Dược sĩ hạng 4 là gì? Mã số tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp

Bạn đang theo dõi bài viết Dược sĩ hạng 4 là gì? Mã số tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp tại ivntalent.edu.vnBạn có thể truy cập nhanh bằng mục lục của bài viết để có thể xem thông tin mình cần nhanh chóng nhất nhé.

Dược sĩ hạng 4 là một chức danh dược sĩ quen thuộc và phổ biến trong ngành y tế, vậy bạn có biết công việc chính và vai trò, nhiệm vụ của dược sĩ hạng 4 là gì không? Nếu chưa có câu trả lời thì hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây nhé!
Dược sĩ hạng 4 là gì? Mã số tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp

I. Dược sĩ hạng 4 là gì?

Theo thang phân chia các cấp bậc dược sĩ, dược sĩ hạng 4 (mã số: V.08.08.23) được xếp ở bậc thứ tư. Công việc chính của dược sĩ hạng 4 là cấp phát thuốc, hóa chất và các loại vật tư y tế, pha chế thuốc, kiểm nghiệm chất lượng thuốc, thực hiện một số xét nghiệm hóa sinh và quản lý các loại sổ sách theo quy định,…

Có thể khẳng định, ngành y tế luôn có vai trò vô cùng quan trọng trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe con người, do đó, cơ hội việc làm của dược sĩ hạng 4 hiện nay rất lớn.

Dược sĩ hạng 4 là gì?

Về mức lương, theo ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, dược sĩ hạng IV sẽ áp dụng hệ số lương viên chức loại B, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06.

Việc làm, tuyển dụng ngành dược có thể bạn quan tâm:

– Nhân viên Kho Dược Nhà Thuốc An Khang [chuyên môn Dược]

– Dược Sĩ Chuyên Môn Nhà Thuốc An Khang (có CCHN)

Dược sĩ bán thuốc An Khang

Tiếp Bước Dược Sĩ – Thực tập sinh Nhà thuốc An Khang

II. Vai trò, nhiệm vụ của dược sĩ hạng 4

Ở cấp bậc này, dược sĩ sẽ có nhiệm vụ cấp phát và bảo quản thuốc thông thường, bào chế thuốc đông y, kiểm soát an toàn trong các công tác dược. Họ cũng có nhiệm vụ tham gia kiểm soát, kiểm nghiệm chất lượng thuốc, đánh giá chất lượng thuốc trên thị trường hoặc thuốc do các cá nhân/ tổ chức khác gửi tới.

Đối với các trang thiết bị dược, dược sĩ hạng 4 có nhiệm vụ sử dụng và bảo quản chúng, cũng như thực hiện các xét nghiệm, kiểm nghiệm hóa sinh trong phạm vi được giao. Ngoài ra, dược sĩ hạng 4 còn tổng hợp và báo cáo các thông tin liên quan đến tác dụng không mong muốn của thuốc để thông báo đến bác sĩ hay người bệnh.

 Vai trò, nhiệm vụ của dược sĩ hạng 4

Cụ thể hơn, căn cứ theo Mục 1 Điều 7 Chương II của Thông tư liên tịch số 27/2015/TTLT-BYT-BNV, dược sĩ hạng 4 cần tuân thủ các nhiệm vụ như sau:

a) Dự trù, cấp phát và bảo quản thuốc thông thường, hóa chất, nguyên liệu, vật tư y tế tiêu hao trong phạm vi nhiệm vụ được giao;

b) Pha chế một số thuốc thông thường, bào chế thuốc đông y, thuốc từ dược liệu;

c) Trợ giúp cho viên chức dược ở các chức danh cao hơn pha chế thuốc dùng cho các chuyên khoa;

d) Thực hiện xét nghiệm hóa sinh theo đúng quy trình;

