Bạn đang theo dõi bài viết Những yêu cầu của ngành công nghệ thực phẩm bạn cần biết tại ivntalent.edu.vnBạn có thể truy cập nhanh bằng mục lục của bài viết để có thể xem thông tin mình cần nhanh chóng nhất nhé.
Ngành công nghệ thực phẩm bao gồm một số lĩnh vực chủ yếu như bảo quản, kiểm tra đánh giá hay nghiên cứu, chế biến ra các sản phẩm thức ăn, nước uống, dược phẩm,… Ngày nay, ngành công nghệ thực phẩm đang được nhiều bạn trẻ ưa chuộng vì tính ứng dụng cao, cơ hội thăng tiến trong công việc. Cùng tìm hiểu những yêu cầu của ngành công nghệ thực phẩm trong nội dung bên dưới bạn nhé!
I. Những yêu cầu của ngành công nghệ thực phẩm
Ngành công nghệ thực phẩm chuyên về các lĩnh vực liên quan đến thực phẩm như cách bảo quản, chế biến, kiểm tra, đánh giá chất lượng thực phẩm (QC). Ngoài ra ngành này còn đảm nhận vai trò nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, vận hành dây chuyền sản xuất – bảo quản hay tạo nguyên liệu mới trong lĩnh vực thực phẩm hoặc dược phẩm, hóa học,… Dưới đây là một số yêu cầu cụ thể của ngành công nghệ thực phẩm bạn nên biết.
1. Bằng cấp, trình độ chuyên môn
Để trở thành nhân viên ngành công nghệ thực phẩm, trước hết bạn cần tốt nghiệp đại học một số ngành liên quan như quản trị chất lượng để vận dụng được kiến thức chuyên ngành đánh giá tiêu chuẩn chất lượng, kiểm tra, giám sát quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm.
Thêm vào đó, một số kỹ năng đi kèm là tin học văn phòng, thành thạo một số phần mềm quản lý, tính toán, cơ khí và công nghệ góp phần bổ trợ cho công việc.
2. Khả năng phân tích, tư duy nhạy bén
Khả năng phân tích và tư duy logic giúp bạn dễ dàng hơn trong việc tính toán, đánh giá được hiệu quả của quy trình sản xuất nhằm tối ưu hóa sản phẩm đầu ra, đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường trong ngành công nghệ thực phẩm.
3. Đam mê công nghệ và nghiên cứu
Yêu cầu thứ 3 đối với ngành công nghệ thực phẩm là bạn nên có niềm đam mê khoa học công nghệ, yêu thích việc nghiên cứu, tìm tòi. Từ đó, bạn có thể dễ dàng tìm hiểu và nắm rõ về dây chuyền sản xuất, đặc tính sản phẩm hay tính chất của từng loại nguyên liệu làm nên thực phẩm.
4. Làm việc cẩn thận, tỉ mỉ
Ngành công nghệ thực phẩm liên quan mật thiết đến vấn đề ăn uống, sức khỏe người tiêu dùng nên yếu tố cẩn thận, tỉ mỉ là yêu cầu hàng đầu. Bạn cần phải kiểm tra kỹ lưỡng, cẩn thận trong khâu sản xuất để phát hiện loại bỏ được lỗi sai trong sản phẩm, qua đó mang đến cho khách hàng thực phẩm chất lượng nhất.
5. Khả năng làm việc nhóm, tinh thần trách nhiệm cao
Kỹ năng làm việc nhóm giúp nhân viên ngành công nghệ thực phẩm kết nối và hợp tác tốt với đồng nghiệp, đối tác để tạo nên sản phẩm an toàn, hiệu quả nhất. Ngoài ra, tinh thần trách nhiệm cao giúp bạn có sự cam kết và tạo niềm tin với khách hàng.
6. Khả năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp giúp bạn thành thạo việc báo cáo, thuyết trình, truyền đạt ý tưởng của mình liên quan đến công nghệ sản xuất hay việc kiểm tra đánh giá sản phẩm. Ngoài ra, nhân viên giao tiếp tốt dễ tạo được mối quan hệ khăng khít hơn với khách hàng và đồng nghiệp giúp tăng hiệu quả công việc.
Tin tuyển dụng, việc làm ngành công nghệ thực phẩm có thể bạn quan tâm:
– Giám sát sản xuất
– Chuyên viên hỗ trợ sản xuất 4K Farm
– Trưởng Phòng Nông Nghiệp
II. Bí quyết để trở thành nhân viên ngành công nghệ thực phẩm
– Liên tục trau dồi trình độ chuyên môn: bằng cách học tập, nghiên cứu các kiến thức xoay quanh ngành công nghệ thực phẩm trên giảng đường đại học hay thông tin chọn lọc trên internet.
