Quản lý siêu thị là gì? Công việc chính và cơ hội thăng tiến

Bạn đang theo dõi bài viết Quản lý siêu thị là gì? Công việc chính và cơ hội thăng tiến tại ivntalent.edu.vnBạn có thể truy cập nhanh bằng mục lục của bài viết để có thể xem thông tin mình cần nhanh chóng nhất nhé.

Cùng với sự gia tăng của số lượng các siêu thị là nhu cầu tuyển quản lý siêu thị tăng cao. Hiện nay, siêu thị tuyển dụng các vị trí trong đó có quản lý siêu thị đang là một ngành hot trong thị trường lao động. Tuy vậy nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu rõ về công việc này. Bài viết dưới đây sẽ đem lại cho bạn những hiểu biết về khái niệm quản lý siêu thị cùng công việc chính và cơ hội thăng tiến. Hãy cùng đón đọc nhé!

Quản lý siêu thị là gì? Công việc chính và cơ hội thăng tiến

Tìm việc làm, nhân viên kho siêu thị có thể bạn quan tâm:

– Nhân viên Kho Bán Hàng Bách Hóa Xanh [Hàng Khô FMCG]

– Nhân viên Kho bán hàng Bách Hóa Xanh [Hàng tươi Fresh]

– Quản lý BP Tư vấn – CSKH BHX Online (Tuyển nội bộ)

– Nhân viên ngành hàng siêu thị

I. Quản lý siêu thị là gì? Tầm quan trọng của quản lý siêu thị

Quản lý siêu thị là gì? Tầm quan trọng của quản lý siêu thị

1. Quản lý siêu thị là gì?

Quản lý là vị trí quan trọng của một doanh nghiệp. Quản lý sẽ là người trực tiếp thiết lập chiến lược và điều phối nhân viên để hoàn thành các mục tiêu được giao thông qua việc áp dụng các nguồn lực sẵn có như: tài chính, tự nhiên, công nghệ,…

Quản lý bán hàng cũng là vị trí không thể thiếu của doanh nghiệp. Họ là người đứng đầu bộ phận bán hàng của cửa hàng, chi nhánh hay công ty.

2. Tầm quan trọng của quản lý siêu thị

Tạo ra một môi trường làm việc tốt: quản lý sẽ có trách nhiệm tạo môi trường làm việc tích cực cho nhân viên. Tất cả các nhân viên cùng được quản lý quan tâm, tạo cơ hội để phát triển bản thân. Nhờ có sự chỉ dẫn của quản lý, tất cả các nhân viên sẽ đều hướng tới một mục tiêu công việc chung, hiểu rõ vai trò của nhau và sẽ làm việc cùng nhau tốt hơn.

Dễ dàng quản lý và kiểm soát hàng hóa: dưới sự giám sát của quản lý, hàng hóa sẽ được kiểm định một cách sát sao. Hàng hóa trong kho và trên kệ hàng sẽ liên tục cập nhập. Doanh nghiệp vì thế cũng dễ dàng quản lý, tính toán được số lượng và chất lượng hàng hóa để có những chiến lược kinh doanh phù hợp.

Tránh thất thoát, gian lận: sự kiểm định nghiêm ngặt về số lượng và chất lượng hàng hóa của quản lý siêu thị sẽ giúp doanh nghiệp tránh được thất thoát, gian lận. Cũng nhờ vào sự nghiêm túc làm việc của quản lý, những cá nhân có ý định tư lợi sẽ không thể hành động.

Dẫn dắt đội ngũ nhân viên: trước khi trở thành quản lý bán hàng, họ cũng đã là một người bán hàng giỏi. Với kinh nghiệm của mình, quản lý sẽ có nhiệm vụ quan trọng là hướng dẫn, đào tạo đội ngũ nhân viên bán hàng về quy trình bán hàng, nâng cao chất lượng phục vụ, giữ chân khách hàng và tìm kiếm các khách hàng tiềm năng.

Xây dựng uy tín trong lòng khách hàng: quản lý bán hàng sẽ xây dựng sự uy tín trong lòng khách hàng cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Bộ phận bán hàng có đặc thù công việc là phải tiếp xúc với khách hàng thường xuyên, người đứng đầu bằng sự khéo léo trong giao tiếp họ có thể xây dựng và duy trì quan hệ tích cực lâu dài. Sự uy tín không chỉ tốt cho các giao dịch, hợp tác hiện tại mà còn giúp công ty giải quyết với những khó khăn khi có tình huống phát sinh.

