Những chính sách cho nhân viên sale hợp lý, hấp dẫn cần biết

Bạn đang theo dõi bài viết Những chính sách cho nhân viên sale hợp lý, hấp dẫn cần biết tại ivntalent.edu.vnBạn có thể truy cập nhanh bằng mục lục của bài viết để có thể xem thông tin mình cần nhanh chóng nhất nhé.

Công việc nhân viên sale vẫn luôn là ngành nghề được các bạn trẻ quan tâm. Công việc này có tính cạnh tranh cao không đơn thuần chỉ vì sự linh hoạt của môi trường làm việc mà còn vì những chính sách hợp lý và hấp dẫn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về những chính sách cho nhân viên sale. Hãy cùng theo dõi nhé!

Những chính sách cho nhân viên sale hợp lý, hấp dẫn cần biết

I. Tổng quan về chính sách cho nhân viên sale

Nhân viên sales là người giới thiệu và tư vấn sản phẩm cho khách hàng, đem tới lợi nhuận cho công ty bằng việc thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm. Bạn sẽ có nhiệm vụ ghi nhớ các thông tin về sản phẩm để có thể tư vấn cho khách hàng. Bạn cũng phải luôn trực tại khu vực bán hàng, trưng bày sản phẩm, giới thiệu sản phẩm phù hợp với khách. Ngoài ra, bạn cũng cần để ý tới biến động của thị trường, tìm hiểu và nghiên cứu thị trường liên tục để nắm được nhu cầu của khách hàng. Nhờ đó, nhân viên kinh doanh có thể nâng cao doanh thu bán hàng, đem lại lợi nhuận cho công ty.

Chính sách cho nhân viên sale là những quyền lợi, chế độ đãi ngộ mà doanh nghiệp dành cho họ, dựa trên quy định của pháp luật. Những chính sách tiêu biểu sẽ bao gồm: chính sách về bảo hiểm, về lương, thưởng, hoa hồng, ngày nghỉ,…

Những chính sách này sẽ bảo đảm quyền lợi cho cả nhân viên kinh doanh và doanh nghiệp. Đối với nhân viên kinh doanh, họ sẽ có một chế độ lương, thưởng minh bạch và rõ ràng. Dựa vào chính sách của công ty, họ có thể tìm ra nơi làm việc phù hợp nhất với bản thân. Đối với doanh nghiệp, những chính sách đãi ngộ tốt sẽ tạo ra được môi trường làm việc cạnh tranh, thu hút được nhiều nhân lực chất lượng cao. Từ đó, thúc đẩy doanh thu doanh nghiệp.

II. Chính sách cho nhân viên sale bao gồm những gì?

1. Chính sách lương

Về chế độ lương:

Chế độ lương là quy định của Nhà nước về việc trả lương theo trình độ lành nghề, điều kiện lao động, theo ngành và lĩnh vực lao động khác nhau.

Theo quy định tại Điều 92 Bộ luật lao động năm 2012 về tiền lương đối với người lao động, tiền lương trả cho người lao động để thực hiện công việc bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định. Đối với nhân viên kinh doanh, mức lương trung bình sẽ dao động trong khoảng từ 4 – 25 triệu/tháng, tùy theo kinh nghiệm làm việc và chính sách lương thưởng cho nhân viên kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Mức cụ thể như sau:

– Đối với người chưa có kinh nghiệm: lương cứng vào khoảng 4 – 8 triệu đồng/tháng và thu nhập thực tế sẽ rơi vào khoảng 4 – 12 triệu đồng/tháng nếu có tiền thưởng.

– Nhân viên đã có kinh nghiệm từ 1-3 năm: mức lương cứng sẽ rơi vào khoảng 7-10 triệu/ tháng và từ 4-15 triệu/tháng (nếu tính tiền thưởng).

– Nhân viên có kinh nghiệm trên 3 năm: mức lương thông thường từ 10-20 triệu và có thể lên tới 12-25 triệu/tháng nếu có tiền thưởng.

Về thanh toán lương, nhân viên được tính lương kể từ ngày có sản phẩm đầu tiên. Tùy vào các vị trí công việc, nhân viên kinh doanh sẽ có thời gian cũng như điều kiện để thanh toán lương như sau

– Nhân viên thử việc, học việc:

Thời gian học việc và thử việc, nhân viên xin nghỉ hoặc tự ý nghỉ việc, không được trả lương.

Nhân viên xin nghỉ việc và đã có doanh số bán hàng cá nhân, công ty sẽ trả 1 phần hoa hồng theo kết quả thực tế.

– Nhân viên chính thức:

Lương được thanh toán 1 lần, vào ngày 10 của tháng.

