BÀI HỌC LÃNH ĐẠO 5P CỦA MARK ZUCKERBERG –

Trong cuốn sách “Think Like Zuck: The Five Business Secrets of Facebook’s Improbably Brilliant CEO Mark Zuckerberg” (Tạm dịch: “Nghĩ như Zuck: 5 bí mật kinh doanh của vị CEO Facebook lỗi lạc Mark Zuckerberg), tác giả Ekaterina Walter đã chỉ ra những bí quyết thành công cũng như các bài học lãnh đạo của vị tỷ phú trẻ tuổi này, gói gọn bằng 5 từ bắt đầu bằng chữ P: Passion (đam mê), Purpose (mục đích), People (con người), Product (sản phẩm) và Partnerships (đối tác).

1. Passion – Niềm đam mê

Bất cứ CEO thành công nào trên thế giới đều mang trong mình niềm đam mê. Đây là điều cơ bản nhất dẫn đến mọi thành công.

Mark Zuckerberg có niềm đam mê cháy bỏng là giúp mọi người có thể kết nối với nhau dễ đàng hơn. Chính điều này đã giúp Mark có niềm tin xây dựng Facebook trong thời điểm rất nhiều nhà đầu tư quay lưng lại.

Bài học lãnh đạo: Hành động vì niềm đam mê và kêu gọi những con người có cùng đam mê làm việc với mình.

2. Purpose – Mục đích

Mục đích có thể hiểu như một kim chỉ nam định hướng cho khởi nghiệp mỗi khi chán nản và mất phương hướng. Ngoài ra, tất cả mọi việc khi tiến hành đều phải có mục đích rõ ràng.

Mục đích của Mark đơn giản là làm cho thế giới tốt đẹp hơn và con người có thể chia sẻ nhiều thứ với nhau hơn. Vì thế, tất cả những tính năng hiện diện trên Facebook đều phục vụ mục đích này.

Bài học lãnh đạo: Mỗi công ty cần có mục tiêu rõ ràng trong việc định hướng phát triển.

3. People – Con người

Đây là yếu tố quan trọng bậc nhất đóng góp vào sự thành công của mỗi sản phẩm. Việc chọn lọc nhân sự, phân bổ nguồn nhân lực, xây dựng văn hóa công ty là việc bất cứ công ty nào cũng đều phải làm. Nếu thật sự làm tốt, đây sẽ là động lực mạnh mẽ đưa công ty phát triển.

Tại Facebook, văn hóa “Hacker way” rất thịnh hành, đây là văn hóa để cao tính đổi mới, sáng tạo của từng cá thể trong một tập thể lớn mạnh.

Bài học lãnh đạo: Hãy tìm những con người phù hợp với công việc, trao cho họ quyền tự quyết và chủ động hoàn toàn trong công việc.

Xem thêm: Phong cách lãnh đạo độc đoán phù hợp với những trường hợp nào

4. Product – Sản phẩm

Bất cứ sản phẩm nào khi làm ra đều phải tuân theo những tiêu chuẩn cụ thể. Nó phải dễ sử dụng và phục vụ số đông khách hàng. Chất lượng sản phẩm chính là tiêu chí đánh giá chính xác chất lượng của một doanh nghiệp.

Mark Zuckerberg luôn coi trọng chất lượng sản phẩm trước khi nghĩ đến xây dựng mô hình kinh doanh.

Bài học lãnh đạo: Hãy tập trung vào phát triển sản phẩm trước, không nên quá tập trung vào doanh thu.

5. Partnerships – Đối tác

Không một CEO nào có thể tự mình vận hành bộ máy một cách trơn tru. Họ cần những cánh tay phải đắc lực có thể bổ sung những kỹ năng còn thiếu. Ngoài ra, thiết lập được mối quan hệ đối tác đúng đắn. Có thể là với các nhà đầu tư, ê kíp quản lý, hoặc nhà cung cấp,… Đều có ý nghĩa quan trọng đối với bất kỳ công ty nào.

Với vai trò một nhà lãnh đạo công ty, Zuckerberg đã đưa tầm nhìn của anh vào mọi khía cạnh của Facebook, từ văn hóa làm việc, cách sáng tạo không ngừng, các mối quan hệ đối tác và các vụ thâu tóm. Anh có thể không phải là một nhà lãnh đạo doanh nghiệp truyền thống, nhưng niềm tin không thể lay chuyển của anh vào sứ mệnh của Facebook và tầm nhìn dài hạn của anh đã đóng vai trò then chốt cho sự thành công của mạng xã hội này.

Bài học lãnh đạo: Tìm được những đối tác tốt là một trong những chìa khóa của sự thành công.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *