Bạn đang theo dõi bài viết Tiêu chuẩn chức danh và điều kiện thi dược sĩ chính mới nhất tại ivntalent.edu.vnBạn có thể truy cập nhanh bằng mục lục của bài viết để có thể xem thông tin mình cần nhanh chóng nhất nhé.
Để trở thành một người dược sĩ chính, bạn cần sở hữu những kỹ năng gì? Điều kiện thi dược sĩ chính bao gồm những nội dung gì? Hãy cùng tham khảo bài viết này để biết thêm về những nội dung, quy định khi tham gia thi dược sĩ chính cũng như điều kiện trúng tuyển dược sĩ chính nhé!
I. Dược sĩ chính là gì?
Dược sĩ chính là phân hạng cao thứ hai trong số các phân hạng chức danh ngành Dược. Họ là những người đã tốt nghiệp Dược sĩ chuyên khoa cấp I hoặc Thạc sĩ dược học trở lên và sở hữu chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh dược sĩ chính được quy định trong Luật Y tế Việt Nam.
Mức lương tuyển dụng dược sĩ chính sẽ được tính dựa trên hệ số lương viên chức loại A2, từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78. Khi hết thời gian thực tập, người dược sĩ chính sẽ nhận mức lương tùy thuộc vào trình độ học vấn, kinh nghiệm của mình. Nếu đang giữ chức vị dược sĩ chính hoặc chức vụ tương đương trong thời gian tối thiểu là 6 năm, đặc biệt ít nhất 2 năm gần nhất phải giữ chức danh dược sĩ chính thì bạn mới có cơ hội thăng hạng trở thành dược sĩ cao cấp.
Tìm việc làm, tuyển dụng ngành dược có thể bạn quan tâm:
– Dược sĩ đào tạo Nhà thuốc An Khang
– Tiếp Bước Dược Sĩ – Thực tập sinh Nhà thuốc An Khang
II. Vai trò, nhiệm vụ của dược sĩ chính
Người dược sĩ chính có nhiệm vụ đảm nhiệm việc lên kế hoạch, tổ chức, sắp xếp, cung ứng và thực hiện một số việc như bảo quản, cấp phát, sử dụng thuốc, hóa chất, nguyên liệu, vật tư y tế. Ngoài ra, người dược sĩ chính còn có thể trực tiếp tham gia hội chẩn cùng các bác sĩ, tham gia nghiên cứu khoa học hay giảng dạy tại các trường học cho học sinh, sinh viên, cán bộ y tế,…
Căn cứ theo Mục 1 Điều 5 Chương II của Thông tư liên tịch số 27/2015/TTLT-BYT-BNV, dược sĩ chính cần tuân thủ các nhiệm vụ như sau:
“a) Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện việc cung ứng, bảo quản, cấp phát, sử dụng thuốc, hóa chất, nguyên liệu, vật tư y tế tiêu hao;
b) Chủ trì, tổ chức triển khai thực hiện việc pha chế thuốc (thuốc cho chuyên khoa nhi, chuyên khoa ung bướu, thuốc mắt, tai mũi họng, da liễu,..), thuốc thử, hóa chất sát khuẩn, bào chế thuốc từ dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền;
c) Tổ chức, thực hiện bảo đảm chất lượng thuốc đã pha chế tại đơn vị hoặc trong phạm vi được giao;
d) Tham gia hội chẩn khi có yêu cầu;
đ) Tổ chức, thực hiện thông tin, tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc; giám sát kê đơn và sử dụng thuốc, đánh giá việc sử dụng thuốc;
e) Tổ chức, thực hiện việc theo dõi, tổng hợp, báo cáo thông tin liên quan đến tác dụng không mong muốn của thuốc, theo dõi sự kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh thường gặp;
g) Tổ chức, thực hiện lấy mẫu thuốc trên thị trường để kiểm tra theo dõi, đánh giá chất lượng thuốc lưu hành;
h) Chịu trách nhiệm quản lý và hướng dẫn sử dụng về trang thiết bị phục vụ cho kỹ thuật chuyên môn về dược, kiểm nghiệm, hóa sinh trong đơn vị;
i) Xây dựng quy trình, hướng dẫn chuyên môn về công tác dược như: kiểm nghiệm, bào chế, hóa sinh, dược liệu và cấp phát thuốc;
k) Tham gia hoặc chủ trì xây dựng tiêu chuẩn chất lượng và thẩm định phương pháp kiểm nghiệm;
l) Nghiên cứu khoa học, giảng dạy, đào tạo, tập huấn về chuyên môn, kỹ thuật cho học sinh, sinh viên và cán bộ y tế;
m) Tổ chức, thực hiện công tác chỉ đạo tuyến;
n) Chủ trì thực hiện công tác thống kê và báo cáo.”