Trong kỳ tính lương, nếu nhân viên nghỉ trên 06 ngày, lương kỳ đó sẽ được tính cho kỳ tiếp theo.

Nghỉ có phép liên tục 20 ngày trong tháng hoặc nghỉ không phép trên 10 ngày, tháng đó không được tính lương. (kể cả lễ, phép năm, chủ nhật).

2. Chính sách thưởng, phụ cấp

Theo Khoản 1 Điều 104 của Bộ luật lao động năm 2019, chính sách thưởng cho người lao động nói chung và nhân viên kinh doanh nói riêng có thể điều chỉnh linh hoạt, tùy vào mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong quá trình ký kết hợp đồng lao động, các chính sách này cần phải được quy định rõ và đảm bảo có sự đồng thuận của đôi bên.

Mỗi doanh nghiệp sẽ có những chính sách thưởng nhân viên sale khác nhau. Nhưng nhìn chung sẽ có những chế độ thưởng sau: thưởng hàng năm, thưởng lễ, Tết, thưởng theo thâm niên làm việc, thưởng theo doanh số. Mỗi mức thưởng sẽ được công khai, minh bạch trước toàn thể công nhân viên của doanh nghiệp.

Sẽ có 2 loại phụ cấp chính như sau: phụ cấp trách nhiệm và phụ cấp được hưởng theo ngày công đi làm thực tế. Phụ cấp trách nhiệm chỉ áp dụng cho vị trí trưởng phòng trở lên. Nhân viên sale đã ký kết hợp đồng từ 3 tháng trở lên sẽ được nhận phụ cấp tiền ăn, xăng xe và điện thoại. Mức phụ cấp cụ thể sẽ do doanh nghiệp quy định.

3. Hoa hồng

“Tiền hoa hồng” là một khoản tiền mà người bán hàng nhận được khi làm trung gian giữa người tiêu dùng và đơn vị cung ứng sản phẩm, dịch vụ. Số tiền nhận được sẽ dựa theo số lượng sản phẩm, dịch vụ được bán ra và có sự thống nhất giữa doanh nghiệp và nhân viên bán hàng.

Cách tính hoa hồng:

– Hoa hồng cố định: đây là cách tính đảm bảo sự công bằng cho các nhân viên sale khi sản phẩm của doanh nghiệp có mức giá và cách thức phát triển thị trường tương đương nhau, mức chênh lệch giá giữa các sản phẩm không quá cao. Tuy nhiên, sẽ hiếm có doanh nghiệp nào ở trong trường hợp như vậy. Nên cách tính này thường ít được sử dụng. Ví dụ: Công ty X quy định cứ mỗi sản phẩm đầm X bán ra thị trường thì nhân viên sẽ được hưởng 2% giá trị thanh toán. Giả sử A bán được 1 chiếc váy giá trị 850.000 đồng thì A được hưởng hoa hồng cho sản phẩm này là: 850.000 đồng x 2% = 17.000 đồng.

– Hoa hồng theo bậc thang: theo cách tính này, doanh nghiệp sẽ chia nhỏ hóa đơn mà nhân viên sale bán được theo từng khoản tương ứng, sau đó nhân giá trị rồi cộng lại. Đây được coi là cách tính % hoa hồng được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Vì chúng đảm bảo sự công bằng, đồng thời thúc đẩy năng suất làm việc của nhân viên.

– Hoa hồng phần trăm theo điều kiện: trích phần trăm theo điều kiện là một cách tính hoa hồng khác cho nhân viên kinh doanh. Doanh nghiệp sẽ tiến hành trích % hoa hồng khi nhân viên đạt được lượng doanh thu mà công ty quy định. Trong trường hợp khác, nhân viên cũng có thể được trích % hoa hồng khi đạt được doanh thu một tháng sớm hơn dự định thì cửa hàng sẽ trích một số tiền để thưởng. Cách tính phần trăm theo điều kiện sẽ được thống nhất ở mỗi công ty. Nhưng nhìn chung, đây là một cách tạo động lực cho nhân viên làm việc nhiều hơn, bán hàng vượt chỉ tiêu thì số tiền hoa hồng họ nhận được sẽ cao hơn.

– Phần trăm theo thâm niên làm việc: đây là cách thức để các doanh nghiệp giữ chân những nhân viên kinh doanh có năng lực. Khi làm càng lâu thì mức hoa hồng bạn được hưởng sẽ cao hơn. Với chiến thuật này, doanh nghiệp vừa thúc đẩy nhân viên làm việc tăng năng suất vừa giữ chân được những nhân viên ưu tú ở lại công ty. Nhân viên mới khi nhìn vào cách tính hoa hồng này cũng sẽ được tiếp thêm động lực phấn đấu và cống hiến nhiều hơn.

