Tháp nhu cầu Maslow là gì? Ứng dụng trong Marketing thực tế

Bạn đang theo dõi bài viết Tháp nhu cầu Maslow là gì? Ứng dụng trong Marketing thực tế tại ivntalent.edu.vnBạn có thể truy cập nhanh bằng mục lục của bài viết để có thể xem thông tin mình cần nhanh chóng nhất nhé.

Nếu bạn đang quan tâm hay có nhu cầu tìm hiểu về tháp nhu cầu Maslow, thì bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tổng hợp những thông tin xoay quanh định nghĩa tháp nhu cầu Maslow và các mức nhu cầu cụ thể. Thông qua bài viết này, bạn sẽ có cái nhìn rõ hơn về tháp nhu cầu Maslow, các ví dụ về tháp nhu cầu Maslow cùng các ứng dụng trong Marketing thực tế của mô hình này. Hãy cùng mình tìm hiểu ngay nhé!

I. Tháp nhu cầu Maslow là gì?

Tháp nhu cầu Maslow (Maslow’s Hierarchy of Needs) là mô hình về nhu cầu, động cơ phát triển tâm lý xã hội của con người. Mô hình này được xây dựng dựa trên lý thuyết về động lực của con người do nhà tâm lý học nổi tiếng A. Maslow khởi xướng. Lần đầu tiên mô hình này được giới thiệu thông qua bài viết “Lý thuyết về động lực của con người” vào năm 1943, và sau đó, Maslow tiếp tục đề cập tới mô hình nhu cầu này trong cuốn sách “Động lực và tính cách” của ông.

Tháp nhu cầu Maslow là gì? Ứng dụng trong Marketing thực tế

Phiên bản đầu tiên và được sử dụng phổ biến nhất cho đến ngày nay là mô hình 5 tầng theo cấu trúc kim tự tháp, biểu diễn các mức độ nhu cầu của con người từ thấp đến cao, từ nhu cầu cơ bản đến nhu cầu phức tạp hơn. Cụ thể, 5 tầng nhu cầu này bao gồm: Nhu cầu sinh lý; nhu cầu an toàn; nhu cầu được chấp nhận/được yêu thương; nhu cầu tự trọng/được tôn trọng và nhu cầu tự hiện thực hóa/thể hiện bản thân.

Tuyển dụng, việc làm Marketing có thể bạn quan tâm:

– Thực tập sinh phòng Marketing (Fresher mảng Digital, Branding, Thiết kế)

– Thực tập sinh phòng Media (Fresher)

– Thực tập sinh Ecommerce Fresher (UI/UX/ Product Design, SEO TMĐT, Business Development)

II. 5 cấp bậc trong tháp nhu cầu Maslow

Các cấp bậc trong tháp nhu cầu Maslow được cho rằng xuất hiện và phát triển theo thứ tự từ thấp lên cao, tức, các nhu cầu cơ bản sẽ xuất hiện trước, sau đó mới xuất hiện các nhu cầu cao hơn. Thứ tự phát triển này thể hiện tính xã hội trong phát triển tâm lý người. Đặc biệt, nhu cầu thứ 5 – thể hiện bản thân là mức phát triển cao nhất, và không phải ai cũng có thể đạt tới mức này. Tuy nhiên, một số nghiên cứu sau này lại cho rằng, nhu cầu thứ 5 là mong muốn tự nhiên của con người.

5 cấp bậc nhu cầu trong tháp nhu cầu Maslow cụ thể như sau:

1. Nhu cầu sinh lý (Physiological needs)

Nhu cầu sinh lý là những nhu cầu cơ bản để con người có thể sinh tồn, bao gồm những việc như: hít thở, thức ăn, nước uống, nơi trú ẩn,… Chỉ khi nhu cầu sinh lý được đáp ứng, con người mới có thể phát triển, hoạt động và hướng tới các nhu cầu cao hơn. Đây là nhu cầu cơ bản nhất và quan trọng nhất, là nền tảng cho sự sống còn cũng như sự phát triển động lực của con người. Nếu nhu cầu sinh lý không được thỏa mãn, các nhu cầu sau đó cũng sẽ không thể xuất hiện.

