Mô tả công việc Trade Marketing: cơ hội và lộ trình thăng tiến

Bạn đang theo dõi bài viết Mô tả công việc Trade Marketing: cơ hội và lộ trình thăng tiến tại ivntalent.edu.vnBạn có thể truy cập nhanh bằng mục lục của bài viết để có thể xem thông tin mình cần nhanh chóng nhất nhé.

Marketing là một khái niệm vô cùng gần gũi trên thị trường hiện nay. Marketing có nhiều hình thức khác nhau, Trade Marketing là một trong số đó. Vậy thì Trade Marketing là gì, mô tả công việc Trade Marketing, cơ hội và lộ trình thăng tiến như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp ngay trong bài viết này.

Mô tả công việc Trade Marketing: cơ hội và lộ trình thăng tiến

I. Trade Marketing là gì?

Trade Marketing là gì?

Marketing hướng đến mục đích tiếp thị sản phẩm và mở rộng thị trường. Để hỗ trợ cho việc tiếp thị, Trade Marketing chính là chuỗi các bước từ phân tích thị trường, phân tích nhu cầu, lên kế hoạch, xây dựng và tổ chức việc thực thi chiến lược quảng bá tập trung vào người tiêu dùng và người bán hàng tại các điểm bán.

II. Mô tả công việc của một Trade Marketing

Mô tả công việc của một Trade Marketing

1. Thu thập thông tin tại các điểm bán và thị trường

Bất kỳ một chiến lược kinh doanh nào cũng xuất phát từ khâu nghiên cứu thị trường. Việc nghiên cứu ở đây có thể xuất phát từ tìm hiểu điểm bán để biết nhu cầu của khách hàng, tìm hiểu thị trường để nắm bắt xu hướng. Sau khi đã có những thông tin ban đầu, đây sẽ là cơ sở để xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả.

2. Kết nối nhà sản xuất và khách hàng

Trade Marketing đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp nhà sản xuất đưa sản phẩm của mình đến tận tay khách hàng. Nhờ đó, khách hàng tiếp cận được với sản phẩm chất lượng mà người bán cũng được hưởng doanh thu cao.

3. Xây dựng kế hoạch thực hiện các chiến lược Marketing

Ngày nay, Marketing là công cụ hỗ trợ quảng bá sản phẩm hàng đầu. Trade Marketer sẽ là người tìm hiểu, xây dựng chiến lược để hỗ trợ cho việc tiếp thị hiệu quả.

4. Triển khai thực hiện việc trưng bày hàng hóa tại các điểm bán

Tại điểm bán, có vô vàng sản phẩm khác nhau, thương hiệu khác nhau. Vì thế, để tạo ấn tượng và thu hút ánh nhìn từ khách hàng, bạn phải nắm bắt những vị trí đắt địa.

5. Xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng

Khách hàng là người xuất hiện ở hầu hết các khâu trong quy trình kinh doanh. Khách hàng là người có nhu cầu, là người sử dụng sản phẩm và cũng sẽ đánh giá sản phẩm đó. Vì thế, giữ mối quan hệ tốt với họ, bạn sẽ có tệp khách hàng thân thiết.

6. Quản lý hệ thống phân phối

Hệ thống phân phối là các điểm bán hàng trực tiếp tại các siêu thị, đại siêu thị, siêu thị tiện lợi, cửa hàng tạp hoá, các sàn thương mại điện tử,… Quản lý tốt hệ thống phân phối giúp cho việc cung ứng, bảo quản hàng hóa diễn ra trôi chảy, dễ dàng theo dõi.

7. Phối hợp với các bộ phận

Bất kỳ công việc nào cũng cần sự phối hợp, hỗ trợ giữa các bên và Trade Marketing cũng vậy. Bạn cần phối hợp với bộ phận sản xuất, bán hàng, Marketing để chủ động làm chủ tình huống.

8. Tính toán ngân sách và đề xuất ngân sách

Công việc hiệu quả là phải đem lại doanh thu cao nhưng với nguồn kinh phí thấp. Việc tính toán và tối ưu ngân sách giúp mang lại lợi nhuận kinh doanh cao hơn và đây là điều doanh nghiệp nào cũng hướng tới.

9. Giám sát, đánh giá các hoạt động trưng bày POSM

Việc giám sát, đánh giá các hoạt động trưng bày POSM và các chương trình quảng cáo nhằm đảm bảo các hoạt động này được thực hiện theo đúng tiến độ đã đặt ra.

10. Lập báo cáo về các hoạt động

Sau mỗi chiến dịch hay cuối tháng, nhân viên Trade Marketing đều phải lập báo cáo để tổng kết các hoạt động và kết quả đạt được. Từ đó, cấp trên sẽ xem xét và đưa ra hướng sửa đổi, khắc phục nếu cần.

Tin tuyển dụng, tuyển dụng marketing có thể bạn quan tâm:

– Nhân viên SEO website TMĐT (TGDĐ/ĐMX/Ava/Topzone…)

– Nhân viên SEO Marketing website Bách Hóa Xanh

III. Những tố chất cần có của Trade Marketer

Những tố chất cần có của Trade Marketer

1. Thấu hiểu thị trường

Thấu hiểu thị trường là biết được xu hướng tiêu dùng, tâm lý khách hàng và hành vi của họ. Bên cạnh đó, bạn cũng cần có kiến thức về đối thủ để nâng cao năng lực cạnh tranh. Khi đã có đủ kiến thức cần thiết thì hành trình thực hiện công việc Trade Marketing sẽ trở nên dễ dàng hơn.

2. Có khả năng quan sát, đánh giá

Bên cạnh kiến thức thì khả năng quan sát, đánh giá cũng là một kỹ năng mềm cần thiết. Khả năng quan sát giúp bạn nắm bắt được tình huống và đánh giá chính sát liệu rằng nên làm gì, làm như thế nào.

3. Nắm bắt được các số liệu

Công việc Marketing cũng đòi hỏi bạn tiếp xúc thường xuyên với số liệu. Vì thế, khả năng đọc hiểu, phân tích và đánh giá số liệu rất quan trọng.

4. Khả năng đàm phán

Năng lực đàm phán với khách hàng và nhà cung cấp sẽ giúp bạn có được nhiều hợp đồng thành công. Ngoài ra, khả năng đàm phán còn phụ thuộc rất lớn vào kỹ năng giao tiếp. Người có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ dễ dàng nắm bắt tâm lý và thuyết phục người khác.

5. Nhạy cảm trong kinh doanh

Một trong những yếu tố cần thiết ở nhân viên Trade Marketing là phải nhạy bén trong việc nắm bắt xu hướng thị trường. Bởi vì, cuộc sống thay đổi hàng ngày, đối thủ cũng ngày càng tiến bộ và nếu bạn không nhanh chân thì sẽ bị bỏ lại phía sau.

6. Triển khai kế hoạch nhanh chóng

Khi đã có một chiến lược kinh doanh bài bản thì việc tối ưu thời gian và thực thi nó nhanh chóng rất cần thiết. Bởi lẽ, bạn chậm một giây thì kế hoạch đó có thể trở thành của đối thủ và có thể sai thời điểm sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả nghiêm trọng.

7. Không ngừng nỗ lực

Ngành nghề nào cũng vậy, luôn có những áp lực riêng mà bạn phải đối mặt. Vì thế, bạn phải nỗ lực không ngừng nghỉ để vượt qua nó, có như thế thì mới thành công.

IV. Lộ trình thăng tiến Trade Marketing

Lộ trình thăng tiến Trade Marketing

Thông thường, lộ trình thăng tiến dành cho Trade Marketer sẽ bắt đầu từ Intern => Officer => Executive => Assistant Manager => Trade Manager. Ở vị trí thực tập sinh, bạn sẽ bắt đầu với những nhiệm vụ nhỏ và hỗ trợ cho đội nhóm của mình. Sau từ 6 làm việc, bạn đã trở thành Trade Marketing Officer và đảm nhận vai trò nhân viên chính thức. Công việc của bạn là nhận dự án, lên kế hoạch và xây dựng chiến lược tiếp thị. Tiếp theo, sau 1-2 năm nữa, bạn sẽ trở thành Trade Marketing Executive với trọng trách quản lý một đội nhóm và thực hiện chiến dịch tại các điểm phân phối.

Nếu đã tích lũy đủ kinh nghiệm làm việc, 1-2 năm tiếp theo sẽ là lúc bạn được xem xét thăng chức thành Trade Marketing Assistant Manager và cuối cùng là Trade Marketing Manager. Ở hai vị trí này, bạn đã đảm nhận hết tất cả các khâu làm việc của một Trade Marketer. Bên cạnh đó, bạn phải tận dụng, phân bổ, giám sát nguồn lực hợp lý để mang lại hiệu quả cao.

Xem thêm:

– Các câu hỏi phỏng vấn nhân viên Digital Marketing thường gặp

– Cách viết mục tiêu nghề nghiệp Marketing ấn tượng trong CV xin việc

– Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Content Marketing chi tiết mới nhất

Hy vọng bài viết mang lại cho bạn thông tin hữu ích về mô tả công việc Trade Marketing, cơ hội việc làm và lộ trình thăng tiến. Cảm ơn bạn đã theo dõi, nếu thấy hay hãy để lại bình luận và chia sẻ cho bạn bè cùng đọc. Hẹn gặp lại bạn ở những bài viết tiếp theo.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Mô tả công việc Trade Marketing: cơ hội và lộ trình thăng tiến do ivntalent.edu.vnsưu tầm. Mong rằng các bạn có những thông tin bổ ích nhé. Mọi thông tin khiếu nại về bản quyền vui lòng liên hệ contact để xử lý nhanh nhất nhé. Cảm ơn các bạn.