III. Tiêu chuẩn để trở thành dược sĩ chính
1. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của dược sĩ chính
Căn cứ theo Mục 2 Điều 5 Chương II của Thông tư liên tịch số 27/2015/TTLT-BYT-BNV, dược sĩ chính cần đạt được các tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng bao gồm:
“a) Tốt nghiệp dược sĩ chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ dược học trở lên;
b) Có trình độ ngoại ngữ tương đương bậc 3 (B1) trở lên theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với vị trí việc làm có yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;
c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin;
d) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh dược sĩ chính theo quy định của pháp luật.”
2. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của dược sĩ chính
Căn cứ theo Mục 3 Điều 5 Chương II của Thông tư liên tịch số 27/2015/TTLT-BYT-BNV, dược sĩ chính cần đạt được các tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ như sau:
“a) Hiểu biết quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; nắm được định hướng phát triển chuyên môn, kỹ thuật chuyên ngành trong nước và trên thế giới;
b) Có kỹ năng tổ chức và thực hành tốt trong các lĩnh vực kiểm nghiệm, tồn trữ, phân phối và tư vấn sử dụng đối với nguyên liệu làm thuốc, các dạng thuốc, mỹ phẩm;
c) Có kỹ năng đánh giá, kiểm tra việc thực hiện các quy định, pháp luật về dược;
d) Chủ nhiệm hoặc thư ký hoặc tham gia chính (50% thời gian trở lên) đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở trở lên hoặc sáng kiến/phát minh khoa học/sáng kiến cải tiến kỹ thuật chuyên ngành đã được nghiệm thu đạt;
đ) Viên chức thăng hạng từ chức danh dược sĩ lên chức danh dược sĩ chính phải có thời gian giữ chức danh dược sĩ hoặc tương đương tối thiểu là 09 năm, trong đó có thời gian gần nhất giữ chức danh dược sĩ tối thiểu là 02 năm.”
3. Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp của dược sĩ chính
Một dược sĩ chính sở hữu đạo đức nghề nghiệp phải luôn đặt sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân lên hàng đầu. Cũng như hết lòng tận tụy, cống hiến vì mục tiêu cao đẹp này. Ngoài ra, là một nhân viên của ngành y tế, người dược sĩ chính cần có vốn hiểu biết và thực hiện đúng quy tắc ứng xử của một người viên chức, làm việc đúng theo quy chế, quy định, quy trình chuyên môn kỹ thuật và các quy định khác của pháp luật đã đặt ra.
Thêm vào đó, người dược sĩ chính cần liên tục nâng cao trình độ và năng lực chuyên môn nghiệp vụ qua những phương thức như nghiên cứu, học tập,… Lối cư xử với đồng nghiệp, bệnh nhân một cách trung thực, đoàn kết, tôn trọng và hợp tác cũng là một điều mà người dược sĩ chính cần lưu ý.