2. Nhu cầu an toàn (Safety needs)

Tiếp sau của nhu cầu sinh lý là nhu cầu về sự an toàn. Bên cạnh các yếu tố cơ bản nhất để sinh tồn, một tiêu chí không thể thiếu để con người tồn tại và phát triển tiếp theo chính là an toàn. Điều này giúp đảm bảo tỷ lệ sống, mang lại cảm giác ổn định và an tâm cho con người. Nhu cầu này bao gồm: An toàn về sức khỏe, tính mạng, an toàn về cơ sở vật chất, tài chính,…

5 cấp bậc trong tháp nhu cầu Maslow

3. Nhu cầu được chấp nhận/yêu thương (Love and belongingness needs)

Con người là sinh vật sống theo đoàn thể. Do đó, sau khi được đáp ứng đầy đủ các nhu cầu cơ bản về sinh tồn, con người sẽ phát triển nhu cầu được chấp nhận, được yêu thương, được thuộc về một nhóm hay một cộng đồng nào đó. Điều này thể hiện rõ trong các hành vi kết bạn, tìm kiếm đối tượng, lập gia đình, hội nhóm, câu lạc bộ,… Khi một cá nhân không được chấp nhận hay không được yêu thương, họ sẽ bị thiếu hụt về mặt tinh thần, điều này sẽ trở thành nguyên nhân của các vấn đề tâm lý. Có thể nói, nhu cầu được chấp nhận, yêu thương cũng là một trong những nhu cầu cơ bản của con người.

4. Nhu cầu được tôn trọng (Esteem needs)

Nhu cầu được tôn trọng là nhu cầu muốn nhận được sự ghi nhận, coi trọng từ người khác cũng như sự tự tôn trọng bản thân của con người. Khi được đáp ứng 3 nhu cầu trước đó, con người có được nền tảng để phát triển, lao động, cố gắng làm việc, tạo ra giá trị. Và từ những điều bản thân làm được, cá nhân nảy sinh mong muốn được ghi nhận những nỗ lực của mình. Nhu cầu được tôn trọng được chia làm hai loại. Một là mong muốn nhận được sự tôn trọng từ người khác, biểu hiện qua địa vị xã hội, lời khen, danh tiếng trong xã hội. Hai là sự tự công nhận, tự tôn trọng bản thân, thể hiện ở việc biết giá trị của mình, tôn trọng phẩm giá, quy tắc của bản thân.

5. Nhu cầu được thể hiện bản thân (Self-actualization needs)

Nhu cầu thể hiện bản thân hay tự hiện thực hóa là nhu cầu cao nhất, nằm ở đỉnh của tháp nhu cầu Maslow. Nhu cầu này diễn tả cho mong muốn, khao khát khẳng định giá trị riêng của bản thân, tạo ra ảnh hưởng nhất định tới xã hội, tới thế giới của con người.

Khi đã đi qua 4 bậc nhu cầu thấp hơn, con người tiến tới việc bộc lộ, đưa các giá trị của mình tới người khác trong phạm vi rộng hơn. Lúc này, động cơ làm việc của họ không còn bị giới hạn bởi 4 nhu cầu trước đó, mà hướng tới sự cống hiến, sự ghi dấu, sự ảnh hưởng rộng lớn, hay đơn giản chỉ là họ muốn theo đuổi đam mê thực sự của mình. Nhu cầu này được thấy rõ ở các nhà bác học, các nhà phát minh lớn. Trong xã hội hiện đại, nhu cầu này cũng dần phổ biến hơn, thường thấy ở những người đã có thành công, địa vị, sức ảnh hưởng nhất định.

III. Ưu và nhược điểm của tháp nhu cầu Maslow

1. Ưu điểm

Một số ưu điểm của tháp nhu cầu Maslow:

– Hệ thống hóa các nhu cầu, động cơ thúc đẩy phát triển tâm lý, hành vi con người một cách logic, ứng dụng hiệu quả trong đa dạng ngành nghề, lĩnh vực.

– Hỗ trợ hiệu quả trong hoạt động xác định khách hàng mục tiêu.

– Ứng dụng trong việc tìm hiểu và nắm bắt hành vi người tiêu dùng.

– Xây dựng định hướng phát triển cho nhiều lĩnh vực việc làm.

Ưu và nhược điểm của tháp nhu cầu Maslow

2. Nhược điểm

Một số nhược điểm của tháp nhu cầu Maslow:

– Sự khác biệt giữa các nền văn hóa, quốc gia, môi trường, đặc điểm cộng đồng.

– Không đo lường chính xác mức độ đáp ứng để con người chuyển từ nhu cầu này sang nhu cầu khác.

– Không có thứ tự ưu tiên rõ ràng về các hành vi cần giải quyết trong mỗi nhóm nhu cầu.

