Ngành Kỹ thuật điện tử viễn thông – Cơ hội việc làm khi ra trường

Bạn đang theo dõi bài viết Ngành Kỹ thuật điện tử viễn thông – Cơ hội việc làm khi ra trường tại ivntalent.edu.vnBạn có thể truy cập nhanh bằng mục lục của bài viết để có thể xem thông tin mình cần nhanh chóng nhất nhé.

Cùng với sự phát triển của nền công nghệ 4.0, kỹ thuật điện tử viễn thông là ngành được khá nhiều bạn trẻ lựa chọn để phát triển hiện nay vì có nhiều tiềm năng về cơ hội việc làm. Bài viết này sẽ giúp các bạn tìm hiểu chi tiết về ngành kỹ thuật điện tử viễn thông, cơ hội việc làm và trường đào tạo hiện nay nhé!

Ngành Kỹ thuật điện tử viễn thông – Cơ hội việc làm khi ra trường

I. Ngành Kỹ thuật điện tử – Viễn thông là gì?

Ngành Kỹ thuật điện tử - Viễn thông là gì?

Kỹ thuật điện tử – Viễn thông là ngành vận dụng hết toàn bộ công nghệ tiên tiến để đào tạo kỹ sư có trình độ chuyên môn về lĩnh vực điện tử và viễn thông. Đối với ngành này, người học có khả năng tiếp cận với công nghệ kỹ thuật điện tử hiện đại 4.0 và bám sát mọi hoạt động của các mạng truyền thông hiện đại. Bên cạnh đó, họ còn có thể được học tập và làm việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau như sáng tạo, nghiên cứu, lĩnh vực điện tử, lĩnh vực viễn thông,… Vì vậy, ngành Kỹ thuật điện tử – Viễn thông đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế và xã hội.

II. Xu hướng học ngành Kỹ thuật điện tử – Viễn thông

Xu hướng học ngành Kỹ thuật điện tử - Viễn thông

Đây là ngành học đòi hỏi có sự sáng tạo cũng như niềm đam mê nghiên cứu. Các hệ thống điện tử, viễn thông hiện đại như hiện nay đều là sản phẩm nghiên cứu của các kỹ sư ngành Điện tử Viễn thông. Chính vì thế, nguồn nhân lực của ngành học này chưa bao giờ là đủ. Xã hội luôn cần một lượng lớn nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Điện tử Viễn thông để phục vụ cho quá trình sáng chế và sản xuất sản phẩm.

Tuy nhiên ngành học này không quan trọng về giới tính, dù bạn là nam hay nữ chỉ cần bạn có kiến thức và năng lực tốt thì các công ty tuyển dụng đều ưu tiên lựa chọn. Nếu bạn vẫn đang băn khoăn có nên lựa chọn ngành học này hay không thì bạn cần trả lời một số câu hỏi sau: Bạn có thật sự đam mê ngành không? Bạn có thích lắp ráp, chế tạo không? Bạn có thích tham gia các quy trình vận hành, điều khiển máy móc không?… Và nếu như tất cả câu trả lời đều là có thì bạn hoàn toàn phù hợp với ngành này.

III. Tố chất cần có theo đuổi ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông

Tố chất cần có theo đuổi ngành Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông

Tư chất thông minh, ham học hỏi: Tư chất thông minh sẵn có là yếu tố cốt lõi để bạn có thể thành công trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, công nghệ thay đổi và phát triển liên tục, nếu bạn không tìm tòi, học hỏi thì sẽ trở nên lỗi thời, lạc hậu ngay lập tức. Do đó, theo học ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông bạn cần phải ham học hỏi để bắt kịp xu hướng thời đại.

Đam mê nghiêm túc với điện tử viễn thông: Đam mê chính là tố chất quan trọng nhất trong tất cả các ngành đặc biệt là ngành đầy gian khổ như Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông. Khi có đam mê bạn mới hoàn thành xuất sắc mọi công việc và không bao giờ ngại khó khăn, vất vả. Có đam mê cháy bỏng thì ắt hẳn bạn sẽ thành công trong ngành học của mình.

Luôn trau dồi kiến thức, công nghệ mới: Ngành học này đòi hỏi bạn phải có một vốn kiến thức rộng lớn và trau dồi chúng liên tục để có thể áp dụng vào những công nghệ, hiện đại, tiến bộ. Nếu bạn không trau dồi kiến thức thì sẽ trở nên lạc hậu, không bắt kịp tiến độ phát triển của các công nghệ tiên tiến.

Có khả năng phân tích, tư duy logic: Nếu có định hướng theo học ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông thì đòi hỏi bạn phải có tư duy logic. Yếu tố này giúp bạn có thể nắm bắt, xử lý thông tin một cách mạch lạc, chính xác và nhanh chóng. Bên cạnh đó, khi có được khả năng phân tích, tư duy logic tốt bạn sẽ dễ dàng quản lý cũng như vận hành hệ thống máy móc kỹ thuật phức tạp.

Không ngừng nâng cao trình độ ngoại ngữ: Lĩnh vực Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông đòi hỏi bạn phải thường xuyên tham khảo những tài liệu để có thể tiến hành nghiên cứu. Nhưng đa số những tài liệu này được viết bằng tiếng anh. Nếu trình độ tiếng anh của bạn cao thì đây là một lợi thế để bạn có thể hoàn thành công việc một cách nhanh và hiệu quả nhất.

Có khả năng giao tiếp, làm việc nhóm tốt: Kỹ năng giao tiếp, hay kỹ năng làm việc nhóm là các kỹ năng mềm cần thiết mà bạn phải có dù bạn làm ở bất kể lĩnh vực nào. Và lĩnh vực Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông cũng không ngoại lệ, kỹ năng này sẽ giúp việc trao đổi thông tin giữa các thành viên diễn ra suôn sẻ, thuận lợi hơn.

Thành thục kỹ năng tổ chức, sắp xếp công việc: Khi bạn có kỹ năng tổ chức, sắp xếp công việc thì mọi công việc của bạn làm đều diễn ra một cách có trình tự, không bị xáo trộn. Bạn biết cái nào quan trọng, cần thiết nên thực hiện trước. Đây là một trong những kỹ năng cần thiết mà các kỹ thuật viên cần có đặc biệt là những kỹ thuật viên cấp cao.

Tỉ mỉ, kiên trì và nhẫn nại: Tính kiên trì nhẫn nại là yếu tố không thể thiếu đối với mỗi sinh viên trong bất kỳ ngành học nào cụ thể là ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông. Vì trong ngành này bạn phải thường xuyên tiếp xúc với máy móc đòi hỏi chúng ta phải miệt mài sáng tạo để tìm ra những phương pháp tối ưu nhất trong quá trình làm việc. Điều này đòi hỏi tỉ mỉ cẩn thận, kiên trì, nhẫn nại để có thể tìm ra những nghiên cứu hiệu quả nhất.

Trung thực, trách nhiệm và tin cậy: Đây là 3 đức tính cần gắn liền với mỗi người trong suốt quá trình làm việc của họ. Tinh thần trách nhiệm cao, luôn trung thực trong mọi việc làm hành động sẽ nhận được sự tin tưởng, tín nhiệm của người khác. Điều đó, sẽ giúp bạn dễ dàng thăng tiến hơn trong công việc của mình.

IV. Thách thức khi theo đuổi ngành Kỹ thuật điện tử – Viễn thông

Thách thức khi theo đuổi ngành Kỹ thuật điện tử - Viễn thông

Ngành Kỹ thuật điện tử – Viễn thông là ngành có nhu cầu tuyển dụng khá cao trong hầu hết các ngành. Nó đòi hỏi người học phải có kiến thức chuyên môn sâu và khó nhất. Những người tốt nghiệp Đại học ngành này ra trường cũng chưa chắc đã có đủ năng lực để làm việc cũng như chưa đủ các tiêu chí để các công ty tuyển dụng.