II. Công việc chính của quản lý siêu thị

Công việc chính của quản lý siêu thị

Quản lý nhóm kinh doanh: quản lý nhóm kinh doanh tức là quản lý nhân sự. Quản lý sẽ có trách nhiệm kiểm tra, giám sát bao gồm: theo dõi tình hình hoạt động của nhân viên bán hàng; kiểm tra đột xuất về giờ giấc, nội quy quy định, hàng hoá tại siêu thị; kiểm tra lại các thông tin và báo cáo của các giám sát, kiểm tra và giám sát về tác phong và tinh thần làm việc của nhân viên bán hàng và các giám sát, phân bổ các mục tiêu và theo dõi các quy trình triển khai các mục tiêu của các giám sát,… Ngoài ra, quản lý còn cần thực hiện công việc đánh giá và khen thưởng: chấm điểm tác phong và hoạt động, đề nghị thưởng phạt nhân sự của siêu thị; tổng kết công, thưởng trách nhiệm và đánh giá tình hình nhân sự vào mỗi tháng; tuyển dụng và huấn luyện đào tạo các giám sát,…

Đào tạo, quản lý nhân viên bán hàng: với trách nhiệm của một người đứng đầu bộ phận, công việc chính của quản lý siêu thị là đạo tạo, quản lý nhân viên bán hàng. Cụ thể công việc sẽ bao gồm: sắp xếp lịch làm việc cho nhân viên bán hàng thuộc quyền quản lý của mình hàng tuần; kiểm tra giờ giấc làm việc của nhân viên; kiểm tra, giám sát thái độ và tinh thần làm việc của từng nhân viên của mình quản lý, họp nhân viên bán hàng theo định kỳ; đào tạo và huấn luyện nhân viên thuộc quyền quản lý của mình,…

Chăm sóc khách hàng: quản lý bán hàng cũng cần phải có kinh nghiệm chăm sóc khách hàng. Công việc sẽ bao gồm: trực tiếp tham gia tiếp khách và giải quyết các khiếu nại, thắc mắc của khách hàng vượt ngoài phạm vi của nhân viên bán hàng; phân loại khách hàng của siêu thị: độ tuổi, nghề nghiệp, sở thích, thu nhập; tìm hiểu nhu cầu của khách hàng…

Quản lý hàng hóa: quản lý siêu thị còn có trách nhiệm với hàng hóa của doanh nghiệp. Họ cần phải: nắm được báo cáo doanh thu và các mã hàng bán được hằng ngày; nắm số hàng tồn của siêu thị, từng mã hàng; cập nhật thông tin các mã bán mạnh và mã bán chậm; tìm hiểu nguyên nhân khi có những doanh thu tăng, giảm đột biến; quản lý được số lượng hàng xuất trả, số lượng hàng sai hỏng không thể tái chế; có các biện pháp hạn chế về hàng dơ hàng hư và mất phụ liệu; lên lịch kiểm tra và xử lý về hàng trả ở siêu thị; theo dõi về các thông tin sản phẩm mới: kiểu dáng, màu sắc,…

Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh: đây là nhiệm vụ quan trọng của một quản lý siêu thị. Bạn cần: kiểm tra giám sát tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu; lập báo cáo về hiệu quả của hoạt động kinh doanh; đề ra những giải pháp để cải thiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;…

Tin tuyển dụng có thể bạn quan tâm – tuyển dụng quản lý tại Thế Giới Di Động trên toàn quốc với mức lương thưởng hấp dẫn. Ứng tuyển ngay!

III. Yêu cầu đối với quản lý siêu thị

 Yêu cầu đối với quản lý siêu thị

Về chuyên môn: những kiến thức về chuyên môn cho vị trí quản lý siêu thị bao gồm: quản trị nhân lực, kế toán, logistics,… Những kiến thức này sẽ giúp bạn dễ dàng quản lý nhân viên bán hàng, số lượng hàng hóa, hoạch toán doanh số,… Tuy nhiên, đa phần vị trí quản lý bán hàng sẽ không yêu cầu về trình độ chuyên môn. Nhưng nếu bạn có bằng cấp từ cao đẳng trở lên sẽ là một lợi thế.

Về kỹ năng: một quản lý siêu thị giỏi sẽ còn cần hội tụ nhiều kỹ năng mềm cần thiết như: kỹ năng lãnh đạo, khả năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán, kỹ năng giải quyết vấn đề,… Khi sở hữu những kỹ năng kể trên, bạn mới có năng lực để hoàn thành những trọng trách của một quản lý như quản lý nhân sự, giải quyết vấn đề từ hàng hóa tới nhu cầu khách hàng,…

Về sức khỏe: làm việc dưới môi trường áp lực, việc có một sức khỏe tốt là điều quan trọng. Khi các điều kiện thể chất được đảm bảo, quản lý siêu thị mới có thể cống hiến hết mình cho những công việc của doanh nghiệp.

Về kinh nghiệm làm việc: 3-5 năm là khoảng thời gian bạn tích lũy kinh nghiệm để trở thành quản lý bán hàng. Con số này đủ để bạn làm quen với quy trình bán hàng, các tiêu chuẩn và chủ động xây dựng các mối quan hệ tích cực trong nghề.

