Bạn đang theo dõi bài viết Những điểm cần lưu ý của báo cáo thực tập nhân sự tuyển dụng tại ivntalent.edu.vnBạn có thể truy cập nhanh bằng mục lục của bài viết để có thể xem thông tin mình cần nhanh chóng nhất nhé.
Thực tập là cơ hội tốt nhất để các bạn sinh viên có thể được học hỏi và trau dồi thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm cho bản thân. Và sau khi hết thời gian thực tập, thì các bạn cần phải viết báo cáo ghi lại những kết quả mà mình đã làm được. Trong bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách viết báo cáo thực tập nhân sự tuyển dụng chuẩn nhất. Hãy cùng theo dõi nhé!
I. Tổng quan về báo cáo thực tập nhân sự tuyển dụng
Tuyển dụng nhân sự là việc làm giúp doanh nghiệp, tổ chức sở hữu đội ngũ nhân viên có năng lực làm việc tốt, và có cùng mục tiêu với doanh nghiệp. Cụ thể là người tuyển dụng nhân sự sẽ phải tìm kiếm, sàng lọc và lựa chọn ra ứng viên đáp ứng được các tiêu chí của công ty.
Báo cáo thực tập là việc ghi chép lại những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm mà sinh viên đã được trải nghiệm trong suốt quá trình thực tập tại một doanh nghiệp, tổ chức. Và việc làm báo cáo thực tập nhân sự tuyển dụng là điều kiện bắt buộc để sinh viên có thể ra trường. Bên cạnh đó nó còn thể hiện được năng lực làm việc và khả năng tư duy của bạn.
Tìm việc làm, tuyển dụng nhân sự có thể bạn quan tâm:
– Nhân viên đào tạo (kỹ năng mềm, kiến thức, coaching, văn hoá công ty)
II. Thông tin cần chuẩn bị để viết báo cáo thực tập nhân sự tuyển dụng
– Giấy xác nhận thực tập: trước hết bạn cần phải có giấy xác nhận thực tập của doanh nghiệp mà bạn đã đi thực tập. Mục đích là để chứng minh được bạn có thực sự đi thực tập.
– Kiến thức về tuyển dụng nhân sự: đây là những kiến thức cơ bản về tuyển dụng nhân sự. Những kiến thức này sẽ cho giảng viên thấy được bạn đã học được những gì trên giảng đường đại học.
– Thông tin công ty thực tập: trong báo cáo thực tập có phần giới thiệu về doanh nghiệp, do đó bạn cần phải ghi chép lại những thông tin có liên quan đến công ty mà mình thực tập. Cũng như là những số liệu về doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp đó.
– Đúc kết kiến thức và kinh nghiệm trong quá trình thực tập: hãy tổng hợp lại những kiến thức, kinh nghiệm mà bạn đã học hỏi được trong quá trình đi thực tập. Bởi vì đây sẽ là một trong những yếu tố giúp bạn ghi điểm trong mắt giảng viên và doanh nghiệp.
III. Những điểm cần lưu ý của báo cáo thực tập nhân sự tuyển dụng
1. Quy trình thực hiện báo cáo thực tập
– Lựa chọn đơn vị thực tập: tìm hiểu về đơn vị thực tập là điều vô cùng cần thiết trước khi quyết định đi thực tập. Để có thể học hỏi và trau dồi kinh nghiệm tốt hơn, thì bạn cần lựa chọn những doanh nghiệp có uy tín trên thị trường. Bên cạnh đó bạn cũng có thể tìm kiếm đơn vị thực tập thông qua sự giới thiệu của bạn bè, người thân, mạng xã hội,…
– Lựa chọn đề tài thực tập: bạn cần lựa chọn đề tài thực tập liên quan đến chuyên ngành của mình. Nếu như không biết lựa chọn đề tài gì, thì bạn có thể lên mạng để tham khảo thông tin. Tuy nhiên cần chọn đề tài mà bạn cảm thấy thích thú, vì có như vậy thì bạn mới có động lực để hoàn thành báo cáo.
– Viết đề cương chi tiết: đây là yếu tố quan trọng trong bài báo cáo thực tập. Bạn cần lên chi tiết những nội dung cần có như tên đề tài, đối tượng nghiên cứu, mục đích và phương pháp nghiên cứu,…
– Viết nội dung báo cáo thực tập: nội dung bài nghiên cứu cần phải mạch lạc, đúng chính tả và có tính logic. Tập trung thẳng vào vấn đề, không nên viết quá dài dòng gây cảm giác khó chịu cho người đọc.
– Hoàn thành bài báo cáo thực tập: bạn cần phải chắc rằng nội dung bài báo cáo của mình phù hợp với những yêu cầu mà giảng viên đã quy định. Kiểm tra xem có những chỗ nào cần sửa chữa lại hay không. Nếu như bạn tự tin bài báo cáo của mình đã hoàn thiện thì hãy đến xin dấu mộc và nhận xét của đơn vị thực tập.
2. Nội dung cần có trong báo cáo thực tập nhân sự tuyển dụng
– Tổng quan về doanh nghiệp: ở phần này bạn cần giới thiệu tổng quát về đơn vị mà bạn đang thực tập. Cụ thể là tên, địa chỉ, lịch sử hình thành và phát triển, sứ mệnh và tầm nhìn, quy mô hoạt động, cơ cấu tổ chức,…
– Cơ sở lý thuyết: với mục này thì bạn cần nói sơ về các cơ sở lý thuyết, kiến thức mà bạn đã được dạy ở trường. Và những kiến thức này có thể giúp bạn giải quyết được các vấn đề phát sinh trong suốt quá trình thực tập của mình.
– Mô tả công việc đã làm khi thực tập: bạn cần phải đề cập được những công việc mà bạn đã được giao khi thực tập. Cũng như là các kết quả mà bạn đã đạt được trong thời gian đó.
– Thực trạng, đánh giá bộ phận tuyển dụng nhân sự tại công ty: dựa vào tình hình thực tế tại công ty, bạn nêu lên những nhận xét, đánh giá của mình. Hãy liệt kê những điểm gì mà công ty đã làm tốt và chưa làm tốt.
– Đề xuất giải pháp: hãy dựa vào những điểm mà công ty làm chưa tốt, đưa ra những giải pháp phù hợp. Những giải pháp mà bạn đề xuất sẽ là yếu tố quan trọng quyết định đến số điểm bài báo cáo thực tập của bạn.
3. Cách viết báo cáo thực tập nhân sự tuyển dụng ghi điểm
– Thông tin chuẩn xác: khi đưa vào bài bất kỳ dữ liệu hay thông tin nào thì bạn cần phải chắc chắn rằng thông tin đó chuẩn xác. Không nên lấy những số liệu lan man, vì điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến bài cáo báo của bạn.
– Viết đúng chính tả: viết đúng chính tả là yếu tố cần thiết của bài báo cáo. Nếu như mọi lập luận trong bài báo cáo rất chặt chẽ, nhưng lại viết sai quá nhiều lỗi chính tả thì bài báo cáo của bạn cũng không được điểm tối đa.
– Nội dung sâu sắc: đây là điều quan trọng nhất đối với bài báo cáo thực tập. Những bài báo cáo có nội dung sâu sắc, hấp dẫn thì chắc chắn sẽ luôn được điểm cao. Và ngược lại với những bài có nội dung rời rạc, không có tính logic thì sẽ không được đánh giá cao.
– Tuân thủ quy tắc trình bày của trường: trước hết bạn cần tìm hiểu quy tắc trình bày bản báo cáo của trường mình. Chẳng hạn như là về phông chữ, kích cỡ chữ, khoảng cách lề trái, lề phải,… Và việc trình bày đúng quy tắc sẽ là một điểm cộng cho bài báo cáo thực tập của bạn.
– Tham khảo nhưng không đạo văn: vì bài báo cáo có rất nhiều nội dung cần phải làm, nên đôi khi bạn không thể nào tự mình làm hết được. Do đó bạn có thể lên mạng để tham khảo bài báo cáo, tuy nhiên hãy có chọn lọc và viết lại theo những gì mình nghĩ. Tuyệt đối không nên đạo văn, nếu giảng viên phát hiện thì có thể cho bạn trượt báo cáo thực tập.
– Kết hợp hình ảnh, biểu đồ: để bài báo cáo được tăng tính thuyết phục và thu hút hơn, thì bạn cần phải chèn hình ảnh và biểu đồ. Tuy nhiên cần lựa chọn hình ảnh có chất lượng cao, sắc nét để giảng viên có thể dễ dàng nhìn thấy được. Và với mỗi hình ảnh, biểu đồ thì bạn cần ghi chú thích rõ ràng, chi tiết.
– Kiểm tra lại thật kỹ trước khi nộp: trước khi quyết định nộp báo cáo thực tập nhân sự tuyển dụng cho giảng viên, thì bạn cần nên kiểm tra lại thật kỹ. Hãy chắc chắn rằng bài báo cáo của bạn đã thật sự hoàn chỉnh, đừng để khi nộp bài thì mới nhớ ra còn thiếu sót thứ gì đó.
IV. Mẫu báo cáo thực tập nhân sự tuyển dụng
Dưới đây là 5 mẫu báo cáo thực tập nhân sự tuyển dụng mà bạn có thể tham khảo:
– Mẫu báo cáo thực tập nhân sự tuyển dụng 1
– Mẫu báo cáo thực tập nhân sự tuyển dụng 2
– Mẫu báo cáo thực tập nhân sự tuyển dụng 3
– Mẫu báo cáo thực tập nhân sự tuyển dụng 4
– Mẫu báo cáo thực tập nhân sự tuyển dụng 5
Xem thêm:
– Các hình thức đào tạo nguồn nhân lực trong doanh nghiệp hiện nay
– Cách giới thiệu bản thân ấn tượng với nhà tuyển dụng khi phỏng vấn
– Cách gửi CV qua email thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng
Bài viết trên đã chia sẻ về những điều cần lưu ý trong báo cáo thực tập nhân sự tuyển dụng, hy vọng có thể hữu ích đối với các bạn. Hãy chia sẻ bài viết cho mọi người xung quanh cùng đọc, nếu như bạn cảm thấy hay nhé. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết!
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Những điểm cần lưu ý của báo cáo thực tập nhân sự tuyển dụng do ivntalent.edu.vnsưu tầm. Mong rằng các bạn có những thông tin bổ ích nhé. Mọi thông tin khiếu nại về bản quyền vui lòng liên hệ contact để xử lý nhanh nhất nhé. Cảm ơn các bạn.