IV. Quy định về đăng ký thi dược sĩ chính
1. Đối tượng dự thi
Căn cứ theo Công văn 4203/BYT-TCCB, viên chức đăng ký dự thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ dược sĩ hạng 3 lên dược sĩ chính phải đang làm việc với chức danh nghề nghiệp dược sĩ hạng 3 tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập, có đủ tiêu chuẩn, điều kiện và khả năng đảm nhận bao gồm: phải có thời gian giữ chức danh dược sĩ hoặc tương đương tối thiểu là 09 năm, trong đó có thời gian gần nhất giữ chức danh dược sĩ tối thiểu là 02 năm theo quy định tại Điều 5 Thông tư liên tịch số 27/2015/TTLT-BYT-BNV.
2. Tiêu chuẩn, điều kiện dự thi
Theo Công văn 4203/BYT-TCCB, viên chức được đăng ký dự thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp khi đảm bảo đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
“1. Đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu.
2. Được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý hoặc sử dụng viên chức cử tham dự thi.
3. Được cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng viên chức đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian ba năm liên tục tính đến thời điểm nộp hồ sơ, có phẩm chất đạo đức tốt; không trong thời gian bị thi hành kỷ luật hoặc đã có thông báo về việc xem xét xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật.
4. Đang giữ chức danh nghề nghiệp có cùng 4 chữ số đầu trong mã số chức danh nghề nghiệp với chức danh nghề nghiệp đăng ký dự thi thăng hạng:
– Đang giữ chức danh nghề nghiệp dược sĩ (hạng III), mã số V.08.08.22 đối với thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp dược sĩ chính hạng II.
5. Có khả năng đảm nhiệm hoặc đang làm việc ở vị trí công việc phù hợp với hạng chức danh nghề nghiệp đăng ký dự thi thăng hạng.
6. Có đủ tiêu chuẩn của hạng chức danh nghề nghiệp đăng ký dự thi:
– Có đủ tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp dược sĩ chính (hạng II) quy định tại Điều 5 Thông tư liên tịch số 27/2015/TTLT-BYT-BNV đối với thi thăng hạng dược sĩ chính hạng II.”
3. Nội dung hồ sơ đăng ký dự thi
Hồ sơ đăng ký dự thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ hạng III lên hạng II theo quy định tại Công văn số 4203/BYT-TCCB ngày 23/7/2019 của Bộ Y tế bao gồm:
“– Đơn đăng ký dự thi (theo mẫu số 1);
– Bản sơ yếu lý lịch của viên chức theo quy định tại Thông tư số 12/2012/TT-BNV, có xác nhận của cơ quan quản lý hoặc sử dụng viên chức (theo mẫu số 2);
– Bản nhận xét, đánh giá của người đứng đầu cơ quan sử dụng viên chức theo các tiêu chí phân loại đánh giá viên chức ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ quy định tại Điều 26, Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/06/2015 của Chính phủ về đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức (theo mẫu số 3);
– Bản sao các văn bằng, chứng chỉ của viên chức theo tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp đăng ký dự thi được cơ quan có thẩm quyền chứng thực.
– Bản sao các quyết định, biên bản nghiệm thu đề án, đề tài, hoặc sáng chế hoặc phát minh khoa học đã được cấp có thẩm quyền công nhận.
– Bản sao các quyết định: Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp viên chức, nâng lương gần nhất;
– Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp trong thời hạn 30 ngày, tính đến thời điểm cuối cùng nộp hồ sơ đăng ký thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
Hồ sơ đăng ký dự thi của mỗi viên chức được bỏ vào một bì đựng riêng có kích thước 250 x 340 x 5mm (theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 1 Quyết định số 06/2007/QĐ-BNV ngày 18/6/2007 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành thành phần hồ sơ cán bộ, công chức và mẫu biểu quản lý hồ sơ cán bộ, công chức).”
Viên chức đăng ký dự thi thăng hạng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của nội dung hồ sơ đăng ký dự thi. Trong trường hợp khai man hồ sơ, giả mạo văn bằng, chứng chỉ sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
V. Nội dung, hình thức và thời gian thi dược sĩ chính
1. Môn thi kiến thức chung
– Hình thức thi: Tự luận. Thời gian thi: 180 phút.
