Bạn đang theo dõi bài viết Chuẩn mực kế toán là gì? Hệ thống chuẩn mực kế toán mới nhất tại ivntalent.edu.vnBạn có thể truy cập nhanh bằng mục lục của bài viết để có thể xem thông tin mình cần nhanh chóng nhất nhé.
Các doanh nghiệp khi muốn thực hiện bất kỳ hoạt động về tài chính đều cần xây dựng hệ thống kế toán chuyên nghiệp. Việc này giúp doanh nghiệp chủ động trong việc đưa ra những quyết định hay vận hành hoạt động kế toán tài chính của công ty hiệu quả. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đang nỗ lực xây dựng một hệ thống tài chính kế toán chuẩn chỉnh, phù hợp nhất. Vậy chuẩn mực kế toán là gì, mang lại vai trò ra sao? Hãy cùng mình tìm hiểu bài viết bên dưới nhé!
I. Chuẩn mực kế toán là gì?
Accounting Standards trong tiếng Việt được gọi là chuẩn mực kế toán. Đây là khái niệm ám chỉ tới những quy tắc, chuẩn mực chung trong việc sử dụng, xác định các hoạt động liên quan tới chính sách và thông lệ tài chính. Cụ thể hơn, chuẩn mực kế toán sẽ được áp dụng cho các yếu tố trong kế toán như: tài sản, nợ phải trả, doanh thu, chi phí và vốn chủ sở hữu của cổ đông,…
Tuyển dụng, việc làm kế toán có thể bạn quan tâm:
– Nhân viên Kế Toán Nghiệp Vụ
– Nhân viên Tính chiết khấu và Quản lý công nợ
II. Vai trò của chuẩn mực kế toán
Trong hệ thống tài chính của một công ty, doanh nghiệp, chuẩn mực kế toán đóng vai trò thống nhất và hoàn thiện chế độ kế toán theo từng bước một cách cụ thể. Cùng với đó, hệ thống này còn giúp cho doanh nghiệp đảm bảo tính trung thực, sự tương thích và hợp lý trong việc phản ánh các thông tin trên báo cáo tài chính. Ngoài ra, một hệ thống kế toán chuẩn mực sẽ giúp các quyết định tài chính của người sử dụng đánh giá và đưa ra quyết định liên quan một cách chính xác và hiệu quả nhất.
III. Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện nay
Đề cập 26 chuẩn mực kế toán, mỗi chuẩn mực nêu thêm mục đích phát sinh và cơ sở xác định của nó.
Hiện nay, hệ thống chuẩn mực kế toán tại Việt Nam (VAS) sẽ có 26 chuẩn mực chung và được ban hành qua 5 đợt khác nhau. Cụ thể như sau:
Chuẩn mực ban hành đợt 1:
Chuẩn mực 02 – hàng tồn kho: đây là chuẩn mực được lập ra nhằm hướng dẫn và quy định các nguyên tắc kế toán đối với các mặt hàng tồn đọng và lưu trữ trong kho. Cơ sở xác định của chuẩn mực này dựa vào số liệu và phương pháp tính các giá trị kế toán đối với hàng tồn kho để lập báo cáo tài chính.
Chuẩn mực 03 – tài sản cố định hữu hình: mục đích của chuẩn mực này để hướng dẫn và quy định các nguyên tắc kế toán đối với các loại tài sản cố định. Các yếu tố để xác định chuẩn mực tài sản cố định hữu hình gồm chi phí khấu hao, thời điểm ghi nhận, xác định, chi phí phát sinh sau ghi nhận và cách xác định giá trị ban đầu.
Chuẩn mực 04 – tài sản cố định vô hình: giống như mục đích của tài sản cố định hữu hình, mục đích của chuẩn mực tài sản cố định vô hình cũng sẽ hướng dẫn và quy định các nguyên tắc kế toán đối với các loại tài sản như: thời điểm ghi nhận, xác định, chi phí phát sinh và cách xác định giá trị sau ghi nhận ban đầu.
Chuẩn mực 14 – doanh thu và thu nhập khác: chuẩn mực này có mục đích hướng dẫn và quy định các nguyên tắc kế toán đối với các loại doanh thu khác bao gồm: các loại hình, thời điểm ghi nhận và phương pháp kế toán doanh thu.
Chuẩn mực ban hành đợt 2:
Chuẩn mực 01 – chuẩn mực chung: với chuẩn mực chung này, các công ty và doanh nghiệp có thể thiết lập hướng dẫn và quy định các yêu cầu kế toán cơ bản, ghi nhận các yếu tố của báo cáo tài chính trong doanh nghiệp.
Chuẩn mực 06 – thuê tài sản: chuẩn mực thuê tài sản sẽ hướng dẫn và quy định các nguyên tắc kế toán đối với bên thuê tài chính và thuê hoạt động. Cơ sở xác định của chuẩn mực này gồm những yếu tố nhằm xác định bên thuê và bên cho thuê tài sản để thực hiện báo cáo tài chính.
Chuẩn mực 10 – ảnh hưởng của việc thay đổi tỉ giá hối đoái: chuẩn mực ảnh hưởng của việc thay đổi tỉ giá hối đoái sẽ hướng dẫn và quy định các nguyên tắc kế toán đối với các trường hợp doanh nghiệp ở nước ngoài có các hoạt động giao dịch bằng ngoại tệ.
Chuẩn mực 15 – hợp đồng xây dựng: chuẩn mực hợp động xây dựng sẽ hướng dẫn và quy định các nguyên tắc kế toán đối với doanh thu và chi phí liên quan đến hợp đồng xây dựng. Cơ sở xác định của chuẩn mực này gồm yếu tố nhằm ghi nhận, xác định nội dung, chi phí của hợp đồng xây dựng.
Chuẩn mực 16 – chi phí đi vay: chuẩn mực chi phí đi vay sẽ hướng dẫn và quy định các nguyên tắc kế toán đối với chi phí đi vay. Cơ sở xác định của chuẩn mực này sẽ bao gồm các yếu tố liên quan trực tiếp đến việc sản xuất tài sản dở, đầu tư xây dựng.
Chuẩn mực 24 – báo cáo lưu chuyển tiền tệ: chuẩn mực báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ hướng dẫn và quy định các nguyên tắc kế toán đối với báo cáo lưu chuyển tiền tệ trực tiếp và gián tiếp.
Chuẩn mực ban hành đợt 3:
Chuẩn mực 05 – bất động sản đầu tư: chuẩn mực bất động sản đầu tư sẽ hướng dẫn và quy định nguyên tắc kế toán đối với bất động sản đầu tư. Cơ sở xác định của chuẩn mực này sẽ bao gồm các yếu tố như việc xác định và chi phí sau khi ghi nhận giá trị ban đầu, điều kiện ghi nhận và chuyển đổi, thanh lý mục đích sử dụng.
Chuẩn mực 07 – kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết: chuẩn mực kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết sẽ hướng dẫn và quy định nguyên tắc kế toán đối với nhiều khoản chi phí tới từ nhà đầu tư. Cơ sở xác định của chuẩn mực này sẽ bao gồm các yếu tố như chi tiết số liệu tài chính của các khoản đầu tư vào công ty liên kết.
Chuẩn mực 08 – thông tin tài chính về những khoản góp vốn liên doanh: chuẩn mực thông tin tài chính về những khoản góp vốn liên doanh sẽ hướng dẫn và quy định nguyên tắc kế toán đối với các khoản vốn góp liên doanh. Cơ sở xác định của chuẩn mực này sẽ bao gồm các hình thức liên doanh, báo cáo tài chính riêng và báo cáo tài chính hợp nhất của các bên góp vốn.
Chuẩn mực 21 – trình bày báo cáo tài chính: chuẩn mực về việc trình bày báo cáo tài chính sẽ hướng dẫn và quy định nguyên tắc kế toán đối với các báo cáo tài chính. Cơ sở xác định của chuẩn mực này sẽ bao gồm mục đích, yêu cầu, nguyên tắc cùng với kết cấu và nội dung chủ yếu của báo cáo tài chính.
Chuẩn mực 25 – báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán các khoản đầu tư công ty con: chuẩn mực về báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán các khoản đầu tư công ty con sẽ hướng dẫn và quy định nguyên tắc kế toán đối với việc trình bày báo cáo tài chính có liên quan tới hoạt động tài chính giữa công ty con và công ty mẹ.
Chuẩn mực 26 – thông tin về các bên liên quan: chuẩn mực về thông tin về của các bên liên quan sẽ hướng dẫn và quy định nguyên tắc kế toán đối với doanh nghiệp và các bên có liên quan tới họ.
Chuẩn mực ban hành đợt 4:
Chuẩn mực 17 – thuế thu nhập doanh nghiệp: chuẩn mực về thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ hướng dẫn và quy định nguyên tắc kế toán đối với thuế thu nhập doanh nghiệp. Cơ sở xác định của chuẩn mực này sẽ bao gồm nghiệp vụ kinh tế phát sinh cùng các sự kiện đi kèm có liên quan.
Chuẩn mực 22 – trình bày bổ sung báo cáo tài chính của các ngân hàng và tổ chức tài chính tương tự: chuẩn mực về việc trình bày bổ sung báo cáo tài chính của các ngân hàng và tổ chức tài chính tương tự sẽ hướng dẫn và quy định nguyên tắc kế toán đối với ngân hàng và tổ chức tài chính tương tự.
Chuẩn mực 23 – các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm: chuẩn mực về các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm sẽ hướng dẫn và quy định nguyên tắc kế toán đối với việc điều chỉnh báo cáo tài chính trong trường hợp kết thúc kỳ kế toán năm với các sự kiện phát sinh đi kèm.
Chuẩn mực 27 – báo cáo tài chính giữa niên độ: chuẩn mực về báo cáo tài chính giữa niên độ sẽ hướng dẫn và quy định nguyên tắc kế toán tối thiểu phải có đối với hoạt động ghi nhận và đánh giá báo cáo tài chính bán niên.
Chuẩn mực 28 – báo cáo bộ phận: chuẩn mực về báo cáo bộ phận sẽ hướng dẫn và quy định nguyên tắc kế toán đối với tình hình tài chính của từng bộ phận trong doanh nghiệp. Cơ sở xác định của chuẩn mực này sẽ bao gồm lĩnh vực kinh doanh, vị trí địa lý của các bộ phận.
Chuẩn mực 29 – thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót: chuẩn mực về việc thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót sẽ hướng dẫn và quy định nguyên tắc kế toán đối với sự thay đổi, các ước tính và hoạt động sửa chữa có trong chính sách kế toán.
Chuẩn mực ban hành đợt 5:
Chuẩn mực 11 – hợp nhất kinh doanh: chuẩn mực về việc hợp nhất kinh doanh sẽ hướng dẫn và quy định nguyên tắc kế toán đối với hoạt động hợp nhất thông qua phương pháp mua bán. Cơ sở xác định của chuẩn mực này sẽ bao gồm việc xác định được bên mua, các khoản nợ tiềm tàng, nợ phải trả theo giá trị hợp lý tại ngày mua và ghi nhận lợi thế thương mại.
Chuẩn mực 18 – các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng: chuẩn mực các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng sẽ hướng dẫn và quy định nguyên tắc kế toán đối với các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng. Cơ sở xác định của chuẩn mực này sẽ bao gồm việc ghi nhận, sử dụng, thay đổi và xác định giá trị các khoản dự phòng, bồi hoàn.
chuẩn mực 19 – hợp đồng bảo hiểm: chuẩn mực hợp đồng bảo hiểm sẽ hướng dẫn và quy định nguyên tắc kế toán đối với hợp đồng bảo hiểm có trong báo cáo tài chính. Cơ sở xác định của chuẩn mực này sẽ bao gồm việc trình bày và giải thích số liệu phát sinh cùng với phương pháp kế toán hợp đồng bảo hiểm.
Chuẩn mực 30 – lãi trên cổ phiếu: chuẩn mực lãi trên cổ phiếu sẽ hướng dẫn và quy định nguyên tắc kế toán đối với việc xác định và trình bày lãi trên cổ phiếu. Cơ sở xác định của chuẩn mực này sẽ bao gồm hoạt động so sánh về hiệu quả hoạt động giữa các doanh nghiệp cổ phần hoặc cùng một doanh nghiệp.
Xem thêm:
– Tìm hiểu mức lương kế toán và những yếu tố giúp deal lương cao hơn
– 10 chứng chỉ kế toán, kiểm toán nên theo đuổi trong sự nghiệp tài chính
– Học kế toán có khó không? Cần chuẩn bị gì khi bắt đầu học
Hy vọng bài viết đã mang lại cho bạn những thông tin hữu ích về hệ thống chuẩn mực kế toán. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, đừng quên chia sẻ cho những người xung quanh nếu bạn thấy nội dung bổ ích nhé.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Chuẩn mực kế toán là gì? Hệ thống chuẩn mực kế toán mới nhất do ivntalent.edu.vnsưu tầm. Mong rằng các bạn có những thông tin bổ ích nhé. Mọi thông tin khiếu nại về bản quyền vui lòng liên hệ contact để xử lý nhanh nhất nhé. Cảm ơn các bạn.