đ) Tham gia kiểm soát, kiểm nghiệm chất lượng thuốc, hóa chất, dược liệu;

e) Tham gia lấy mẫu thuốc trên thị trường, tiếp nhận mẫu do cá nhân/tổ chức gửi đến để kiểm tra theo dõi, đánh giá chất lượng thuốc lưu hành;

g) Thực hiện các quy định, hướng dẫn, quy trình chuyên môn, kiểm soát nhiễm khuẩn và an toàn lao động trong công tác dược;

h) Tham gia tổng hợp, báo cáo thông tin liên quan đến tác dụng không mong muốn của thuốc;

i) Sử dụng và bảo quản trang thiết bị phục vụ cho kỹ thuật chuyên môn về dược, kiểm nghiệm, hóa sinh trong phạm vi được giao;

k) Quản lý sổ sách, thống kê, báo cáo theo quy định;

l) Tham gia nghiên cứu khoa học.

III. Tiêu chuẩn để trở thành dược sĩ hạng 4

1. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của dược sĩ hạng 4

Căn cứ theo Mục 2 Điều 7 Chương II của Thông tư liên tịch số 27/2015/TTLT-BYT-BNV, tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của dược sĩ hạng 4 quy định như sau:

– Trước hết, dược sĩ hạng 4 cần tốt nghiệp cấp Trung học trở lên. Từ giai đoạn từ 01/01/2021, các dược sĩ hạng 4 mới tuyển dụng phải tốt nghiệp Cao đẳng chuyên ngành dược trở lên. Với các dược sĩ đã được tuyển dụng và bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp dược trước 01/01/2021 có trình độ Trung cấp phải chuẩn hóa để đạt trình độ cao đẳng chậm nhất trước ngày 01/01/2025 thì mới đạt yêu cầu.

– Về tiêu chuẩn ngoại ngữ, dược sĩ hạng 4 yêu cầu trình độ ngoại ngữ tương đương bậc 1 (A1) trở lên theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với vị trí việc làm có yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc.

– Bên cạnh đó, dược sĩ hạng 4 cần có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.

Tiêu chuẩn để trở thành dược sĩ hạng 4

2. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của dược sĩ hạng 4

Căn cứ theo Mục 3 Điều 7 Chương II của Thông tư liên tịch số 27/2015/TTLT-BYT-BNV, tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của dược sĩ hạng 4 được quy định như sau:

– Trước hết, dược sĩ cần có hiểu biết quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân

– Dược sĩ hạng 4 cần có khả năng thực hành đúng quy trình chuyên môn;

– Đảm bảo đủ khả năng xác định nhu cầu, lập kế hoạch cung ứng thuốc;

– Dược sĩ cần có khả năng hướng dẫn người bệnh và cộng đồng sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả.

3. Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp của dược sĩ hạng 4

Tiêu chuẩn đạo đức của dược sĩ hạng 4 cũng tương tự như những chức danh dược sĩ khác:

Tận tụy với nghề: Luôn tận tụy chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe người dân.

Thực hiện đúng quy tắc ứng xử: Hiểu biết về các quy tắc ứng xử của viên chức ngành y tế như kỹ năng giao tiếp bán thuốc từ đó thực hiện đúng các quy tắc trên.

Làm việc có trách nhiệm, kỷ luật: Luôn làm việc theo đúng quy chế, quy trình, chuyên môn kỹ thuật và quy định của pháp luật.

Không ngừng học hỏi: Không ngừng nghiên cứu, học tập để nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ của bản thân để làm việc tốt hơn.

Kết hợp y học cổ truyền và hiện đại: Luôn coi trọng việc kết hợp y – dược hiện đại với y – dược cổ truyền.

Trung thực, đoàn kết, tôn trọng và hợp tác với đồng nghiệp: Luôn trung thực, có ý thức tôn trọng và hợp tác cùng đồng nghiệp để cùng tiến bộ và phát triển.

IV. Quy định về xét tuyển dược sĩ hạng IV lên hạng III

1. Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký xét thăng hạng

Theo Thông tư liên tịch số 27/2015/TTLT-BYT-BNV về thăng chức danh nghề nghiệp dược, để được thăng hạng từ dược sĩ hạng IV lên dược sĩ hạng III, dược sĩ phải có thời gian giữ chức danh dược sĩ hạng IV tối thiểu là 02 năm đối với trình độ dược cao đẳng hoặc 03 năm đối với trình độ dược trung cấp.

