Bạn đang theo dõi bài viết Vai trò mô hình ERD quản lý bán hàng đối với doanh nghiệp tại ivntalent.edu.vnBạn có thể truy cập nhanh bằng mục lục của bài viết để có thể xem thông tin mình cần nhanh chóng nhất nhé.
Quản lý bán hàng đối với doanh nghiệp thường gặp nhiều khó khăn từ những bước vận hành trước trong và sau bán hàng. Vì thế, có một mô hình bán hàng ERD rõ ràng sẽ giúp tiết kiệm chi phí cũng như tối ưu việc quản lý hiệu quả. Cùng tham khảo bài viết để hiểu rõ các thành phần cũng như cách xây dựng mô hình ERD quản lý bán hàng chuyên nghiệp nhé!
I. Tổng quan về mô hình ERD quản lý bán hàng
ERD (Entity – relationship model) quản lý bán hàng là một lưu đồ minh họa các thực thể gồm người, đồ vật, các khái niệm nằm trong cùng một hệ thống, lĩnh vực nào đó. Ví dụ: Trong bán hàng có các sản phẩm khác nhau như thiết bị máy tính, các phụ kiện chuột, bàn phím,.. có thể khác nhau nhưng sẽ có mối liên hệ với nhau.
Mô hình được phát triển và thiết kế do Peter Chen vào những năm 1970. Các đối tượng được sử dụng với phần mềm này gồm hệ thống giáo dục kinh doanh, nghiên cứu,…và ứng dụng vào đời sống khá nhiều
Phần mềm sử dụng các hình biểu tượng như hình vuông, thoi, hình chữ nhật, các đường liên kết thể hiện tính kết nối giữa các thực thể hoặc mối quan hệ và thuộc tính của nó. Nhờ có mô hình mà các dữ liệu được thống kê khách quan và thông tin được quy chiếu hệ thống theo trình tự.
Tìm việc làm, tuyển dụng nhân viên bán hàng có thể bạn quan tâm:
– Nhân viên Kho Bán Hàng Bách Hóa Xanh
– Nhân viên bán hàng siêu thị AVAKids
– Nhân viên Tư Vấn Bán Hàng Điện Máy Xanh
II. Các thành phần và tính năng của mô hình ERD quản lý bán hàng
1. Entity – thực thể liên quan đến hoạt động bán hàng
Các thực thể này bao gồm người vật, địa điểm, sự vật,… các dạng Entity này rất dễ hình dung tuy nhiên bên cạnh đó có một vài Entity không tồn tại ở thực tế mà ở dạng trung gian Entity này với entity khác và có gốc từ đơn giá trị đến đa giá trị
2. Attribute – thuộc tính của các thực thể bán hàng
Thuộc tính ở đây là đặc tính của một đối tượng bất kỳ biểu hiện những thông tin riêng biệt mà đối tượng lưu trữ. Thường được biểu hiệu dưới dạng hình tròn hoặc hình bầu dục, phân loại từ đơn giản đến tổng hợp
3. Relationship – quan hệ
Có 3 loại gồm: one-to-one, one-to-many, many-to-many. Các thực thể này tác động hay liên kết với nhau thông qua mối quan hệ đệ quy: cùng một thực thể nhưng tham gia vào nhiều hơn một lần vào mối quan hệ.
4. Cardinality
Hiển thị dưới dạng xem ở một phía hoặc xem qua tùy thuộc vào vị trí các biểu tượng được hiển thị. Nó xác lập mối quan hệ giữa hai thực thể hoặc một tập thực thể, cũng có 3 loại quan hệ cơ bản là một- một, một-nhiều và nhiều-nhiều.
III. Vai trò mô hình ERD quản lý bán hàng đối với doanh nghiệp
Một số lợi ích có thể kể đến khi áp dụng mô hình ERD được thể hiện như sau:
1. Đầu tiên khắc phục các sự cố dữ liệu
Các biểu đồ ERD ra đời giúp phân tích các dữ liệu đồng thời đưa ra hướng giải quyết vấn đề và cách triển khai. Ví dụ thông qua mô hình sẽ chỉ ra được đâu là sản phẩm bán chạy, đâu là sản phẩm bị tồn hàng từ đó đưa ra biện pháp thúc đẩy hay cắt giảm doanh thu bán hàng phù hợp.
2. Thứ hai, hệ thống thông tin kinh doanh
ERD giúp hợp lý hóa các quy trình, khám phá các thông tin hiệu quả cải thiện doanh thu thông qua các yếu tố ảnh hưởng đến dữ liệu.
3. Cuối cùng, thiết kế cơ sở dữ liệu
Thông qua việc thống kê, các dữ liệu được trình bày một cách logic, chặt chẽ, có một bảng quan hệ tương đương được biểu diễn khi cần thiết.
