Nhân viên QA làm những gì? Các kỹ năng cần có khi trở thành nhân viên QA

Bạn đang theo dõi bài viết Nhân viên QA làm những gì? Các kỹ năng cần có khi trở thành nhân viên QA tại ivntalent.edu.vnBạn có thể truy cập nhanh bằng mục lục của bài viết để có thể xem thông tin mình cần nhanh chóng nhất nhé.

Vị trí nhân viên QA đang ngày càng khẳng định được tầm quan trọng của mình cấu trúc doanh nghiệp. Nhưng liệu nhiều người đã thực sự hiểu hết về công việc này? Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra những công việc của một nhân viên QA và các kỹ năng cần có khi trở thành nhân viên QA. Hãy cùng theo dõi nhé!

Nhân viên QA làm những gì? Các kỹ năng cần có khi trở thành nhân viên QA

I. Mô tả công việc nhân viên QA

Mô tả công việc nhân viên QA

Nhân viên QA (Quality Assurance) là người đảm bảo chất lượng về quy trình sản xuất trong các nhà máy, doanh nghiệp sản xuất. Họ sẽ làm việc dưới sự giám sát của quản lý đơn vị hoặc quản lý bộ phận.

Tùy thuộc vào mỗi doanh nghiệp, nhân viên QA sẽ có những nhiệm vụ khác nhau. Nhưng nhìn chung, một nhân viên QA sẽ có những công việc như sau:

– Kiểm tra, rà soát các quy trình trong nhà máy để đảm bảo tiêu chuẩn.

– Liên tục cập nhật tài liệu chuyên môn.

– Liên tục cải tiến các quy trình cốt lõi để đảm bảo duy trì chất lượng và tính hiệu quả trong sản xuất.

– Đào tạo và hỗ trợ nhân viên sản xuất về các quy trình, cách thức thực hiện và tiêu chuẩn chất lượng.

– Nâng cao các tiêu chuẩn đo lường chất lượng cho doanh nghiệp.

– Duy trì bộ tài liệu đảm bảo chất lượng.

– Kiểm tra quy trình, thực hiện các bước so sánh với tiêu chuẩn đã được xác định từ trước.

– Phân tích và tổng hợp các thông số để tìm ra điểm chênh lệch so với tiêu chuẩn ban đầu.

– Kết hợp với khách hàng và nhà cung cấp để giải quyết các vấn đề liên quan đến chất lượng.

– Liên lạc và cùng các bên liên quan xem xét nguyên nhân và khắc phục hậu quả trong trường hợp xảy ra lỗi.

Tuyển dụng nhân viên QA có thể bạn quan tâm:

Nhân viên QA Bách Hóa Xanh

II. Một số kỹ năng cần có ở nhân viên QA

Một số kỹ năng cần có ở nhân viên QA

Kỹ năng giao tiếp

Nhân viên QA không làm việc độc lập mà công việc của họ cần tới sự tương tác của nhiều bộ phận. Bởi vậy, kỹ năng giao tiếp tốt giúp các nhân viên QA trao đổi, phối hợp tốt với bộ phận sản xuất và các bộ phận liên quan khác; nắm bắt rõ các yêu cầu công việc mà cấp trên giao phó; phân tích và trình bày với những bộ phận liên quan nhằm tìm ra các phương pháp đảm bảo chất lượng tốt nhất.

Để cải thiện kỹ năng giao tiếp, bạn có thể tập diễn tả suy nghĩ của mình trước gương hay nhờ bạn bè giúp đỡ. Hiện nay cũng có một vài lớp học về giao tiếp, tham gia vào các lớp học cũng là một cách hiệu quả để bạn có thể nâng cao khả năng của mình.

Khả năng quản lý thời gian, lập kế hoạch

Nhân viên QA đều cần một lượng thời gian tương đối cho các công việc của mình. Bởi vậy, để sử dụng thời gian một cách hợp lý và hoàn thành các công việc đúng tiến độ, kế hoạch, bạn cần rèn luyện kỹ năng quản lý thời gian, lập kế hoạch. Bạn có thể lập kế hoạch công việc theo ngày, theo tuần để có thể kiểm soát các công việc và thời gian của mình một cách tốt nhất.

Chăm chỉ và kiên nhẫn

Sự chăm chỉ và kiên nhẫn sẽ giúp nhân viên QA đảm bảo được chất lượng tốt nhất cho sản phẩm, làm hài lòng khách hàng. Nếu bạn vội vã thì công việc rất dễ xảy ra sai sót, gây ảnh hưởng lớn đến sự uy tín không chỉ riêng bạn mà còn là của cả công ty.

Có tinh thần cầu tiến

Tinh thần cầu tiến, không ngừng học hỏi mỗi ngày sẽ giúp bạn không mãi dậm chân tại chỗ. Bạn sẽ có cơ hội nghề nghiệp với chức vụ cao hơn và mức lương hấp dẫn hơn. Cách duy nhất để chứng tỏ bạn là người có tinh thần cầu tiến là không ngừng nỗ lực để nâng cao năng lực bản thân. Bạn có thể học hỏi kinh nghiệm làm việc từ đồng nghiệp, cấp trên và luôn làm hết khả năng ở mỗi nghiệm vụ được giao.

Kỹ năng phân tích

Kỹ năng phân tích sẽ giúp bạn thu thập và phân tích thông tin để tìm ra các sai sót cũng như các xu hướng mới nhất. Bạn hãy trau dồi kỹ năng phân tích để áp dụng vào công việc nhân viên QA một cách hiệu quả nhé.

Tỉ mỉ, cẩn thận

Sự tỉ mỉ, cẩn thận sẽ giúp bạn phát hiện ra những điểm còn chưa đúng, chưa tuân thủ theo hướng dẫn, quy định và đưa ra gợi ý khắc phục. Ngoài ra, bạn cũng cần cẩn thận khi đọc các bản hợp đồng của đối tác để tránh những tổn thất cho công ty.

III. Lưu ý khi viết CV nhân viên QA

Lưu ý khi viết CV nhân viên QA

Điều lưu ý quan trọng nhất khi viết CV xin việc nhân viên QA là CV phải đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng nêu trong bản mô tả công việc (JD). Bạn nên sử dụng chính những từ ngữ mà họ đã sử dụng trong JD để viết CV. Bởi cách này sẽ khiến AI đánh giá bạn là người có sự tương thích với yêu cầu tuyển dụng của công ty ở mức cao. Nếu bạn có đủ những kỹ năng được nêu ở trên thì đừng ngần ngại viết vào CV. Bởi lẽ, hầu hết các nhà tuyển dụng đều mong muốn sẽ tìm được ứng viên có những kỹ năng đó. Thay vì liệt kê một loạt các thông tin về trình độ học vấn, kinh nghiệm thì bạn nên chú trọng vào những thông tin có liên quan đến ngành nghề. Đừng tự ti khi bạn không có bằng cấp vượt trội nhé. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao những ứng viên có tinh thần cầu tiến, ham học hỏi. Bạn hãy thể hiện điều này thật tốt khi viết CV nhé!

IV. Một số câu hỏi và cách trả lời thường gặp khi phỏng vấn nhân viên QA

Một số câu hỏi và cách trả lời thường gặp khi phỏng vấn nhân viên QA

Câu hỏi giới thiệu bản thân

1.1 Hãy giới thiệu về bản thân bạn

Không chỉ riêng phỏng vấn nhân viên QA, đây là câu hỏi bạn sẽ bắt gặp ở bất cứ buổi phỏng vấn nào. Hỏi câu hỏi này, thực chất nhà tuyển dụng đang muốn xác thực lại những thông tin bạn nêu trong CV. Không nên quá căng thẳng ở câu hỏi này, bạn nhé! Bạn có thể trả lời câu hỏi bằng cách giới thiệu về bản thân bạn, bắt đầu bằng tên tuổi, nơi sinh sống, học vấn và sau đó là kinh nghiệm làm việc của bạn (nếu có).

Gợi ý trả lời: “Tên tôi là…, hiện đang sinh sống tại… Tôi tốt nghiệp ngành… và đã làm chuyên viên QA khoảng (… năm).”

Để nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về bạn, bạn có thể trình bày đôi nét về sở thích cá nhân, tính cách và mục tiêu nghề nghiệp trong ngắn hạn và dài hạn trong tương lai.

1.2 Tại sao bạn lại lựa chọn vị trí QA

Câu hỏi này sẽ giúp nhà tuyển dụng hiểu về con người của bạn hơn. Bạn hãy chia sẻ lý do của mình một cách thuyết phục nhất nhé. Bạn có thể nghĩ tới những lý do xuất phát từ bản thân bạn thay vì những lí do mang tính chất bắt buộc. Bởi khi đó, nhà tuyển dụng sẽ thấy bạn làm công việc này xuất phát từ sự yêu thích của chính bạn. Nếu làm công việc đúng với đám mê thì bạn sẽ có hiệu quả công việc cao hơn đó.

Gợi ý trả lời: “Tôi là người cầu toàn, luôn cẩn trọng trong từng chi tiết. Chính bởi nét tính cách này tôi thấy mình phù hợp với vị công việc của một QA. Tôi đã tìm hiểu rất kỹ rồi đi tới quyết định theo học ngành nghề này. Và trong quá trình học,tôi thấy nó thực sự phù hợp với con người mình nên đã tiếp tục đi theo con đường này.”

1.3 Mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai mà bạn hướng tới là gì?

Câu trả lời của bạn sẽ là một tiêu chí để nhà tuyển dụng đánh giá mức độ phù hợp của bạn với mục tiêu của công ty. Các mục tiêu bạn đưa ra cần thiết thực và cần có những giới hạn thời gian hoàn thành cho nó. Bạn nên tránh những mục tiêu “trên trời”, không phù hợp với năng lực cũng như không có kế hoạch rõ ràng. Với kinh nghiệm làm việc, nhà tuyển dụng sẽ nhận ra câu trả lời của bạn có thành thật hay không.