– Phần trăm theo dự án: cách tính này sẽ phù hợp với các doanh nghiệp làm việc theo dự án. Ngay sau khi dự án thành công thì nhân viên kinh doanh sẽ nhận được 1 khoản tiền hoa hồng xứng đáng. Phần trăm hoa hồng sẽ được tính dựa theo giá trị hợp đồng mà nhân viên kinh doanh giành được trong dự án. Mức tiền hoa hồng dành cho nhân viên cho mỗi dự án cũng sẽ không giống nhau bởi sẽ có sự khác biệt giữa quy mô và tính chất của các dự án.

4. Chính sách bảo hiểm

Theo Luật bảo hiểm xã hội 2014, doanh nghiệp cần tuân theo các quy định của chính phủ hiện hành về các chính sách bảo hiểm. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội của nhân viên kinh doanh là thời gian được tính từ khi họ bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng. Trường hợp bạn đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ được tính trên cơ sở tiền lương tháng của nhân viên kinh doanh.

5. Chính sách nghỉ phép, nghỉ lễ

Bộ luật Lao động năm 2019 đã quy định về chính sách nghỉ phép, nghỉ lễ cho người lao động như sau:

“Điều 112. Nghỉ lễ, tết

1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, Tết sau đây:

a, Tết Dương lịch: 1 ngày (ngày 1/1 dương lịch);

b, Tết m lịch: 5 ngày;

c, Ngày Chiến thắng: 1 ngày (ngày 30/4 dương lịch);

d, Ngày Quốc tế lao động: 1 ngày (ngày 1/5 dương lịch);

đ, Quốc khánh: 2 ngày (ngày 2/9 dương lịch và 1 ngày liền kề trước hoặc sau);

e, Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 1 ngày (ngày 10/3 âm lịch).

2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ nêu trên còn được nghỉ thêm 1 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 1 ngày Quốc khánh của nước họ.

3. Hàng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ tại khoản 1 Điều này.

Điều 113. Nghỉ hằng năm

1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

a, 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

b, 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

c, 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Điều 114. Ngày nghỉ hàng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc

Cứ đủ 5 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này được tăng thêm tương ứng 01 ngày.

Điều 115. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương

1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:

a, Kết hôn: nghỉ 3 ngày;

b, Con đẻ, con nuôi kết hôn: Nghỉ 1 ngày;

c, Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 3 ngày.

2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.”

III. Cách xây dựng chính sách cho nhân viên sale hợp lý

– Hoạch định chi phí hoạt động cho bộ phận kinh doanh: bước này sẽ giúp doanh nghiệp dự trù được kinh phí, đầu tư nguồn lực tài chính một cách linh hoạt. Doanh nghiệp cần phải tham chiếu với các kết quả hoạt động kinh doanh trước đó, bao gồm: doanh thu trung bình qua các năm; tổng chi phí trung bình cho bộ phận kinh doanh qua các năm.Cụ thể, các loại chi phí này bao gồm: chi phí thu nhập (lương, phụ cấp, phúc lợi, thưởng KPI, thưởng định kỳ/cuối năm…); chi phí quản lý (Giám đốc kinh doanh, chuyên viên kinh doanh, nhân viên kinh doanh,…); chi phí nhà nước (công đoàn, bảo hiểm,…); chi phí vận hành bộ phận kinh doanh (phí điện thoại, văn phòng phẩm, công tác phí,…); chi phí thuê ngoài (khuyến mại, chiết khấu,…);…

– Giả định tình huống và cân đối chi phí: cách giả định này sẽ giúp doanh nghiệp dự đoán được kinh phí trả lương cho nhân viên kinh doanh. Tại mỗi doanh nghiệp lại làm việc theo các đầu việc khác nhau. Nhưng nhìn chung sẽ có 3 tình huống làm việc cơ bản cho nhân viên kinh doanh.

Tình huống 1: chính sách lương thưởng cho nhân viên kinh doanh sẽ phụ thuộc 100% vào doanh thu. Lúc này, nhân viên kinh doanh cần hoàn thành tất cả nhiệm vụ liên quan tới hoạt động kinh doanh, bao gồm tự tìm khách hàng (không cần dữ liệu từ bộ phận marketing hoặc các đại lý); tư vấn, chăm sóc khách hàng và tự chốt đơn; tự triển khai các hoạt động bao gồm làm hợp đồng, gọi điện,…

Tình huống 2: áp dụng công thức tính lương 3P (lương theo vị trí- lương theo năng lực- lương theo hiệu quả công việc). Ở tình huống này, nhân viên kinh doanh lấy dữ liệu từ bộ phận marketing; các nghiệp vụ còn lại tương tự như trên.

Tình huống 3: cũng áp dụng công thức tính lương 3P khi nhân viên kinh doanh nhận dữ liệu từ marketing, chăm sóc khách hàng 50% và nhờ hỗ trợ chốt đơn 50%; tự triển khai các hoạt động như gọi điện, làm hợp đồng,…

– Tính toán và dự trù lương thưởng cho bộ phận kinh doanh: khi hoàn thành bước 1 và cân đối các chi phí ở bước 2, doanh nghiệp cần tiến hành dự trù doanh thu và quỹ hoạt động cho bộ phận kinh doanh dựa trên các yêu cầu cơ bản sau: đảo đảm quyền lợi cho người lao động; có thể tuyển thêm được nhân viên kinh doanh mới (nếu cần); phù hợp với mức lương trung bình trên thị trường; thể hiện tính công bằng với mọi nhân viên; tuân thủ quy định lương cơ bản của pháp luật.

IV. Những sai lầm thường gặp trong chính sách cho nhân viên sale

1. Với doanh nghiệp:

– Doanh nghiệp không cập nhật luật mới nhất: doanh nghiệp cần cập nhật luật một cách liên tục để đảm bảo quyền lợi của nhân viên kinh doanh. Nếu không đáp ứng được việc này, doanh nghiệp sẽ tự làm giảm tính cạnh tranh, đem lại tin đồn xấu, không thu hút được nhân tài vào làm việc. Bởi lý do đó, doanh thu của công ty sẽ giảm sút nghiêm trọng.

– Không có giải pháp thưởng phạt phù hợp: việc không có giải pháp khen thưởng phù hợp sẽ không tạo ra tính công bằng cho nhân viên. Nhân viên vì thế cũng không có ý chí phấn đấu. Về lâu dài, danh tiếng và doanh thu của công ty sẽ giảm sút, không còn chỗ đứng trên thị trường lao động.

– Áp dụng mức lương quá cao hoặc quá thấp so với thị trường: mặc dù đưa ra một mức lương cao hơn so với năng lực của nhân viên có thể thu hút được các ứng viên tài năng, nhưng về lâu dài, điều này có ảnh hưởng đến ngân sách công ty. Còn trả lương quá thấp sẽ có thể gây ra khó khăn tài chính cho nhân viên. Họ sẽ không có động lực để làm việc và sẽ có ý nghĩa tìm một công ty khác có mức lương khá hơn. Doanh nghiệp cần đưa ra mức lương phù hợp nhất với năng lực nhân viên để tránh thiệt hại cho cả đôi bên.

2. Với nhân viên sale

– Không tìm hiểu chính sách công ty trước khi ký hợp đồng: đây là một sai lầm thường gặp với những nhân viên kinh doanh mới đi làm. Việc không tìm hiểu kỹ các chính sách của công ty sẽ khiến bản thân nhân viên phải chịu nhiều thiệt thòi về sau này. Trước khi ký hợp đồng lao động, bạn cần đọc rõ các điều khoản được ghi, thắc mắc ngay khi thấy vướng mắc thông tin. Có như vậy, bạn mới có thể gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.

– Đứng núi này trông núi nọ: sẽ hiếm có một công ty nào hoàn hảo, đáp ứng được mọi yêu cầu của mọi nhân viên nên bạn cần hiểu và thông cảm cho những lỗi có thể chấp nhận được của doanh nghiệp. Nếu bạn có tư duy đứng núi này trông núi nọ, mãi không bằng lòng với những gì mình đang có thì sẽ chẳng bao giờ bạn có được sự tin tưởng từ doanh nghiệp. Con đường thăng tiến của bạn vì thế cũng sẽ chông chênh, bấp bênh hơn.

Xem thêm:

– Cách viết CV nhân viên sales chi tiết, gây ấn tượng với nhà tuyển dụng

– Cách viết CV nhân viên kinh doanh – Mẫu CV xin việc đẹp, chuẩn

– Cách viết mục tiêu nghề nghiệp bán hàng trong CV thu hút nhất

Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu thêm về những chính sách cho công việc nhân viên sale. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, đừng quên chia sẻ cho những người xung quanh nếu bạn thấy nội dung bổ ích. Hẹn gặp lại ở những bài viết tiếp theo.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Những chính sách cho nhân viên sale hợp lý, hấp dẫn cần biết do ivntalent.edu.vnsưu tầm. Mong rằng các bạn có những thông tin bổ ích nhé. Mọi thông tin khiếu nại về bản quyền vui lòng liên hệ contact để xử lý nhanh nhất nhé. Cảm ơn các bạn.