IV. Ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong Marketing

1. Xác định khách hàng mục tiêu

Việc hiểu được mong muốn, nhu cầu của khách hàng là điều vô cùng quan trọng trong việc xác định khách hàng mục tiêu. Tháp nhu cầu Maslow có thể được ứng dụng hiệu quả để xác định nhóm động cơ thúc đẩy hành vi mua sắm của từng tệp khách hàng cụ thể.

2. Định vị phân khúc khách hàng

Tháp nhu cầu Maslow có thể được sử dụng trong việc xác định phân khúc khách hàng. Hoạt động này dựa trên từng mục đích, nhóm động cơ, nhu cầu của mỗi tệp khách hàng. Do đó, nhà cung cấp có thể dựa vào kết quả phân tích đó để đưa ra một chiến lược quảng bá, tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả.

Ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong Marketing

3. Nghiên cứu hành vi khách hàng

Khi đã có được phân khúc đối tượng khách hàng, bạn cần thực hiện nghiên cứu hành vi của họ. Bạn có thể sử dụng tháp nhu cầu Maslow để xác định những nhu cầu, mục đích, giá trị và các yếu tố sẽ ảnh hưởng tới hành vi mua sắm của khách hàng. Điều này sẽ giúp bản kế hoạch và chiến lược tiếp cận khách hàng của bạn trở nên chi tiết và tiềm năng hơn.

4. Thúc đẩy tinh thần làm việc cho nhân viên

Bên cạnh các ứng dụng trong việc kinh doanh, quảng bá, tháp nhu cầu Maslow còn được sử dụng phổ biến trong công tác nhân sự, quản lý con người. Cụ thể, dựa trên lý thuyết về tháp Maslow, người quản lý có thể nắm được những mong muốn, động cơ, giá trị, mục tiêu của từng nhân viên. Từ đó, xây dựng văn hóa đội nhóm, các chiến lược thúc đẩy, động viên tinh thần, giúp nhân viên làm việc hiệu quả.

V. Một số lưu ý trong tháp nhu cầu Maslow

Mô hình tháp nhu cầu Maslow đã được phổ biến rộng rãi trong nhiều ngành nghề và được chứng minh là có hiệu quả. Tuy nhiên, vì các yếu tố như sự khác biệt văn hóa, sự thay đổi thời đại,… dẫn tới một số sai sót khi sử dụng mô hình này. Một số lưu ý đối với tháp nhu cầu Maslow như sau:

Nhu cầu không nhất định phải như tháp Maslow: Theo lý thuyết xây dựng mô hình, con người phát triển nhu cầu theo thứ tự từ chân tháp đến đỉnh tháp. Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý, không phải lúc nào nhu cầu cũng tuân theo thứ tự như vậy mà có thể thay đổi linh hoạt tùy cá nhân và hoàn cảnh.

Có thể không tăng theo thứ bậc: Nhu cầu của con người không hoạt động theo cách liên tục tiến lên. Rất nhiều trường hợp cá nhân bị mắc kẹt lại ở một mức nhu cầu hay thậm chí là thoái lui. Điều này có thể thấy ở một số người phải đối mặt với thất bại, mất mát như ly hôn, phá sản, bị sa thải,…

Không cần phải đáp ứng hết nhu cầu cũ để có nhu cầu mới: Nhu cầu mới có thể phát sinh ngay cả khi các nhu cầu cũ chưa được thỏa mãn một cách tuyệt đối. Khi các nhu cầu cũ được thỏa mãn theo một mức độ nào đó tùy thuộc mỗi cá nhân, các nhu cầu mới sẽ dần xuất hiện.

Xem thêm:

– 20 mô hình trong Marketing phổ biến nhất hiện nay

– DISC là gì? 4 nhóm tính cách DISC trong tuyển dụng và quản trị nhân sự

– 5W1H là gì? Lý thuyết, ứng dụng và ý nghĩa trong Marketing

Trên đây là một số tham khảo thông tin cơ bản về lịch sử hình thành, nguồn gốc, 5 mức nhu cầu cụ thể cùng các ứng dụng trong Marketing thực tế của mô hình tháp nhu cầu Maslow. Hy vọng bài viết giúp bạn hiểu hơn về tháp nhu cầu Maslow. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, đừng quên chia sẻ cho những người xung quanh nếu bạn thấy nội dung bổ ích. Hẹn gặp lại ở những bài viết tiếp theo.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Tháp nhu cầu Maslow là gì? Ứng dụng trong Marketing thực tế do ivntalent.edu.vnsưu tầm. Mong rằng các bạn có những thông tin bổ ích nhé. Mọi thông tin khiếu nại về bản quyền vui lòng liên hệ contact để xử lý nhanh nhất nhé. Cảm ơn các bạn.