Xem thêm:Dược sĩ hạng 3 là gì? Tiêu chuẩn, nhiệm vụ của dược sĩ hạng 3

2. Nội dung hồ sơ dự xét thăng hạng

Theo Thông tư số 12/2012/TT-BNV, hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp bao gồm:

a) Đơn đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp;

b) Bản sơ yếu lý lịch của viên chức theo Mẫu số 2 ban hành kèm theo Thông tư này, có xác nhận của cơ quan sử dụng hoặc quản lý viên chức;

c) Bản nhận xét, đánh giá của người đứng đầu cơ quan sử dụng viên chức không giữ chức vụ quản lý hoặc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền bổ nhiệm viên chức quản lý;

d) Bản sao văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của chức danh nghề nghiệp đăng ký dự thi hoặc xét được cơ quan có thẩm quyền chứng thực;

đ) Các yêu cầu khác theo quy định về tiêu chuẩn của hạng chức danh nghề nghiệp mà viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng.

Quy định về xét tuyển dược sĩ hạng IV lên hạng III

3. Nội dung, hình thức xét thăng hạng

Căn cứ theo Thông tư số 06/2021/TT-BYT về hình thức, nội dung xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế:

1. Việc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế được thực hiện thông qua Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.

2. Hình thức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế bao gồm việc thẩm định hồ sơ dự xét theo quy định về tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế.

3. Nội dung xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế bao gồm thẩm định việc đáp ứng yêu cầu về thực hiện nhiệm vụ, tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp dự xét thăng hạng.

4. Tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp

Về các tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp dược sĩ, căn cứ theo Thông tư số 12/2012/TT-BNV quy định về tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp như sau:

Đối với kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ hạng IV lên hạng III, căn cứ quy định phân cấp của các cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ hạng IV lên hạng III theo quy định tại Khoản 3 Điều 30 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền thành lập Hội đồng thi hoặc Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp của viên chức; quyết định danh sách viên chức dự thi hoặc dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp sau khi có ý kiến thống nhất của Vụ (Ban) Tổ chức cán bộ thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoặc Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Sau khi thực hiện, báo cáo kết quả về Bộ Nội vụ và cơ quan quản lý viên chức để theo dõi, tổng hợp chung.

5. Xác định ứng viên trúng tuyển xét thăng hạng

Để xác định ứng viên trúng tuyển xét thăng hạng, chúng ta cần căn cứ theo Thông tư số 12/2012/TT-BNV quy định về tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp như sau:

1. Viên chức trúng tuyển trong kỳ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp phải dự thi đủ các bài thi của các môn thi, trừ những môn được miễn thi theo quy định; có số điểm của mỗi bài thi đạt từ 55 điểm trở lên, các bài thi được chấm theo thang điểm 100.

2. Việc xác định người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp được thực hiện theo Quy chế xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.

3. Viên chức không trúng tuyển trong kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này không được bảo lưu kết quả cho các kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp lần sau.

Xem thêm:

– Mục tiêu nghề nghiệp dược sĩ – cách viết CV và phỏng vấn thu hút

– Dược sĩ lâm sàng là gì? Vai trò của dược sĩ lâm sàng bệnh viện

– Có mấy loại bằng dược sĩ? Đặc điểm từng loại

Bài viết đã giới thiệu về chức danh dược sĩ hạng 4, rất mong có thể cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về nghề nghiệp này. Xin cảm ơn đã theo dõi và đừng quên chia sẻ bài viết nhé!

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Dược sĩ hạng 4 là gì? Mã số tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp do ivntalent.edu.vnsưu tầm. Mong rằng các bạn có những thông tin bổ ích nhé. Mọi thông tin khiếu nại về bản quyền vui lòng liên hệ contact để xử lý nhanh nhất nhé. Cảm ơn các bạn.