Bạn đang theo dõi bài viết Trọn bộ 20 câu hỏi phỏng vấn Tester và cách trả lời chuẩn nhất tại ivntalent.edu.vnBạn có thể truy cập nhanh bằng mục lục của bài viết để có thể xem thông tin mình cần nhanh chóng nhất nhé.
Để tìm được một công việc mong muốn thì ứng viên phải vượt qua vòng phỏng vấn. Sau đây là bộ câu hỏi phỏng vấn Tester và cách trả lời chuẩn nhất. Bạn có thể sử dụng trong buổi phỏng vấn xin việc của mình để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.
I. Những lưu ý trước khi tham gia phỏng vấn Tester
– Tìm hiểu thông tin nhà tuyển dụng: bạn có thể tìm hiểu một số thông tin cơ bản về công ty: ngày thành lập, lĩnh vực hoạt động, thành tích đạt được,… Các thông tin này có sẵn trên website, kênh truyền thông và có thể nằm trong JD. Nhà tuyển dụng muốn làm việc với các ứng viên chủ động, chịu khó tìm hiểu, siêng năng chứ không phải một người thụ động và không biết bất cứ gì về doanh nghiệp của họ. Lý do mấu chốt thứ hai đó là khi hiểu về doanh nghiệp, bạn sẽ có cơ sở cũng như nền tảng kiến thức để trau chuốt cho buổi phỏng vấn.
– Luyện tập cách trả lời câu hỏi thường gặp: không ai sinh ra đã giỏi, bạn muốn biết phải hỏi, muốn giỏi thì phải học. Tất nhiên câu hỏi của nhà tuyển dụng đa dạng vô cùng nhưng bạn cũng nên có sự chuẩn bị từ trước. Chuẩn bị bằng cách nào? Đó là luyện tập cách trả lời khi gặp các dạng câu hỏi cơ bản. Khi phỏng vấn, bạn không có quá nhiều thời gian để suy nghĩ và nhà tuyển dụng cũng chẳng đủ kiên nhẫn chờ bạn. Vì thế, bạn hãy thử luyện tập trước cách trả lời và luôn giữ mình ở thế chủ động khi phỏng vấn.
– Mang theo những tài liệu cần thiết: sẽ thế nào nếu đánh trận mà không mang vũ khí? Sẽ thế nào nếu bạn đi phỏng vấn mà không đem theo tài liệu quan trọng? Tài liệu cần thiết cho phỏng vấn sẽ là CV, hồ sơ xin việc, bằng cấp liên quan… Bạn nên đọc kỹ JD xem nhà tuyển dụng yêu cầu tài liệu gì và chuẩn bị sẵn sàng. Họ sẽ đánh giá xem bạn có phải người tỉ mỉ, kỹ lưỡng không đấy.
– Biết chính xác thời gian và địa điểm phỏng vấn: còn gì quan trọng hơn việc đúng giờ, đúng địa điểm? Để chắc chắn buổi phỏng vấn diễn ra suôn sẻ bạn cần đọc kỹ thông tin thời gian và địa điểm. Tuy nhiên, tốt nhất là bạn nên đến sớm hơn từ 15 phút đến 30 phút để tránh các tình huống bất ngờ xảy ra.
– Chuẩn bị tinh thần tốt bằng cách ngủ sớm: biết rằng trước khi phỏng vấn, ứng viên luôn bị căng thẳng và rất khó ngủ. Tuy nhiên, việc đi ngủ sớm và ngủ đủ giấc sẽ khiến cho bạn tỉnh táo hơn vào ngày hôm sau.
Tìm việc làm, tuyển dụng IT có thể bạn quan tâm:
– Nhân viên Kiểm thử phần mềm Tester QC
– Nhân viên IT HelpDesk (Online)
– Nhân viên IT Phân tích nghiệp vụ (BA)
II. Tổng hợp câu hỏi phỏng vấn tuyển dụng Tester phổ biến
Một trong những vị trí quan trọng của ngành IT là Tester. Nhu cầu tuyển dụng Tester để kiểm tra chất lượng phần mềm và phát hiện sai sót là rất lớn. Kèm theo đó, số lượng ứng viên muốn nộp đơn cho vị trí Tester cũng nhiều vô số kể. Bạn có đam mê trở thành một Tester nhưng lại sợ cạnh tranh, e ngại ải phỏng vấn. Bài viết này là dành cho bạn! Dưới đây là bộ câu hỏi phỏng vấn tuyển dụng Tester phổ biến, hay nhất.