– Nội dung thi: kiểm tra kiến thức, năng lực hiểu biết của viên chức về định hướng chiến lược phát triển của ngành và hiểu biết về pháp luật chuyên ngành phù hợp với tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp hạng II (với 60% nội dung thi) và hiểu biết pháp luật viên chức (với 40% nội dung thi).
2. Môn thi chuyên môn, nghiệp vụ
– Hình thức thi: trắc nghiệm hoặc thực hành do Hội đồng thi quyết định.
– Thời gian thi: trắc nghiệm 45 phút hoặc thực hành 30 phút.
– Nội dung thi: kiểm tra và đánh giá trình độ, năng lực, đề xuất giải pháp giải quyết các vấn đề đang đặt ra trong thực tiễn gắn với tiêu chuẩn về trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp hạng II.
3. Môn thi ngoại ngữ
– Hình thức thi: viết.
– Thời gian thi: 90 phút.
– Nội dung thi: kiểm tra các kỹ năng: đọc hiểu, viết ở trình độ bậc 3 theo quy định của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp hạng II.
– Điều kiện miễn thi:
+ Viên chức tính đến ngày 31 tháng 12 của năm tổ chức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp có tuổi đời từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nam, và từ đủ 50 tuổi trở lên đối với nữ.
+ Viên chức có bằng tốt nghiệp Đại học thứ hai là bằng ngoại ngữ.
+ Viên chức tốt nghiệp Đại học, Sau Đại học ở nước ngoài.
+ Đối với viên chức dự thi kỳ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế từ hạng III lên hạng II của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được miễn thi ngoại ngữ nếu đang làm việc ở vùng dân tộc thiểu số, có chứng chỉ đào tạo tiếng dân tộc thiểu số do cơ sở đào tạo cấp theo thẩm quyền hoặc viên chức là người dân tộc thiểu số đang làm việc ở vùng dân tộc thiểu số.
4. Môn thi tin học
– Hình thức thi: trắc nghiệm hoặc thực hành trên máy vi tính.
– Thời gian thi: 45 phút.
– Nội dung thi: kiểm tra hiểu biết về hệ điều hành Windows, sử dụng các ứng dụng của Microsoft Office, sử dụng Internet.
– Điều kiện miễn thi: Miễn thi môn tin học đối với viên chức đã tốt nghiệp từ trung cấp chuyên ngành công nghệ thông tin trở lên.
VI. Điều kiện trúng tuyển kỳ thi dược sĩ chính
Căn cứ theo Mục VII Công văn số 4203/BYT-TCCB ngày 23/7/2019 của Bộ Y tế, người trúng tuyển kỳ thi dược sĩ chính được xác định như sau:
“Viên chức trúng tuyển trong kỳ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế phải dự thi đủ các bài thi của các môn thi, trừ những môn được miễn thi theo quy định của pháp luật; có số điểm mỗi bài thi đạt từ 50 điểm trở lên, các bài thi được chấm theo thang điểm 100. Không bảo lưu kết quả trong kỳ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế năm 2019.”
Xem thêm:
– Dược sĩ chuyên khoa 1 là gì? Yêu cầu về năng lực, trình độ chuyên môn
– Dược sĩ lâm sàng là gì? Vai trò của dược sĩ lâm sàng bệnh viện
– Kỹ năng giao tiếp bán thuốc cần thiết cho dược sĩ bán thuốc
Hy vọng bài viết mang lại cho bạn những thông tin bổ ích về tiêu chuẩn chức danh và điều kiện thi dược sĩ chính. Nếu bạn cảm thấy bài viết này hữu ích, đừng quên chia sẻ cho nhiều người hơn nhé. Hẹn gặp lại bạn ở bài viết khác!
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Tiêu chuẩn chức danh và điều kiện thi dược sĩ chính mới nhất do ivntalent.edu.vnsưu tầm. Mong rằng các bạn có những thông tin bổ ích nhé. Mọi thông tin khiếu nại về bản quyền vui lòng liên hệ contact để xử lý nhanh nhất nhé. Cảm ơn các bạn.