Bạn đang theo dõi bài viết Tổng hợp các loại bằng lái xe hiện nay và độ tuổi được thi lấy bằng tại ivntalent.edu.vnBạn có thể truy cập nhanh bằng mục lục của bài viết để có thể xem thông tin mình cần nhanh chóng nhất nhé.
Hiện nay, việc đi lại bằng các phương tiện cá nhân như xe máy, ô tô đang ngày càng trở nên phổ biến. Để có thể sử dụng phương tiện cá nhân để tham gia giao thông, bạn cần có cho bản thân giấy phép lái xe. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm thông tin về các loại bằng lái xe hiện nay và độ tuổi được thi lấy bằng. Cùng với đó là giải đáp một số thắc mắc thường gặp của các bạn về việc thi bằng lái xe.
I. Giấy phép lái xe là gì?
Giấy phép lái xe hay còn được gọi là bằng lái xe là một loại giấy phép, chứng chỉ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho một cá nhân cụ thể. Người được cấp có thể vận hành, lưu thông, tham gia giao thông bằng xe cơ giới tương ứng với loại giấy phép lái xe mà mình có trên các tuyến đường công cộng.
Căn cứ theo Điều 29 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, các cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép lái xe gồm: Tổng cục Đường bộ Việt Nam và Sở Giao thông vận tải. Trong đó, Tổng cục Đường bộ Việt Nam sẽ chịu trách nhiệm cấp Giấy phép lái xe trong phạm vi cả nước. Sở Giao thông vận tải sẽ cấp Giấy phép lái xe trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Việc cấp bằng lái xe cho người điều khiển phương tiện giao thông giúp nhà nước kiểm soát và quản lý thông tin về số lượng người có khả năng điều khiển phương tiện giao thông. Qua đó, nhà nước có thể đưa ra những chính sách, điều luật phù hợp. Ngoài ra, giấy phép lái xe cũng là hình thức chứng nhận năng lực, hiểu biết của người tham gia lưu thông đối với luật giao thông và phương tiện tham gia giao thông tương ứng. Việc làm này nhằm đảm bảo an toàn và giảm thiểu tai nạn giao thông không đáng có.
II. Lịch sử xuất hiện của Giấy phép lái xe
Giấy phép lái xe lần đầu được cấp cho Karl Benz vào năm 1888. Khi đó, Bezt là người đã phát minh ra chiếc ô tô đầu tiên – tiền thân của các dòng ô tô hiện đại. Tuy nhiên khi đó, các phương tiện của ông luôn nhận phải khiếu nại do tiếng ồn và khói bụi gây ảnh hưởng tới giao thông thời điểm đó. Chính bởi lý do này, Karl Benz đã yêu cầu và nhận được sự cho phép bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền để vận hành chiếc xe của mình trên đường phố công cộng.
III. Các loại giấy phép lái xe tại Việt Nam
1. Giấy phép lái xe A1
Bằng A1 được cấp cho đối tượng đủ 18 tuổi trở lên và không có thời hạn sử dụng. Người được cấp bằng A1 có quyền điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50cc (phân khối) đến dưới 175cc (phân khối), xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật.
2. Giấy phép lái xe A2
Bằng A2 được cấp cho đối tượng đủ 18 tuổi trở lên và không có thời hạn sử dụng. Người được cấp bằng A2 có quyền điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 175cc (phân khối) trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.
3. Giấy phép lái xe A3
Bằng A3 được cấp cho đối tượng đủ 18 tuổi trở lên và không có thời hạn sử dụng. Người được cấp bằng A3 có quyền điều khiển xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự.
4. Giấy phép lái xe A4
Bằng A4 được cấp cho đối tượng đủ 18 tuổi trở lên, cho phép điều khiển các loại máy kéo nhỏ có trọng tải đến 1.000 kg. Giấy phép lái xe hạng A4 có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.
5. Giấy phép lái xe B1
Bằng B1 số tự động được cấp cho đối tượng đủ 18 tuổi trở lên, cho phép điều khiển:
– Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe.
– Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
– Ô tô dùng cho người khuyết tật.
Bằng B1 thông thường được cấp cho đối tượng đủ 18 tuổi trở lên, cho phép điều khiển:
– Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe.
– Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
– Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
Cả hai loại giấy phép B1 đều có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam. Trường hợp người được cấp bằng lái xe vào thời điểm trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.
6. Giấy phép lái xe B2
Bằng B2 được cấp cho đối tượng đủ 18 tuổi trở lên, cho phép điều khiển ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg và các loại xe được quy định cho giấy phép lái xe hạng B1. Giấy phép lái xe hạng B2 có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.
Tuyển tài xế có thể bạn quan tâm:
– Nhân viên Giao nhận Kho Trung tâm Điện Máy Xanh
7. Giấy phép lái xe C
Bằng C được cấp cho đối tượng đủ 21 tuổi trở lên, cho phép điều khiển:
– Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên.
– Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên.
– Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2.
Giấy phép lái xe hạng C có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp.
8. Giấy phép lái xe D
Bằng D được cấp cho đối tượng đủ 24 tuổi trở lên, cho phép điều khiển:
– Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe.
– Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C.
Giấy phép lái xe hạng D có thời hạn 5 năm, kể từ ngày cấp.
9. Giấy phép lái xe E
Bằng E được cấp cho đối tượng đủ 27 tuổi trở lên, cho phép điều khiển:
– Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi.
– Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và D.
Giấy phép lái xe hạng E có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp.
10. Giấy phép lái xe F
– Bằng FB2 được cấp cho đối tượng đủ 21 tuổi trở lên, cho phép điều khiển các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng B2 có kéo rơ moóc và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1 và hạng B2.
– Bằng FC được cấp cho đối tượng đủ 24 tuổi trở lên, cho phép điều khiển các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng C có kéo rơ moóc, ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và hạng FB2.
– Bằng FD được cấp cho đối tượng đủ 27 tuổi trở lên, cho phép điều khiển các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng D có kéo rơ moóc và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D và FB2.
– Bằng FE được cấp cho đối tượng đủ 27 tuổi trở lên, cho phép điều khiển các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng E có kéo rơ moóc và các loại xe: ô tô chở khách nối toa và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D, E, FB2, FD.
Lưu ý: Giấy phép lái xe hạng FB2, FC, FD, FE có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp.
IV. Quy định về độ tuổi đăng ký dự thi giấy phép lái xe tại Việt Nam
Theo quy định tại khoản 1 điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008 về độ tuổi của người được lái xe:
“1. Người đủ 16 tuổi trở lên
Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50cm3.
2. Người đủ 18 tuổi trở lên
Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi. Ngoài ra, người có đủ 18 tuổi trở lên có thể tham gia thi các loại giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3, A4, B1 và B2.
3. Người đủ 21 tuổi trở lên
Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2). Bên cạnh đó, đối tượng này cũng có thể tham gia thi giấy phép lái xe hạng C.
4. Người đủ 24 tuổi trở lên
Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC). Cá nhân trên 24 tuổi cũng có thể tham gia thi giấy phép lái xe hạng D và hạng FC.
5. Người đủ 27 tuổi trở lên
Người đủ 27 tuổi trở lên có thể tham gia thi giấy phép lái xe hạng E và được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD).”
V. Cách tính tuổi thi bằng lái xe
Để xác định tuổi khi thi bằng lái xe, khoản 2 điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT đã nêu rõ: Tính đến ngày dự thi sát hạch lái xe, người tham gia thi lấy bằng lái phải đủ tuổi theo quy định của hạng bằng mà mình đăng ký thi. Tuổi này được tính đủ dựa trên ngày tháng năm sinh của người thi lấy bằng lái.
Ví dụ: Một người sinh ngày 29/7/2000 sẽ chỉ được đăng ký thi sát hạch và nhận bằng lái xe hạng C kể từ ngày 29/7/2021 trở đi.
Để chứng minh đã đủ tuổi theo quy định, người dự thi sát hạch cần nộp lại bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn trong quá trình làm hồ sơ đăng ký dự thi.