1. Bộ câu hỏi phỏng vấn chung thường gặp
– Hãy giới thiệu đôi điều về bản thân bạn?
Đây là câu hỏi không thể thiếu và luôn nằm ở đầu khi phỏng vấn. Nhà tuyển dụng chủ yếu muốn nghe bạn giới thiệu bản thân, những thông tin cơ bản và điểm khác biệt chỉ ở bạn. Câu trả lời của bạn cho câu hỏi này sẽ là tiền đề dẫn dắt đến các câu hỏi tiếp theo.
Về cách trả lời, bạn chỉ cần nêu khái quát thông tin cá nhân như:
+ Thông tin cá nhân: họ và tên, ngày sinh, quê quán,…
+ Học vấn: ngành học, trường học,…
+ Ưu và nhược điểm: nên chọn lọc những ưu điểm nào phù hợp với nghề Tester như chăm chỉ, nhanh nhẹn, tỉ mỉ, thành thạo các phần mềm liên quan đến IT,… Còn phần nhược điểm bạn phải biết cách khéo léo, không nên quá thật thà kể hết điểm yếu của bản thân. Thay vào đó, bạn có thể nói đến các điểm yếu chung chung mà hầu hết ai cũng gặp phải và đề ra hướng khắc phục nó.
+ Kinh nghiệm làm việc: đây là thứ nhà tuyển dụng muốn nghe nhất. Bạn đề cập chủ yếu vào các kinh nghiệm làm việc ở cùng lĩnh vực, trình bày càng chi tiết, nói rõ thành tích đạt được càng tốt. Tất nhiên doanh nghiệp nào cũng muốn tuyển dụng người có kinh nghiệm làm việc nhưng với sinh viên mới ra trường thì phải trả lời thế nào? Bạn có thể đưa ra một số hoạt động, cuộc thi đã tham gia khi học ở trường.
Ví dụ:
Tốt nghiệp thủ khoa – ngành công nghệ thông tin tại trường Đại Học Sư phạm Kỹ thuật Tp Hồ Chí Minh năm 2021 – 2022.
Chủ nhiệm Đoàn – Hội khoa Công nghệ thông tin.
Giải nhất cuộc thi lập trình Makerthon do Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ – Thành Đoàn TP. Hồ Chí Minh tổ chức.
Tình nguyện viên của Tổ chức phi lợi nhuận tại Việt Nam: Aiesec.
+ Vài nét về tính cách: tính cách của bạn sẽ tác động đến công việc rất nhiều. Đồng thời, qua tính cách của bạn, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá xem bạn có phù hợp với văn hóa của doanh nghiệp không.
Gợi ý: bạn nên đưa những nét tính cách có thể hỗ trợ cho công việc Tester như thích đọc sách, đam mê công nghệ, nhiệt tình, ham học hỏi, khả năng chịu được áp lực,..
– Tại sao bạn lại chọn công việc Tester?
Qua câu hỏi này,nhà tuyển dụng muốn thấy sự đam mê của bạn với công việc và xem xem bạn có mục tiêu rõ ràng không. Tester nào cũng có câu trả lời nhưng cách biến nó trở nên hấp dẫn thì không phải ai cũng biết.
Gợi ý: có thể đưa ra mức lương của ngành, cơ hội thăng tiến hoặc là ý nghĩa của công việc trong cuộc sống. Ngoài bạn có thể nói thêm về tính cách, kỹ năng của mình phù hợp với vị trí Tester.
– Bạn biết những thông tin gì về công ty chúng tôi?
Nhà tuyển dụng đang muốn biết bạn đã có những chuẩn bị gì cho cuộc phỏng vấn này chưa? Và liệu bạn có thực sự quan tâm đến doanh nghiệp hay không?
Gợi ý: bạn có thể nói về thông tin cơ bản của công ty, lĩnh vực hoạt động, thành tích và điểm mạnh so với các đối thủ khác. Ngoài ra, bạn có thể nói thêm về một số điểm yếu của công ty và đề ra hướng khắc phục để câu trả lời thêm sâu sắc hơn.
– Kể tên một vài dự án và vai trò mà bạn từng tham gia?