– Duy trì một sức khỏe tốt: bạn cần duy trì một sức khỏe tốt để làm việc được với cường độ cao, đôi khi tính chất công việc đòi hỏi bạn đứng cả ngày dài hay nâng vật nặng.
– Khéo léo, linh hoạt trong mọi tình huống: nâng cao kỹ năng khéo léo, linh hoạt giải quyết vấn đề phát sinh để bạn có thể kịp thời phát hiện và loại bỏ lỗi sai trong sản phẩm.
– Nâng cao năng lực ngoại ngữ: không ngừng học hỏi và nâng cao năng lực ngoại ngữ, một kỹ năng cần thiết giúp bạn dễ dàng tìm hiểu thông tin sản phẩm nước ngoài hay giao tiếp với đối tác.
– Trau dồi khả năng công nghệ: nhân viên ngành công nghệ thực phẩm nên trau dồi khả năng công nghệ để hiểu được rõ quy trình sản xuất ra sản phẩm giúp việc kiểm tra, đánh giá chất lượng khách quan hơn.
III. Cơ hội việc làm của ngành công nghệ thực phẩm
Ngành công nghệ thực phẩm đang trên đà phát triển trong thời gian gần đây, chính vì thế cơ hội việc làm đối với lĩnh vực này luôn rộng mở ở cả doanh nghiệp trong và ngoài nước. Chỉ cần bạn không ngừng trau dồi kiến thức chuyên môn và nâng cao kỹ năng đáp ứng được yêu cầu của ngành công nghệ thực phẩm thì cơ hội việc làm đối với lĩnh vực này luôn chào đón.
IV. Một số câu hỏi phỏng vấn liên quan đến yêu cầu cầu của ngành
1. Giới thiệu về điểm mạnh/ điểm yếu của bạn.
Các nhà tuyển dụng thường mở đầu quá trình phỏng vấn bằng câu hỏi giới thiệu bản thân bạn và những điểm mạnh, điểm yếu. Bạn hãy giới thiệu ngắn gọn thông tin cá nhân của mình và trình bày một số điểm mạnh, kỹ năng mình có liên quan đến ngành công nghệ thực phẩm như: kiến thức chuyên môn, kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, cẩn thận tỉ mỉ, tư duy sáng tạo,…
Đối với điểm yếu, bạn nên nói giảm nói tránh một số điểm yếu và đi kèm hướng khắc phục của bản thân như: Khả năng ngoại ngữ kém và đang theo học để cải thiện, hay quên nên thường sử dụng cuốn sổ để note lại,…
2. Theo bạn khi theo làm ngành công nghệ thực phẩm thì yếu tố nào là quan trọng nhất?
Thông thường các nhà tuyển dụng đặt ra câu hỏi này để tìm hiểu xem ứng viên có nắm được các kỹ năng, yêu cầu của ngành công nghệ thực phẩm hay không.
Chính vì thế, bạn cần trả lời ngắn gọn, dễ hiểu và không tham lam giải thích quá nhiều về một số kỹ năng quan trọng đối với ngành công nghệ thực phẩm như: kỹ năng giám sát, nghiên cứu, phân tích, xử lý nhạy bén các tình huống phát sinh.
3. Theo bạn sự cẩn thận, tỉ mỉ có phải là một yêu cầu quan trọng đối với nhân viên ngành công nghệ thực phẩm?
Đối với câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn thăm dò ứng viên có phải là người cẩn thận, tỉ mỉ trong công việc hay không để phù hợp với vị trí ứng tuyển.
Bạn có thể trả lời yếu tố cẩn thận, tỉ mỉ là rất cần thiết với nhân viên ngành công nghệ thực phẩm vì nhiệm vụ của họ là kiểm tra, giám sát, nghiên cứu phát triển các sản phẩm về thực phẩm, dược phẩm liên quan mật thiết đến sức khỏe người tiêu dùng.
Xem thêm:
– Kỹ năng mềm là gì? Cách rèn luyện và phát triển kỹ năng mềm
– Top 10 kỹ năng cần có của nhân viên QC thực phẩm
– Phân biệt QA, QC và yếu tố nào quan trọng nhất đối với một QA, QC
Hy vọng qua những thông tin ở trên, bạn đã nắm được một số yêu cầu cần thiết của ngành công nghệ thực phẩm để có định hướng nghề nghiệp cho bản thân. Cảm ơn bạn đã theo dõi, nếu thấy hay, hãy để lại bình luận và chia sẻ cho người thân, bạn bè cùng đọc. Hẹn gặp lại bạn ở những bài viết tiếp theo!
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Những yêu cầu của ngành công nghệ thực phẩm bạn cần biết do ivntalent.edu.vnsưu tầm. Mong rằng các bạn có những thông tin bổ ích nhé. Mọi thông tin khiếu nại về bản quyền vui lòng liên hệ contact để xử lý nhanh nhất nhé. Cảm ơn các bạn.