Bạn đang theo dõi bài viết Có mấy loại bằng dược sĩ? Đặc điểm từng loại tại ivntalent.edu.vnBạn có thể truy cập nhanh bằng mục lục của bài viết để có thể xem thông tin mình cần nhanh chóng nhất nhé.
Dược sĩ vẫn đang là một trong những ngành học mũi nhọn, luôn khẳng định được vị thế của mình với mức điểm sàn tương đối. Sinh viên dược sau khi ra trường sẽ có những vị trí công việc cụ thể, phù hợp với tấm bằng dược sĩ mà họ nhận được. Vậy có mấy loại bằng dược và đặc điểm của từng loại là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên. Hãy cùng theo dõi nhé!
I. Bằng dược sĩ là gì?
Bằng là văn bằng do các trường đại học, cao đẳng hay trung cấp cấp sau khi bạn đã hoàn thành chương trình học ở đây. Bạn sẽ được trang bị các kiến thức chuyên môn, liên ngành hay các kỹ năng mềm cần thiết, phục vụ cho công việc sau này.
Khi theo học ngành dược, đủ điều kiện để kết thúc chương trình học, bạn sẽ được cấp bằng dược sĩ. Đây là loại bằng dành riêng cho sinh viên ngành dược, là giấy tờ hợp pháp, công nhận bạn là một dược sĩ.
Việc làm, tuyển dụng ngành dược có thể bạn quan tâm:
– Nhân viên kho Nhà thuốc An Khang
– Nhân viên Kho Dược Nhà Thuốc An Khang [chuyên môn Dược]
– Tiếp Bước Dược Sĩ – Thực tập sinh Nhà thuốc An Khang
II. Các loại bằng dược sĩ
Dựa vào chương trình đào tạo, bằng dược sĩ được chia làm 4 loại cơ bản. Ở mỗi loại bằng, sinh viên sẽ có thời gian theo học và giá trị bằng nhận được sau khi tốt nghiệp sẽ khác nhau. Cụ thể như sau:
– Bằng dược sĩ trung cấp
Đây là loại bằng có giá trị cơ bản với thời gian học ngắn nhất. Khi học trung cấp dược, bạn chỉ cần dành từ 1,5 năm lên đến 2 năm để hoàn thiện chương trình. Sau khi tốt nghiệp ra trường, để tìm được một công việc tốt, bạn có thể học liên thông lên cao đẳng dược tại các trường Y dược như: trường Cao đẳng Y dược Hà Nội, trường Cao đẳng Y dược Yersin, trường Cao đẳng Y dược TP Hồ Chí Minh,…
– Bằng dược sĩ cao đẳng
Để sở hữu bằng cao đẳng dược, bạn cần trải qua thời gian đào tạo là 3 năm. Đây là loại bằng có giá trị lớn hơn bằng trung cấp. Sau khi tốt nghiệp hệ cao đẳng, bạn sẽ được cấp bằng cao đẳng chính quy và có thể học liên thông lên đại học nếu muốn.
– Bằng dược sĩ đại học
Loại bằng tiếp theo là bằng dược sĩ đại học. Thời gian được yêu cầu để hoàn thành loại bằng này là ít nhất 4 năm. Với tấm bằng dược sĩ đại học, bạn có thể tham gia bất cứ lĩnh vực nào của ngành dược, bao gồm: trình dược, kinh doanh, kiểm nghiệm, sản xuất thuốc,…
– Bằng dược sĩ sau đại học
Bằng dược sĩ sau đại học gồm: Thạc sĩ và Tiến sĩ Khoa học Dược. Với tấm bằng này, bạn sẽ đi sâu vào nghiên cứu chuyên môn như: kiểm nghiệm, sản xuất thuốc. Thế nhưng, hiện nay nước ta vẫn chưa có đủ cơ sở và nguồn lực để đào tạo Tiến sĩ Khoa học dược. Bởi vậy, nếu có nhu cầu học lấy bằng Tiến sĩ dược thì bạn cần phải ra nước ngoài để được đào tạo.
III. Đặc điểm của các loại bằng dược sĩ
1. Bằng dược sĩ trung cấp
Sau 2 năm học tập, với tấm bằng dược sĩ trung cấp, bạn có thể đảm nhiệm các công việc như: sản xuất thuốc tại các công ty sản xuất dược phẩm lớn từ cấp trung ương đến địa phương; phân phối lưu thông tại các công ty, doanh nghiệp tư nhân về dược hoặc các hiệu thuốc và quầy thuốc tư nhân,…; tham gia nghiên cứu tại Viện Dược liệu, Kiểm nghiệm, Viện vệ sinh dịch tễ, hay các phòng nghiên cứu của các xí nghiệp, công ty Dược,…; làm việc tại bệnh viện. Đa số những công việc kể trên không yêu cầu kinh nghiệm đối với một dược sĩ trung cấp. Chỉ cần bạn có kiến thức chuyên môn khá cùng tinh thần ham học hỏi thì cơ việc làm đã rất rộng mở.