Câu hỏi này cũng giống với phần kinh nghiệm làm việc bạn viết trong CV. Nhà tuyển dụng muốn biết cụ thể bạn đã làm những gì và thông tin bạn nêu trong CV có chính xác không.
Gợi ý: bạn có thể nêu tên dự án, vị trí làm việc, mô tả công việc, thời gian làm dự án, kết quả đạt được,… Nếu bạn tham gia nhiều dự án thì nên chọn lọc những dự án tiêu biểu và hiệu quả nhất.
– Những tố chất, kỹ năng nào cần có để trở thành một Tester? Dựa vào những yếu tố đó, bạn đánh giá bản thân đáp ứng như thế nào?
Đây là câu hỏi thường xuyên được nhà tuyển dụng sử dụng nhằm mục đích xác định ứng viên có phù hợp với vị trí công việc hay không. Khi bạn trả lời được câu hỏi này thì đã chứng minh được kỹ năng của mình.
Gợi ý: Bạn nên đưa ra các kỹ năng liên quan đến vị trí Tester như làm việc độc lập, sáng tạo, tỉ mỉ, nhanh nhẹn, kỹ năng lập trình,…
– Tại sao chúng tôi nên chọn bạn thay vì ứng viên khác?
Bạn cần đưa ra những luận điểm thích hợp và thuyết phục nhà tuyển dụng. Điểm khác biệt giữa cách ứng viên là thái độ, trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng,… Bạn có ưu điểm ở mặt nào thì tập trung vào ý đó.
Gợi ý: So với các bạn sinh viên mới ra trường, em đã có kinh nghiệm làm việc dày dặn ở vị trí thực tập sinh Tester và được công ty cũ đánh giá cao. Bên cạnh đó, em là một người nhiệt tình, chủ động. Điều này có thể thấy được qua những hoạt động ngoại khóa mà em tham gia. Và điều quan trọng nhất là em có thể đáp ứng tất cả những đầu việc được nêu trong JD (Job Description). Em cam kết làm việc lâu dài.
– Mức lương mà bạn mong muốn nhận được khi làm việc tại công ty chúng tôi?
Rất nhiều ứng viên quan ngại câu hỏi này. Vậy thì mục đích của câu hỏi là gì? Thứ nhất, nhà tuyển dụng muốn biết kỳ vọng của bạn có giống với ngân sách của họ không? Thứ hai, họ muốn biết bạn nhận định về giá trị của bản thân như thế nào và mức lương bạn đưa ra có phù hợp với năng lực không? Như vậy, bạn cần khéo léo, tìm hiểu mặt bằng chung của thị trường trước khi deal lương.
2. Bộ câu hỏi phỏng vấn kiến thức chuyên môn
Bên cạnh những câu hỏi về thông tin cá nhân, nhà tuyển dụng nào cũng muốn kiểm tra trình độ chuyên môn của ứng viên. Bằng cấp, giấy tờ chưa hẳn chứng minh được thực lực của bạn vì thế câu hỏi chuyên môn là vô cùng cần thiết. Bạn hãy trả lời dựa trên kiến thức của mình một cách linh hoạt.
Tổng hợp bộ câu hỏi phỏng vấn kiến thức chuyên môn dành cho Tester:
– Kiểm thử phần mềm là gì? Quy trình thực hiện các bước kiểm thử phần mềm?
Kiểm thử phần mềm là quá trình kiểm tra, thử nghiệm phần mềm để tìm ra các lỗi sai và khắc phục sao cho phù hợp với trải nghiệm người dùng. Quy trình thực hiện kiểm thử phần mềm bao gồm 6 bước: phân tích yêu cầu, lập kế hoạch kiểm thử, lên kịch bản cho quy trình kiểm thử, thiết lập môi trường kiểm thử, thực hiện kiểm thử, kết thúc chu trình kiểm thử.
– Có bao nhiêu phương pháp để kiểm thử phần mềm?
Có 3 phương pháp trong kiểm thử phần mềm: phương pháp kiểm tra hộp trắng (white box testing), kiểm thử hộp đen (black box testing), kiểm thử hộp xám (grey box testing). Mỗi phương pháp đều có ưu, nhược điểm khác nhau nên bạn có thể nêu một cách chi tiết.
– Để phát triển phần mềm cần những giai đoạn nào?
Phát triển phần mềm bao gồm 4 giai đoạn: kiểm thử đơn vị, kiểm thử tích hợp, kiểm thử toàn bộ hệ thống và cuối cùng là công nhận kiểm thử
– Test case gồm những thành phần nào?