IV. Xây dựng mô hình ERD quản lý bán hàng
1. Khảo sát hệ thống
Mục đích của khảo sát hệ thống là giúp ghi chép xuất nhập kho là bao nhiêu, các đơn hàng có số lượng cụ thể thế nào. Nếu hàng đã có trong kho thì thủ kho sẽ ghi thêm vào thẻ kho có sẵn
2. Phân tích hệ thống
Yêu cầu chức năng: được thể hiện qua các cấp và nhiệm vụ cụ thể của từng cấp. Ví dụ tên chức năng biểu diễn hình chữ nhật như mua hàng, bán hàng, quan hệ các cấp được thể hiện qua sơ đồ hình cây có phân cấp.
Phát hiện thực thể: Biết và gán các thực thể với các tên gọi dễ nhớ. Ví dụ:
MaKH: Mã khách hàng là thuộc tính khóa chính dùng để phân biệt các khách hàng với nhau.
TenKH: thuộc tính miêu tả tên khách hàng
DC: thuộc tính miêu tả địa chỉ khách hàng.
DT: thuộc tính miêu tả điện thoại khách hàng.
Các thuộc tính cần được nêu đơn giản dễ hiểu cho cả người bán hàng và nhà quản lý để đảm bảo họ có thể ghi nhớ
3. Xây dựng mô hình thực thể ERD
Trước khi bạn bắt đầu cần phải nắm giữ các nguyên tắc sau:
Đảm bảo độ chính xác cao khi xây dựng mô hình ERD
Tránh hiện tượng trùng lặp các đối tượng
Xây dựng mô hình dễ hiểu, đúng mối quan hệ các thuộc tính và thực thể
Bước 1: chọn lọc thông tin
Ví dụ có 3 nhân viên lần lượt là Nhân viên 1, nhân viên 2, nhân viên 3.
Vào ngày, tháng, năm các nhân viên đã hoàn thành bán và giao đơn hàng cho khách B
Số hiệu đơn hàng
Mã đơn hàng
Ngày giờ vận chuyển
Bước 2: xác định thực thể
Xác định thực thể ở đây là nhân viên 1,2,3 và khách hàng B, sản phẩm khách hàng mua.
Bước 3: xác định thuộc tính
Cần xác định nhân viên 1, 2, 3 có tên gì, mã nhân viên, năm sinh
Khách hàng B tên gì, các thông tin khách hàng (năm sinh, mã khách hàng)
Sản phẩm khách hàng mua: đơn giá, số lượng, mã sản phẩm.
Nhờ việc sắp xếp này sẽ giúp các chiến lược của doanh nghiệp được định hướng rõ ràng hơn.
Bước 4: xác định mối quan hệ
Cần xác định khách hàng B mua sản phẩm của chi nhánh A.
Nhân viên 1, 2, 3 phụ trách tư vấn, bán hàng, giao hàng.
Áp các quy tắc trên bạn sẽ biểu diễn được thực thể vào hình vuông, thuộc tính ô hình elip và các mối quan hệ vào ô hình thoi. thông qua Excel, Word,…
4. Mẫu mô hình ERD quản lý bán hàng
– Mẫu mô hình ERD quản lý bán hàng 1
– Mẫu mô hình ERD quản lý bán hàng 2
V. Top những trang web hỗ trợ vẽ mô hình ERD quản lý bán hàng
Ngày nay, ngoài excel, word thì việc vẽ sơ đồ ERD đã có sự hỗ trợ từ website. Nhờ đó mà tiết kiệm được thời gian.
Dưới đây là một số trang web hỗ trợ vẽ mô hình ERD đứng top tìm kiếm Google
– Creately: nhanh chóng trực quan hóa và sắp xếp dữ liệu một cách dễ dàng, với giao diện đơn giản dễ sử dụng.
– KiotViet: với các mẫu excel có sẵn chỉ cần thay các số liệu vào và điều chỉnh cho phù hợp các tiêu chí.
– Gliffy: đây là một phần mềm trả phí nên các bạn chỉ được dùng thử trong một thời gian nhất định. Thế nhưng đừng lo, khi các bạn chia sẻ Gliffy lên các mạng xã hội thì các bạn sẽ được thêm rất nhiều thời gian dùng thử.
Xem thêm:
– Cách viết mục tiêu nghề nghiệp nhân sự trong CV ấn tượng và thu hút
– Mẫu KPI cho nhân viên bán hàng: Cách xây dựng và quản lý
– Mô tả công việc nhân viên bán hàng và mức lương hiện nay
Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có những kinh nghiệm cũng như biết cách xây dựng mô hình ERD quản lý bán hàng. Hãy chia sẻ bài viết cho nhiều người hơn nếu thấy nó bổ ích nhé! Hẹn gặp lại bạn ở những bài viết tiếp theo.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Vai trò mô hình ERD quản lý bán hàng đối với doanh nghiệp do ivntalent.edu.vnsưu tầm. Mong rằng các bạn có những thông tin bổ ích nhé. Mọi thông tin khiếu nại về bản quyền vui lòng liên hệ contact để xử lý nhanh nhất nhé. Cảm ơn các bạn.