2. Bằng dược sĩ cao đẳng
Sở hữu tấm bằng dược sĩ cao đẳng, bạn sẽ có thể: trở thành trình dược viên, giới thiệu những sản phẩm thuốc mới có mặt trên thị trường cho các nhà thuốc, bác sĩ, bệnh viện, phòng khám; tham gia sản xuất thuốc tại các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp tư nhân trong nước, các đơn vị nước ngoài,…; tham gia kiểm nghiệm thuốc tại các công ty sản xuất thuốc, các phòng thí nghiệm, các trung tâm kiểm nghiệm, Viện kiểm nghiệm,…; kinh doanh quầy thuốc.
Tùy vào môi trường làm việc cũng như vị trí mà bạn tham gia ứng tuyển, nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu kinh nghiệm nhất định ở bạn. Ví dụ, bạn sẽ được yêu cầu kinh nghiệm khi ứng tuyển vào vị trí kiểm định thuốc tại các doanh nghiệp, công ty lớn. Bởi đây là vị trí hết sức quan trọng, không chỉ yêu cầu về mặt chuyên môn mà nó còn đòi hỏi khả năng tìm ra vấn đề, sai sót của thành phần thuốc. Trong khi việc mở kinh doanh quầy thuốc tại nhà sẽ không yêu cầu kinh nghiệm làm việc của bạn.
3. Bằng dược sĩ đại học
Với tầm bằng dược sĩ đại học, bạn sẽ có thể tham gia tất cả những công việc của dược sĩ trung cấp và cao đẳng. Cơ hội việc làm cho bạn ở những doanh nghiệp, tổ chức lớn cũng rộng mở hơn. Ngoài ra, thêm một lợi thế của bằng dược sĩ đại học là bạn có thể mở hiệu thuốc thay vì quầy thuốc như dược sĩ cao đẳng.
4. Bằng dược sĩ sau đại học
Đây là tấm bằng có sức nặng nhất trong 4 loại bằng. Công việc sau khi bạn có được bằng dược sĩ sau đại học sẽ đi sâu vào nghiên cứu hơn. Công việc có thể bao gồm: nghiên cứu, bào chế và kiểm nghiệm thuốc tại các Viện Dược liệu, Viện Kiểm nghiệm thuốc,Viện Dịch tễ, Viện Y học Cổ truyền, hoặc phòng ban nghiên cứu phát triển sản phẩm của 1 công ty Dược phẩm hoặc làm giảng viên ngay tại trường để tiện nghiên cứu khoa học; nghiên cứu viên tiến hành các thử nghiệm lâm sàng;… Thử nghiệm lâm sàng là mảng công việc khá mới của ngành dược Việt Nam và đang có xu hướng phát triển.
IV. Mức lương cho các loại bằng dược sĩ
Tiền lương cũng là yếu tố quan trọng được nhiều người quan tâm khi lựa chọn loại bằng dược sĩ để theo học. Theo khảo sát, mức lương trung bình của ngành dược sẽ dao động từ khoảng 7-15 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên, đây chỉ là mức lương tham khảo, mức lương cụ thể còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: bằng cấp, trình độ, kinh nghiệm,…
Ứng viên có thể theo dược sĩ ở các trường đại học, học dược sĩ tại các trường cao đẳng cũng có thể học dược sĩ ở trường trung tâm. Mức lương của dược sĩ cũng có ảnh hưởng rất nhiều đến bằng cấp, cụ thể như sau.
Với bằng dược sĩ trung cấp, cao đẳng, trách nhiệm công việc không quá lớn, mức lương của dược sĩ cao đẳng trung bình sẽ rơi vào khoảng 7-12 triệu đồng/ tháng. Đối với bằng đại học, bạn có thể được hưởng mức lương từ 10-15 triệu đồng/ tháng, phụ thuộc vào năng lực. Còn với lương dược sĩ có bằng sau đại học sau, con số sẽ xấp xỉ 30- 40 triệu, xứng đáng với chất xám bạn bỏ ra.
Bằng cấp ảnh hưởng khá nhiều đến mức lương ngành dược. Bằng càng cao, mức lương nhận được cũng sẽ càng cao. Ngoài mức lương cứng, bạn cũng có thể nhận được những khoản thưởng theo doanh số, thưởng KIP hoặc các phần thưởng năng lực khác, phụ thuộc vào chính sách doanh nghiệp.
Xem thêm:
–Dược sĩ lâm sàng là gì? Vai trò của dược sĩ lâm sàng bệnh viện
– Dược sĩ hạng 3 là gì? Tiêu chuẩn, nhiệm vụ của dược sĩ hạng 3
– Mục tiêu nghề nghiệp dược sĩ – cách viết CV và phỏng vấn thu hút
Hy vọng bài viết đã mang lại cho bạn những kiến thức về đặc điểm của từng loại bằng dược sĩ. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, đừng quên chia sẻ cho những người xung quanh nếu bạn thấy nội dung thú vị nhé. Hẹn gặp lại ở những bài viết tiếp theo!
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Có mấy loại bằng dược sĩ? Đặc điểm từng loại do ivntalent.edu.vnsưu tầm. Mong rằng các bạn có những thông tin bổ ích nhé. Mọi thông tin khiếu nại về bản quyền vui lòng liên hệ contact để xử lý nhanh nhất nhé. Cảm ơn các bạn.