Một bộ test case thường bao gồm: mã test case, tên test case, mục đích thực hiện kiểm tra dữ liệu đầu vào, các bước thực hiện và kết quả mong đợi. Nói cách khác, test case là đưa ra tình huống để thử nghiệm xem phần mềm có đạt yêu cầu chưa.
– Test hiệu năng, kiểm thử chịu tải là gì?
Test hiệu năng không nhằm mục đích tìm ra lỗi sai của đối tượng mà để đo lường theo các mốc có sẵn. Nhờ đó, nhân viên dev có thể đoán và ngăn ngừa các rủi ro đáng tiếc trong lúc vận hành.
Kiểm thử chịu tải hay còn gọi là load testing. Kiểm thử chịu tải nhằm đo lường hiệu suất truyền tải của đối tượng. Nếu có xảy ra tắc nghẽn thì sẽ được nhân viên khắc phục ngay lập tức.
– Định nghĩa về kiểm thử hệ thống là gì?
Sau khi kiểm thử từng đối tượng thì tiếp theo sẽ đến giai đoạn kiểm tra hệ thống. Kiểm thử hệ thống là xem xét, đánh giá toàn bộ hệ thống phần mềm có hoạt động trơn tru và đầy đủ chức năng hay không.
– Lỗi thường xuất hiện ở giai đoạn nào trong chu kỳ phát triển phần mềm?
Lỗi thường xuất hiện ở giai đoạn nào là chủ yếu trong chu kỳ phát triển phần mềm? Ở giai đoạn sau khi code xong và bàn giao sang cho tester bắt đầu giai đoạn testing. Một bên test và 1 bên fix bug, đây là giai đoạn nhiều lỗi nhất trong chu kỳ phát triển phần mềm.
– Vì sao lỗi phát hiện càng muộn thì chi phí sửa lỗi lại càng cao?
Khi một lỗi sai được phát hiện muộn nghĩa là nó đã gây ảnh hưởng rất nhiều. Việc sau đó không chỉ là chỉnh lại phần mềm mà còn phải cải thiện trải nghiệm người dùng và nhiều hệ lụy khác.
– Khi nào nên áp dụng kiểm tra tự động hơn là kiểm tra thủ công?
Kiểm thử tự động được lập trình sẵn và có thể lập đi lập lại nhiều lần nếu muốn. Việc sử dụng cách kiểm thử này giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, có thể sử dụng lại và quan trọng là sai sót vô cùng ít. Vì vậy, nên áp dụng kiểm thử tự động nếu tính chất công việc đơn giản, số lượng lớn và cần gấp.
– Tại sao nên kiểm thử sớm trong giai đoạn phát triển phần mềm?
Không chỉ trong ngành công nghệ thông tin mà tất cả các lĩnh vực khác đều phải chỉnh chu ngay từ đầu. Việc phát hiện lỗi sai sớm sẽ dễ khắc phục và có nhiều thời gian làm hơn. Quan trọng nhất là nó chưa ảnh hưởng nhiều đến các bên liên quan.
– Làm cách nào bạn biết đã đến lúc nên dừng thử nghiệm?
Có 3 tiêu chí để quyết định nên dừng kiểm thử là: thời gian, tiền bạc và mức độ. Trong quy trình kiểm thử có một bước là thiết kế kịch bản thử nghiệm. Khi các kịch bản này đã được thực hiện nhiều lần và hoàn thành thì nghĩa là đối tượng đã căn bản hoàn thiện.
– Báo cáo kiểm thử (Test Report) thường sẽ gồm những phần nào?
Báo cáo kiểm thử thông thường sẽ bao gồm: thông tin sản phẩm, mục đích kiểm thử, tóm tắt, kết luận về những điều thiếu sót.
– Nếu quá trình kiểm thử đã đảm bảo được các yêu cầu nhưng khách hàng vẫn phàn nàn, bạn sẽ xử lý như thế nào?
Nên nhớ, bạn phải tiếp thu ý kiến đóng góp của khách hàng và xem xét điều họ phàn nàn là gì? Những điều đó hợp lý chưa? Trong quá trình kiểm thử bạn đã thử nghiệm qua chưa? Nếu như chưa thì phải phân tích và đưa ra giải pháp ngay lập tức. Việc thay đổi sẽ cho khách hàng thấy bạn sẵn sàng hỗ trợ, có trách nhiệm và uy tín.