Ngoài ra, áp lực công việc quá lớn do mất quá nhiều thời gian cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhiều kỹ sư bỏ nghề dù họ nhận được nhiều đãi ngộ tốt từ công ty. Họ phải chịu áp lực đến từ nhiều phía như: giữa các doanh nghiệp, giữa các nền kinh tế và giữa bản thân những người làm trong nghề để có được vị trí cao.

Bên cạnh đó, để đảm nhận vị trí kỹ sư viễn thông thì họ cần phải đáp ứng nhiều yếu tố như thông minh sáng tạo, tư duy logic, chịu khó tìm tòi, ham học hỏi, đam mê với công việc, kỹ năng ngoại ngữ,… Những yêu cầu này đã khiến cho không ít bạn trẻ phân vân khi quyết định có nên theo ngành Điện tử – Viễn thông hay không. Không những thế, chi phí theo học ngành này được đánh giá là khá đắt đỏ

V. Triển vọng của ngành Kỹ thuật điện tử – Viễn thông

Triển vọng của ngành Kỹ thuật điện tử - Viễn thông

1. Mức lương ngành Kỹ thuật điện tử – Viễn thông

Với những áp lực mà ngành Kỹ thuật điện tử – Viễn thông mang lại thì việc lương bổng của ngành học này cũng khá hấp dẫn trong thị trường lao động hiện nay. Với những sinh viên mới ra trường chưa có quá nhiều kinh nghiệm thì sẽ có mức lương khởi điểm là 7-15 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, mức lương này có thể lên đến 45 triệu đồng/tháng (tương đương với 2,000 USD) đối với những người có tay nghề cao và đảm nhận những công việc phức tạp hơn. Tùy theo quy mô công ty, tính chất phức tạp của công việc, trình độ chuyên môn và năng lực của người lao động mà họ sẽ được nhận các mức lương khác nhau. Với những người có trình độ tiếng anh tốt thì sẽ có cơ hội làm việc tại nước ngoài để nhận mức lương cao hơn. Cụ thể bạn có thể nhận 140 triệu đồng/tháng hay thậm chí lên đến 1,9 tỷ đồng/năm.

Tìm việc làm, tuyển dụng IT có thể bạn quan tâm:

– Nhân viên IT Siêu thị (IT Helpdesk)

– Nhân viên IT Phân tích nghiệp vụ (BA)

2. Cơ hội việc làm ngành Kỹ thuật điện tử – Viễn thông

Khi tốt nghiệp ngành Kỹ thuật điện tử – Viễn thông bạn sẽ có cơ hội làm việc trong môi trường năng động và không quá áp lực. Khi mới tốt nghiệp ra trường bạn sẽ làm các công việc tương đối nhẹ nhàng rồi dần dần mới được giao các công việc chuyên sâu ở nhiều lĩnh vực khác nhau như: chuyên viên tư vấn, thiết kế, điều hành kỹ thuật tại các đài phát thanh – truyền hình, chuyên viên thiết kế, quy hoạch, tối ưu mạng, kỹ sư sản xuất phần mềm trên thiết bị di động, chuyên viên thiết kế truyền dẫn tại các công ty điện tử viễn thông,… Hay làm việc tại các phòng nghiên cứu và quy hoạch mạng điện, thiết bị điện – điện tử, làm việc cho các nhà máy công nghệ tự động hóa cao, giảng viên tại các cơ sở đào tạo nghề điện tử viễn thông, làm việc trong các công ty chuyên về sản xuất mạch điện tử viễn thông hay truyền thông điện tử. Ngoài ra, lĩnh vực âm thanh, hình ảnh cũng là một trong những lĩnh vực tiềm năng đối với các nhân viên kỹ thuật ngành điện tử viễn thông.