Trong trường hợp các loại giấy tờ trên không có ngày sinh cụ thể mà chỉ có năm sinh, thí sinh cần nộp bổ sung bản sao giấy khai sinh. Nếu giấy khai sinh cũng không có ngày tháng cụ thể, thí sinh cần phải đợi thêm một năm nữa để chắc chắn đủ tuổi dự thi giấy phép lái xe.
VI. Một số câu hỏi khác về giấy phép lái xe tại Việt Nam
1. Giấy phép lái xe sử dụng cho người lái xe giường nằm, ô tô khách là gì?
Đối với giấy phép lái xe sử dụng cho người lái xe ô tô khách giường nằm, ô tô khách thành phố (sử dụng để kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt), lái xe cần thực hiện theo quy định về giấy phép lái xe hạng D và hạng E. Cụ thể, đối với ô tô có từ 10 đến 30 chỗ ngồi, tài xế cần sở hữu bằng hạng D. Còn đối với xe ô tô chở khách có trên 30 chỗ, người lái cần phải có bằng hạng E.
2. Xe có dung tích xi lanh dưới 50cc có cần giấy phép không?
Hiện nay, người điều khiển xe có dung tích xi lanh dưới 50cc (phân khối) không bắt buộc phải có giấy phép lái xe khi lưu thông. Tuy nhiên, những đối tượng này vẫn cần phải đủ 16 tuổi trở lên, tuân thủ luật an toàn khi tham gia giao thông và đáp ứng quy định sức khỏe theo Luật giao thông đường bộ Việt Nam mới nhất.
3. 17 tuổi có được thi bằng lái xe hay không?
Căn cứ điều 59 và 60 của Luật Giao thông đường bộ năm 2008, độ tuổi thấp nhất để được đăng ký thi bằng lái xe là từ 18 tuổi trở lên. Do đó, người chỉ mới 17 tuổi hoặc 18 tuổi nhưng vẫn chưa đủ ngày theo giấy tờ thì được tính là chưa đủ điều kiện để dự thi sát hạch giấy phép lái xe.
4. Trên 60 tuổi có được thi bằng lái xe hay không?
Luật giao thông đường bộ Việt Nam hiện nay không quy định giới hạn độ tuổi có thể thi bằng lái xe. Tuy nhiên thời hạn hiệu lực của bằng lái xe sẽ thay đổi đối với các độ tuổi khác nhau theo từng hạng. Cụ thể như sau:
– Đối với giấy phép lái xe hạng B1: Thời hạn đối với nữ đến 55 tuổi và nam đến 60 tuổi.
– Đối với trường hợp người được cấp bằng là nữ trên 45 tuổi và nam trên 55 tuổi thì giấy phép lái xe có thời hạn 10 năm, kể từ ngày được cấp.
Như vậy, người trên 60 tuổi vẫn được thi lấy bằng lái xe ôtô nếu đủ điều kiện theo quy định của Tổng cục đường bộ Việt Nam.
Xem thêm:
– Công việc tài xế là gì? Mô tả công việc tài xế và mức lương hiện tại
– Mục tiêu nghề nghiệp logistics – cách viết CV và phỏng vấn ấn tượng
– Nghề nghiệp là gì? Cách định hướng nghề nghiệp trong tương lai
Hy vọng bài viết đã mang lại cho bạn những thông tin hữu ích về các loại bằng lái xe hiện nay và độ tuổi được thi lấy bằng. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, đừng quên chia sẻ cho những người xung quanh nếu bạn thấy nội dung bổ ích. Hẹn gặp lại ở những bài viết tiếp theo.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Tổng hợp các loại bằng lái xe hiện nay và độ tuổi được thi lấy bằng do ivntalent.edu.vnsưu tầm. Mong rằng các bạn có những thông tin bổ ích nhé. Mọi thông tin khiếu nại về bản quyền vui lòng liên hệ contact để xử lý nhanh nhất nhé. Cảm ơn các bạn.