III. Tham khảo bộ câu hỏi phỏng vấn Tester có thể gặp
– Bạn có thể làm việc tối thiểu bao lâu?
– Mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của bạn khi làm Tester là gì?
– Đâu là những khó khăn mà Tester hay gặp phải?
– Nêu định nghĩa và nội dung của test plan?
– So sánh 3 phương pháp trong kiểm thử phần mềm
– Test hồi quy là gì? Khi nào cần thực hiện test hồi quy?
– Trong các giai đoạn kiểm thử, giai đoạn nào quan trọng nhất?
– Trong các phương pháp kiểm thử, phương pháp nào ốt nhất?
– Thăm dò thử nghiệm là gì? Tại sao phải thực hiện thăm dò thử nghiệm?
– Cách lên kế hoạch và kịch bản test
– Kiểm thử chấp nhận là gì?
– Khi nào cần kiểm thử thủ công
– So sánh ưu nhược điểm của kiểm thử tự động và thủ công
– Các điều kiện tiên quyết nào được áp dụng trong kiểm thử hệ thống?
– Cho ví dụ về kiểm thử hệ thống?
– Phân biệt kiểm thử hệ thống và kiểm thử chấp nhận
– Các lỗi tìm thấy khi kiểm thử chấp nhận có sửa được không?
– Ai là người thực hiện kiểm thử chấp nhận?
– Sự khác biệt giữa STLC (Vòng đời kiểm thử phần mềm) và SDLC (Vòng đời phát triển phần mềm) là gì?
– Cần xác minh những gì khi kiểm thử hộp trắng?
IV. Tham khảo bộ câu hỏi phỏng vấn Tester tiếng Anh
– Why do you want to be a software tester? (Tại sao bạn muốn trở thành nhân viên kiểm thử phần mềm?)
– How was your first software test? (Thử nghiệm phần mềm đầu tiên của bạn như thế nào?)
– What do you know about software testing? (Bạn biết gì về kiểm thử phần mềm?)
– Besides software testing, what other hobbies do you have? (Ngoài kiểm thử phần mềm, bạn còn có sở thích nào khác?)
– What’s your favorite software to test? (Phần mềm kiểm thử yêu thích của bạn là gì?)
– What do you like most about software testing? (Bạn thích điều gì nhất về kiểm thử phần mềm?)
– What do you dislike most about software testing? (Bạn không thích điều gì nhất về kiểm thử phần mềm?)
– Why did you apply to this company as a software tester? (Tại sao bạn lại ứng tuyển vào công ty này với tư cách là người kiểm thử phần mềm?)
– What is your greatest strength in the test? (Điểm mạnh nhất của bạn trong kiểm thử là gì?)
– What was your biggest weakness in testing? (Điểm yếu lớn nhất của bạn trong kiểm thử là gì?)
– What is your background in software testing? (Kinh nghiệm của bạn trong kiểm thử phần mềm là gì?)
– How many years of software testing experience do you have? (Bạn có bao nhiêu năm kinh nghiệm kiểm thử phần mềm?)
– What automated software testing tools have you used so far? (Bạn đã thực hiện những loại kiểm thử phần mềm nào?)
– Have you ever worked as a manual software tester? (Bạn đã từng làm người kiểm thử phần mềm thủ công chưa?
– What is the difference between a stress test and a stress test? (Bạn có thể giải thích vòng đời phát triển phần mềm?)
– What is performance testing? (Kiểm tra hiệu suất là gì?)
– What are some possible reasons for project failure? (Một số lý do có thể dẫn đến thất bại của dự án là gì?)
V. Bí quyết giúp ghi điểm với nhà tuyển dụng Tester
– Đến buổi phỏng vấn Tester sớm 15 phút: điều mà nhà tuyển dụng không thích nhất là ứng viên trễ giờ. Bạn nên đi sớm ít nhất 15 phút để tránh các tình huống bất ngờ. Bên cạnh đó, bạn có nhiều thời gian hơn để chỉnh đốn lại tác phong, quan sát môi trường làm việc xung quanh và ổn định tâm lý.