VI. Thi tuyển sinh ngành Kỹ thuật điện tử – Viễn thông

Thi tuyển sinh ngành Kỹ thuật điện tử - Viễn thông

1. Ngành Kỹ thuật điện tử – Viễn thông thi khối nào?

Để đăng ký thi vào ngành Kỹ thuật điện tử – Viễn thông thì có rất nhiều khối. Cụ thể như sau:

A00: Toán, Lý, Hóa

A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh

B00: Toán, Hóa học, Sinh học

C01: Ngữ Văn, Toán, Vật lý

C02 Ngữ văn, Toán, Hóa học

C04: Toán, Ngữ văn, Địa lý

D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh

D07: Toán, Hóa, Anh

D90: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh

2. Ngành Kỹ thuật điện tử – Viễn thông lấy bao nhiêu điểm?

Để đăng ký thi tuyển vào ngành Kỹ thuật điện tử – Viễn thông bạn có thể lựa chọn các hình thức khác nhau như thi Tốt nghiệp Trung học Phổ thông, xét học bạ hoặc tham gia kỳ thi đánh giá năng lực. Theo đó trong năm 2021, với hình thức dự thi Tốt nghiệp Trung học Phổ thông, mức điểm đầu vào của ngành Kỹ thuật điện tử – Viễn thông rơi vào khoảng 18 – 26.75 điểm ở các khối A00, A01, B00, C01, C02, C04, D00, D07. Riêng với hình thức xét học bạ, điểm tuyển sinh của ngành Kỹ thuật điện tử – Viễn thông sẽ trong khoảng 19 – 27 điểm.

VII. Trường đào tạo ngành Kỹ thuật điện tử – Viễn thông

Trường đào tạo ngành Kỹ thuật điện tử - Viễn thông

1. Tại miền Bắc

Đại học Bách khoa Hà Nội – ĐHQG Hà Nội: Đây là ngôi trường chuyên ngành kỹ thuật hàng đầu tại Việt Nam, được xếp vào nhóm đại học trọng điểm quốc gia. Sinh viên của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội có nhiều lựa chọn về ngành học cũng như hướng phát triển nghề nghiệp theo nguyện vọng và năng lực của mỗi người. Trong các ngành mà trường đào tạo thì ngành Kỹ thuật điện tử – Viễn thông được đánh giá là có tiềm năng phát triển lớn. Nhờ vào đội ngũ giảng viên có thâm niên cũng như trình độ chuyên môn cao, trường đã đào tạo nên nhiều thạc sĩ, tiến sĩ chuyên về lĩnh vực kỹ thuật trong suốt nhiều năm qua.

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông: Đây là một tổ chức Nghiên cứu – Giáo dục Đào tạo với thế mạnh về lĩnh vực Công nghệ Thông tin và Truyền thông, xếp hạng thứ 12 các đại học hàng đầu Việt Nam. Học viện có 2 cơ sở đào tạo Đại học tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh với quy mô 29.000 sinh viên. Học viện cũng có 3 viện nghiên cứu chuyên ngành Công nghệ Thông tin, Truyền thông và Kinh tế. Trường nhận nhiều bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Thông tin và Truyền thông. Bên cạnh đó, sinh viên của học viện còn tham gia và giành các giải thưởng về sáng tạo công nghệ rất ưu tú.

Đại học Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp: Đây là trường đại học công lập định hướng nghề nghiệp ứng dụng, đào tạo cử nhân và kỹ sư hệ chính quy 4 năm, trực thuộc Bộ Công thương Việt Nam. Nhà trường tuyển sinh theo các ngành nghề đào tạo ở các bậc học: hệ Đại học, hệ Cao đẳng, hệ Trung cấp chuyên nghiệp, hệ Công nhân kỹ thuật. Trường Đại học Kinh tế – Kỹ thuật Công Nghiệp có 3 cơ sở tại Nam Định và Hà Nội. Chuyên ngành Kỹ thuật điện tử – Viễn thông là một trong những ngành tiêu biểu hàng đầu mà trường chuyên tâm đào tạo.

Đại học Giao thông Vận tải: Là trường đại học đa ngành về kỹ thuật, công nghệ và kinh tế, với mục tiêu trở thành trường đại học trọng điểm quốc gia. Hiện trường đang có tất cả 19 ngành đào tạo bậc Đại học, 13 ngành đào tạo bậc Thạc sĩ và 8 ngành đào tạo bậc Tiến sĩ. Trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội chú trọng đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững của nước ta.

2. Tại miền Nam

– Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP.HCM: Là trường đại học chuyên ngành kỹ thuật lớn của Việt Nam, thành viên của hệ thống Đại học Quốc gia và được xếp vào nhóm đại học trọng điểm. Khoa Kỹ thuật điện tử – Viễn thông là một trong các khoa lớn và lâu đời nhất ở ngôi trường này. Khoa trang bị các chương trình đào tạo hiện đại và theo sát thực tiễn nhằm giúp cho sinh viên có một kiến thức tốt nhất để trở thành những chuyên gia đầu ngành.

– Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh: Là một trường đại học đào tạo đa ngành tại Việt Nam. Với thế mạnh chuyên đào tạo các ngành kỹ thuật với chất lượng tốt, nơi đây được đánh giá là một trong những trường đại học kỹ thuật hàng đầu về đào tạo khối ngành kỹ thuật tại miền Nam. Hiện nay trường có 15 khoa và viện, đào tạo các ngành Khoa học, Kỹ thuật, Công nghệ, Mỹ thuật công nghiệp, Kinh tế, Giáo dục. Tuy đào tạo đa ngành nhưng ngành Kỹ thuật của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh vẫn được đánh giá là ngành nổi trội nhất.

Đại học Giao thông Vận tải TP. Hồ Chí Minh: Đây là một là một đơn vị giáo dục trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải, chuyên đào tạo về kỹ thuật với thế mạnh về đào tạo nhóm ngành vận tải. Trường đã được hệ thống Đại học Quốc gia kiểm định và chứng nhận về chất lượng đào tạo của mình. Bên cạnh đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giáo viên được triển khai mạnh mẽ, chiến lược gửi giáo viên sang học tập ngắn hạn và dài hạn ở các nước phát triển đạt hiệu quả cao.

Học viện Hàng không Việt Nam: Đây là một trường đại học định hướng nghề nghiệp-ứng dụng trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam, chuyên đào tạo các ngành hàng không dân dụng. Học viện là nơi đào tạo một số chuyên ngành thuộc hàng không dân dụng như: Công nghệ kỹ thuật điện tử – viễn thông, Quản trị kinh doanh, tiếng Anh thương mại, quản lý điều hành bay. Ngành kỹ thuật điện tử – viễn thông là một trong những ngành mà trường đào tạo quy mô nhất.

Đại học Tôn Đức Thắng: Đây là một trường đại học nghiên cứu tại Việt Nam. Trường trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Trường hoạt động theo cơ chế tự chủ việc thu chi học phí. Trường hiện có tổng cộng bốn cơ sở tại ba thành phố khác nhau, trong đó có các cơ sở tại Nha Trang, Bảo Lộc và Cà Mau. Tháng 8 năm 2020, Đại học Tôn Đức Thắng được bảng xếp hạng đại học thuộc trường Đại học Giao thông Thượng Hải (ARWU) xếp thứ 701 – 800 trên thế giới. Hiện tại, Đại học Tôn Đức Thắng vẫn là đại diện duy nhất của các đại học Việt Nam trong bảng xếp hạng này.

Xem thêm:

>> Ngành IT là gì? Kinh nghiệm tìm việc cho nhân viên IT mới ra trường

>> Ngành y sĩ là gì? Cơ hội làm việc và yêu cầu đối với người y sĩ tín nhiệm

>> Marketing là gì? Kỹ năng và cơ hội việc làm cho Marketer tương lai

Hy vọng sau khi đọc bài viết này, bạn sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn về ngành kỹ thuật điện tử viễn thông và nhận biết bản thân có phù hợp ngành này không. Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, vậy thì đừng quên chia sẻ với mọi người nhé. Chúc bạn luôn thành công trong công việc lẫn cuộc sống!

Nguồn tham khảo: //vi.wikipedia.org/wiki/Viễn_thông

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Ngành Kỹ thuật điện tử viễn thông – Cơ hội việc làm khi ra trường do ivntalent.edu.vnsưu tầm. Mong rằng các bạn có những thông tin bổ ích nhé. Mọi thông tin khiếu nại về bản quyền vui lòng liên hệ contact để xử lý nhanh nhất nhé. Cảm ơn các bạn.