Gợi ý trả lời: “Mục tiêu nghề nghiệp tương lai của tôi đầu tiên là phát triển khả năng chuyên môn để trong vòng 3-5 năm tới tôi có thể lên bộ phận quản lý. Bên cạnh đó, tôi cũng phát triển các kỹ năng mềm nhờ vào việc tự học hoặc tham gia một số các lớp kỹ năng (nếu yếu tố thời gian cho phép).”

Câu hỏi chuyên môn

2.1 Đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng có gì khác nhau

Những câu hỏi chuyên môn sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá được năng lực của ứng viên có phù hợp với công ty hay không. Một ứng viên phù hợp sẽ phản ứng nhanh trước các câu hỏi về chuyên môn QA.

Gợi ý trả lời: “Đảm bảo chất lượng là tuân thủ và tập trung vào các tiêu chuẩn, quy trình, đảm bảo cho chất lượng sản phẩm được sản xuất tốt nhất, là một hành động phòng ngừa, đảm bảo hạn chế việc phát sinh lỗi sản phẩm. Còn kiểm soát chất lượng là một hành động mang tính khắc phục, sử dụng các danh sách kiểm tra để theo dõi, giám sát việc tuân thủ các tiêu chuẩn và quy trình.”

2.2 Khi viết test case thì em thường test các case như thế nào?

Gợi ý trả lời: “Khi viết test case em thường test các case như sau:

Check GUI (genaral user interface): kiểm tra tổng quát giao diện

Check screen flow: kiểm tra luồng màn hình

Check permission role: kiểm tra xem những role truy cập vào màn hình đó thì có nhưng chức năng nào

Check initial display: kiểm tra hiển thị ban đầu của các trường trong màn hình

Ckeck Function: Đi vào chi tiết từng function và từng trường 1.”

Câu hỏi tình huống

3.1 Bạn yêu thích sản phẩm/dịch vụ nào của công ty chúng tôi nhất?

Ở câu hỏi này, nhà tuyển dụng đang muốn đánh giá mức độ quan tâm của bạn tới công ty. Là một người cẩn thận, bạn sẽ cần tìm hiểu kỹ về công ty trước khi đến phỏng vấn. Điều này sẽ mang lại kết quả phỏng vấn cao hơn.

Gợi ý trả lời: ” Phần mềm ABC là phần mềm tôi thích nhất trong số những phần mềm mà công ty đã phát triển. Tôi biết đến nó từ khi còn học đại học, nó đã giúp tôi tiết kiệm rất nhiều thời gian. Tôi không biết mình sẽ hoàn thành các khóa học ở trường như thế nào nếu như không có phần mềm này.”

3.2 Nếu như bạn được phép cải tiến một phần của sản phẩm trên, bạn sẽ làm gì?

Hỏi câu hỏi này, thực chất nhà tuyển dụng đang khuyến khích ứng viên sử dụng suy nghĩ logic của mình để tưởng tượng lại sản phẩm/dịch vụ mà họ vừa đề cập ở câu hỏi trên. Câu trả lời của ứng viên tiềm năng sẽ thể hiện được quan điểm đúng đắn: bất cứ sản phẩm nào, cho dù có tốt tới đâu thì vẫn cần phải được cải tiến theo nhu cầu của đa số người dùng.

Gợi ý trả lời: “Mặc dù phần mềm ABC của quý công ty rất độc đáo nhưng vẫn phải thừa nhận rằng giao diện của nó khá rối mắt. Theo quan điểm cá nhân, tôi muốn đơn giản hóa phần giao diện bằng cách đưa các cài đặt mặc định vào phần mềm. Do nó cũng khá phức tạp đối với những người lần đầu làm quen nên tôi sẽ cập nhật hướng dẫn sử dụng từng bước.”

Xem thêm:

– 22 kỹ năng cần có trong CV giúp bạn chinh phục nhà tuyển dụng

– Kỹ năng mềm là gì? Cách rèn luyện và phát triển kỹ năng mềm

– Kỹ năng cứng là gì? Cách rèn luyện kỹ năng cứng khi làm việc

Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu thêm về công việc nhân viên QA. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, đừng quên chia sẻ cho những người xung quanh nếu bạn thấy nội dung bổ ích. Hẹn gặp lại ở những bài viết tiếp theo.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Nhân viên QA làm những gì? Các kỹ năng cần có khi trở thành nhân viên QA do ivntalent.edu.vnsưu tầm. Mong rằng các bạn có những thông tin bổ ích nhé. Mọi thông tin khiếu nại về bản quyền vui lòng liên hệ contact để xử lý nhanh nhất nhé. Cảm ơn các bạn.