– Trang phục lịch sự, tác phong chỉn chu: vì buổi phỏng vấn chính là lần đầu nhà tuyển dụng nhìn thấy bạn và họ có ấn tượng tốt hay không chính là ở lúc này. Không ai muốn nhân viên của mình ăn mặc xộc xệch, lượm thượm. Tác phong nói lên tính cách con người. Trang phục lịch sự nhất là áo sơ mi phối với quần tây cho nam hoặc chân váy dài cho nữ.
– Trả lời tự tin, từ tốn và có ngắt nghỉ hợp lý: ngoài phong thái thì cách giao tiếp là điểm mấu chốt. Để câu hỏi đúng trọng tâm và sâu sắc thì bạn nên bình tĩnh, suy nghĩ trước và trả lời từ tốn. Khi nói chuyện, bạn có thể đi kèm ngôn ngữ hình thể, ánh mắt quyết đoán. Và nên nhớ, không nên trả lời dài dòng vì sẽ gây khó hiểu cho nhà tuyển dụng và họ không thể cảm được ý chính là gì.
– Luôn mỉm cười trong quá trình phỏng vấn: buổi phỏng vấn nào cũng căng thẳng nhưng bạn có thể xóa tan bầu không khí đó bằng nụ cười. Nụ cười giúp cho bạn cảm thấy tự tin hơn và để lại ấn tượng cho nhà tuyển dụng.
– Đừng quên đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng: phỏng vấn chỉ có người tuyển dụng hỏi ứng viên thôi là chưa đủ. Bạn cũng cần đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng. Không chỉ là những câu hỏi về chuyên môn mà có thể là thắc mắc của bạn về lương, quyền lợi, thời gian nhận kết quả phỏng vấn,… Đặt câu hỏi có phải là thách thức nhà tuyển dụng không? Đương nhiên là không! Nhà tuyển dụng còn khuyến khích bạn đặt câu hỏi vì họ muốn thấy sự tìm hiểu của bạn về họ, tinh thần cầu tiến, ham học hỏi từ bạn.
Ví dụ, bạn có thể hỏi:
+ Anh/chị cho em hỏi khi nào có kết quả phỏng vấn?
+ Anh/chị cho em hỏi chế độ đãi ngộ và quyền lợi khi làm việc ở công ty mình như thế nào?
+ Quy trình đào tạo Tester như thế nào? Lộ trình thăng tiến ra sao?
+ Anh/chị có góp ý và đánh giá gì về em và buổi phỏng vấn không?
– Nói cảm ơn khi bắt đầu và kết thúc phỏng vấn: nên cảm ơn nhà tuyển dụng vì đã tạo cơ hội cho bạn được ứng tuyển và dành thời gian phỏng vấn bạn. Nếu bạn quên cảm ơn ở buổi phỏng vấn thì có thể gửi email cảm ơn ngay sau đó. Điều đó thể hiện bạn là người hiểu chuyện, tinh tế và khéo léo.
– Chủ động gửi mail hỏi kết quả phỏng vấn: ngoài những lưu ý trên, bạn cũng nên chủ động gửi email hỏi về kết quả phỏng vấn. Có nhiều trường hợp nhà tuyển dụng quên gửi kết quả cho bạn, điều sẽ làm cho bạn chờ lâu hơn và bỏ lỡ cơ hội ở những nơi khác. Hơn nữa, khi bạn hỏi về kết quả, nhà tuyển dụng sẽ thấy được sự chủ động, sự nhiệt tình và mong muốn của bạn.
Xem thêm:
– 15 mẹo, kinh nghiệm để trúng tuyển phỏng vấn xin việc (Phần 1)
– 15 mẹo, kinh nghiệm để trúng tuyển phỏng vấn xin việc (Phần 2)
– Kỹ năng phỏng vấn xin việc dành cho ứng viên và nhà tuyển dụng
Trên đây là những thông tin quan trọng và lưu ý khi tham gia phỏng vấn Tester. Hy vọng bạn có thể áp dụng nó trong quá trình xin việc của mình và đạt được vị trí tốt nhất. Hãy để lại bình luận và chia sẻ bài viết đến nhiều người hơn nếu bạn cảm thấy những thông tin này bổ ích nhé!
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Trọn bộ 20 câu hỏi phỏng vấn Tester và cách trả lời chuẩn nhất do ivntalent.edu.vnsưu tầm. Mong rằng các bạn có những thông tin bổ ích nhé. Mọi thông tin khiếu nại về bản quyền vui lòng liên hệ contact để xử lý nhanh nhất nhé. Cảm ơn các bạn.