến thức về chiến lược kinh doanh, kỹ thuật quản lý tồn kho. Về chứng chỉ, SPSM là một công cụ hỗ trợ đắc lực, là minh chứng cho khả năng quản lý chuỗi cung ứng của bạn. Ngoài ra, bạn cần biết cách tìm kiếm nhà cung cấp, hiểu được nhu cầu thị trường để có lợi thế khi đàm phán.

Yêu cầu kinh nghiệm: để có thể đảm nhận vị trí này, tối thiểu 5 năm kinh nghiệm làm việc ở ngành nghề, lĩnh vực liên quan. Bên cạnh đó, nếu bạn từng làm việc ở các vị trí trưởng phòng Săn hàng (Procurement Manager), trưởng phòng Cung ứng (Supply Chain Manager), hoặc trưởng phòng Hậu cần (Logistic Manager) cũng là một lợi thế lớn.

Yêu cầu của nhà tuyển dụng với Purchasing Manager

Yêu cầu kỹ năng

Kỹ năng giao tiếp và đàm phán: kỹ năng đàm phán là yếu tố quyết định liệu bạn có thể ký kết được hợp đồng với nhà cung cấp không. Trong kinh doanh, lợi ích là một phần nhưng thái độ của bạn sẽ quyết định đến thành công sau này. Bất kỳ nhà cung cấp nào cũng muốn làm việc với đối tác có thái độ tốt, coi trọng họ.

Kỹ năng quản lý thời gian và rủi ro: trong logistics và quản lý chuỗi cung ứng, thời gian là vàng bạc. Vì thế, là một trường phòng thu mua, bạn biết cân chỉnh thời gian nhập hàng phù hợp để không ảnh hưởng đến tiến độ kinh doanh.

Kỹ năng lãnh đạo và ra quyết định đúng đắn: trưởng phòng mua hàng phải quản lý cả một bộ phận thu mua, vì thế, kỹ năng lãnh đạo sẽ giúp bạn điều phối nhân viên tốt hơn. Bạn sẽ biết khi nào cần ra quyết định và cân nhắc chỉnh sửa kịp thời.

Kỹ năng tính toán, cân nhắc lựa chọn nhà cung cấp: cùng một mặt hàng có thể có hàng ngàn nhà cung cấp khác nhau, bạn cần biết tính toán, cân đối lợi ích để lựa chọn ra đơn vị uy tín nhất, có thể gắn bó lâu dài, với chi phí thấp hơn những nơi khác. Trong kinh doanh, bạn nên tìm kiếm và hợp tác với nhiều nhà cung cấp, đừng nên phụ thuộc vào một nơi vì sẽ khiến bạn bị phụ thuộc, bị ép giá,…

IV. Mức lương của Purchasing Manager

1. Mức lương của Purchasing Manager

Tổng hợp từ các trang tuyển dụng, hiện nay, mức lương của Purchasing Manager dao động từ 19 đến 29 triệu/tháng, mức phổ biến nhất toàn quốc trung bình là 23 triệu/tháng. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều Purchasing Manager có thể kiếm được 30 đến 40 triệu/tháng tùy vào năng lực và quy mô công ty. Mức thu nhập này so với thị trường hiện nay là khá cao, tính chất công việc không nhàm chán.

Đương nhiên, ngành nghề nào cũng áp lực và với ngành thu mua cũng vậy. Tuy nhiên, công việc này sẽ mang lại cho bạn nhiều mối quan hệ, nhiều đối tác, nhiều kinh nghiệm và cơ hội để phát triển bản thân.

Mức lương của Purchasing Manager

2. Cơ hội việc làm

Trong thời đại công nghiệp 4.0, thương mại điện tử phát triển, việc mua bán trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia càng ngày càng mở rộng, Purchasing Manager có thể coi là ngành nghề hấp dẫn. Nhiều doanh nghiệp hiện nay đang mong muốn tìm kiếm người có năng lực đảm nhận khâu tìm nguồn cung ứng cho mình. Vì thế, hiện tại và tương lai, ngành nghề này cần rất nhiều nhân lực có kinh nghiệm và không ngại học hỏi.

Xem thêm:

– CV xin việc gồm những gì? Lưu ý khi viết CV giúp ghi điểm tuyệt đối

– Phỏng vấn là gì? Các kiểu phỏng vấn tuyển dụng thường gặp

– Câu hỏi tình huống trong phỏng vấn và cách trả lời ghi điểm

Hy vọng bài viết này đem lại cho bạn những thông tin hữu ích về công việc Purchasing Manager và mức lương hiện nay. Cảm ơn bạn đã theo dõi, nếu thấy hay hãy chia sẻ cho người thân, bạn bè cùng đọc. Hẹn gặp lại bạn ở những bài viết tiếp theo!

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Mô tả công việc Purchasing Manager và mức lương hiện nay do ivntalent.edu.vnsưu tầm. Mong rằng các bạn có những thông tin bổ ích nhé. Mọi thông tin khiếu nại về bản quyền vui lòng liên hệ contact để xử lý nhanh nhất nhé. Cảm ơn các bạn.