IV. Cơ hội thăng tiến cho quản lý siêu thị

Cơ hội thăng tiến cho quản lý siêu thị

1. Cơ hội thăng tiến:

Sinh viên mới ra trường có mong muốn trở thành quản lý thì có thể bắt đầu với vị trí nhân viên siêu thị. Quản lý siêu thị sẽ là người bao quát tất cả các công việc nên đây sẽ cơ hội để bạn có thể hiểu rõ về cách thức thực hiện các nhiệm vụ trong siêu thị. Mức lương trung bình cho vị trí này giao động từ 5-7 triệu đồng/ tháng. Con số cụ thể sẽ phụ thuộc vào năng lực cũng như những đóng góp của bạn cho doanh nghiệp.

Với sự gắn bó 3-5 năm, bạn sẽ có cơ hội thăng tiến từ nhân viên lên trưởng bộ phận rồi sau cùng là quản lý siêu thị. Mức lương của quản lý bán hàng sẽ dao động từ 13-16 triệu đồng/tháng. Đối với những quản lý có kinh nghiệm, năng lực cùng quy mô doanh nghiệp lớn thì mức lương có thể lên tới 40 triệu đồng/tháng.

Ngoài thu nhập cứng, bạn còn có các khoản tiền hoa hồng theo doanh thu bán hàng, thưởng nóng, thưởng quý,.. Đơn vị do bạn trực tiếp quản lý có doanh số cao thì tiền thưởng, hoa hồng sẽ càng nhiều. Ngoài ra, khi trở thành nhân viên chính thức, bạn cũng sẽ nhận được các chế độ đãi ngộ, trợ cấp theo chính sách của doanh nghiệp.

2. Bí quyết trở thành quản lý siêu thị giỏi

Đề cao nhân sự: bạn sẽ không thể tự mình hoàn thành được hết các nhiệm vụ, bạn cần tới sự giúp đỡ của nhân viên. Một người quản lý siêu thị giỏi là biết đề cao nhân sự. Bởi lẽ, việc làm này sẽ tạo môi trường làm việc tốt, đem tới động lực, mong muốn cống hiến nhiều hơn cho nhân viên. Quản lý nhân sự có thể bắt đầu việc đề cao nhân viên bằng cách quan tâm và tạo điều kiện để họ phát triển bản thân.

Không áp đặt quyền lực: thay vì áp đặt ý muốn của mình lên họ, bạn có thể lắng nghe và cân nhắc những yêu cầu phù hợp của cấp dưới. Lắng nghe, quan tâm tới suy nghĩ của nhân viên sẽ là chìa khóa cho bạn khiến nhân viên có mong muốn cống hiến hết mình. Họ cảm thấy họ có tiếng nói, được tôn trọng và tin tưởng. Lúc này, bạn chính là đại diện cho doanh nghiệp, gắn kết nhân viên với doanh nghiệp.

Đa nhiệm: trở thành một quản lý siêu thị giỏi thì bạn cần phải hoàn thiện số lượng công việc khổng lồ. Sự đa nhiệm sẽ là câu trả lời cho bài toán nan giải này. Nếu không có sự đa nhiệm, bạn sẽ khó có thể hoàn thành nhiều công việc cùng một lúc, đơn vị sẽ không thể hoàn thành chỉ tiêu đã đề ra.

Tiếp thu ý kiến từ khách hàng và khắc phục: để khả năng quản lý được hoàn thiện thì bạn cũng cần có sự lắng nghe đóng góp từ khách hàng. Đây sẽ là nguồn kênh khách quan và chính xác để bạn đánh giá quy trình làm việc của mình. Biết chắt lọc thông tin, xét đến sự phù hợp với bản thân sẽ là các bước giúp bạn tiếp thu kiến khách hàng một cách hiệu quả

Ứng biến linh hoạt: trong quá trình làm quản lý, việc gặp những sai phạm bất ngờ là điều khó tránh khỏi. Lúc này, bạn cần vận dụng được khả năng ứng biến linh hoạt của mình để đề ra hướng giải quyết kịp thời. Nếu chậm trễ, bạn có thể gây ảnh hưởng tới doanh nghiệp. Để có thể ứng biến linh hoạt, người quản lý cần có bản lĩnh để đưa ra những quyết định ít rủi ro nhất.

Xem thêm:

– Lương quản lý siêu thị và những điều cần biết khi làm việc

Quy trình quản lý siêu thị và kinh nghiệm quản lý chuyên nghiệp

– Cách viết mục tiêu nghề nghiệp bán hàng trong CV thu hút nhất

Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu thêm về công việc quản lý siêu thị. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, đừng quên chia sẻ cho những người xung quanh nếu bạn thấy nội dung bổ ích. Hẹn gặp lại ở những bài viết tiếp theo.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Quản lý siêu thị là gì? Công việc chính và cơ hội thăng tiến do ivntalent.edu.vnsưu tầm. Mong rằng các bạn có những thông tin bổ ích nhé. Mọi thông tin khiếu nại về bản quyền vui lòng liên hệ contact để xử lý nhanh nhất nhé. Cảm ơn các bạn.