Bạn đang theo dõi bài viết Mục tiêu nghề nghiệp nhân viên kinh doanh, bán hàng trong CV tại ivntalent.edu.vnBạn có thể truy cập nhanh bằng mục lục của bài viết để có thể xem thông tin mình cần nhanh chóng nhất nhé.
Để có thể gia tăng được cơ hội để bước vào các vòng phỏng vấn tuyển dụng nhân viên kinh doanh, bán hàng, bạn cần một chiếc CV ấn tượng, đặc biệt phần mục tiêu nghề nghiệp nhân viên kinh doanh, bán hàng. Do đó, bài viết này sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách viết mục tiêu nghề nghiệp sao cho lọt vào mắt xanh của các nhà tuyển dụng.
I. Tầm quan trọng của mục tiêu nghề nghiệp nhân viên kinh doanh
Nhân viên kinh doanh (Sale Staff), hay còn được gọi là nhân viên bán hàng, là vị trí đại diện cho một công ty để tư vấn, thuyết phục khách hàng sử dụng, tiêu dùng sản phẩm hay dịch vụ của công ty, từ đó mang lại nguồn lợi nhuận trực tiếp. Có thể nói, nhân viên kinh doanh là cầu nối để sản phẩm đến được tay của người tiêu dùng. Cần lưu ý, công việc này không coi trọng việc có bằng cấp như thế nào, công ty sẽ xem xét lựa chọn các ứng viên có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng mềm.
Một số công việc mà nhân viên kinh doanh sẽ phải làm trong một công ty đó là tìm kiếm đối tượng khách hàng tiềm năng cho công ty, giới thiệu và tư vấn khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ, hay là giải quyết các thắc mắc hay là phàn nàn của khách hàng khi sử dụng sản phẩm. Đối với cấp trên, nhân viên kinh doanh có nhiệm vụ phải báo cáo lại phần công việc mà mình đã hoàn thành, từ đó để doanh nghiệp đánh giá được chất lượng nhân sự bán hàng của công ty.
Tìm việc làm, tuyển nhân viên bán hàng có thể bạn quan tâm:
– Nhân viên siêu thị Điện Máy Xanh mô hình Supermini
– Nhân viên Tư Vấn Bán Hàng Điện Máy Xanh
– Nhân viên Tư Vấn Bán Hàng Thế Giới Di Động
Với một mục tiêu nghề nghiệp kinh doanh rõ ràng, bạn đã giúp được cho các tuyển dụng viên có được một góc nhìn tổng quát về bản thân bạn, từ đó dễ dàng đánh giá bạn là người có phù hợp với công ty hay không. Ngoài ra, đây cũng là cách giúp bạn gây ấn tượng đầu với doanh nghiệp, từ đó tăng xác suất được đi vào các vòng phỏng vấn sâu hơn.
II. Lưu ý khi viết mục tiêu nghề nghiệp nhân viên kinh doanh
1. Đọc và phân tích kỹ bản mô tả công việc
Việc đọc bản mô tả công việc (Job Description) một cách kỹ lưỡng sẽ giúp bạn có một góc nhìn tổng quan về công việc sắp tới mà mình sẽ đảm đương, khi đó bạn sẽ viết được mục tiêu công việc sao cho phù hợp với tiêu chí mà công ty đề ra. Ngoài ra, đây cũng là một cách tốt để bạn xem thử đây có phải là công việc phù hợp với định hướng tương lai của bạn hay không.
2. So sánh giữa yêu cầu với năng lực cá nhân
Trong phần mô tả công việc của bất kỳ công ty nào cũng sẽ đề cập đến phần yêu cầu công việc, và tại đây bạn có thể so sánh thử năng lực cá nhân có đáp ứng đủ với các mục trong yêu cầu của công ty hay không. Và cũng đừng quá lo lắng nếu như bạn không đạt đủ yêu cầu như là công ty đề cập, bạn hoàn toàn có thể đề cập rằng đâu là những điểm thiếu sót của bản thân, và cam kết là sau khoảng thời gian bao lâu thì bạn sẽ hoàn thành việc trau dồi kiến thức đó.
3. Trình bày mục tiêu cụ thể, ngắn gọn và nổi bật
Tương tự như các danh mục khác có trong CV nhân viên kinh doanh, bán hàng, bạn cần viết mục tiêu cụ thể một cách ngắn gọn và nổi bật, bởi vì các nhà tuyển dụng sẽ không có quá nhiều thời gian để đọc một chiếc CV dài, đồng thời, họ cũng còn rất nhiều CV ứng tuyển cùng một lúc. Do đó, bạn cần làm cho CV của mình nổi bật trong một “rừng” các CV đấy, khi đó bạn mới có cơ hội để bước vào các vòng phỏng vấn tiếp theo của công ty.
4. Phải thể hiện cá tính, phẩm chất ứng viên
Đây là cơ hội để bạn thể hiện được cá tính của mình, cũng như là các phẩm chất khác của bản thân, để từ đó các tuyển dụng viên có thể dựa vào đó để đánh giá, xem xét xem bạn có phải là một ứng viên phù hợp cho vị trí mà doanh nghiệp đang tuyển dụng hay không. Ngoài ra, như đã đề cập, CV của bạn cần phải được nổi bật, do đó, một phần mục tiêu nghề nghiệp thể hiện được cá tính của bạn, khi đó, CV của bạn mới giữ được mắt xanh của nhà tuyển dụng.
5. Cân nhắc chỉnh sửa phù hợp với từng vị trí công việc
Một lỗi mà thường nhiều người mắc phải trong quá trình viết CV đó là sử dụng lặp đi lặp lại một CV để ứng tuyển cho nhiều vị trí công việc ở nhiều công ty khác nhau. Tuy nhiên, bạn cần có một số thay đổi trong quá trình soạn thảo CV trước khi gửi đến bất kỳ vị trí công việc nào. Do đó, việc đọc mô tả công việc được đề cập ở trên là một việc hết sức quan trọng, từ đó giúp bạn định hình được đâu là hướng chỉnh sửa cho từng CV một.
III. Mẫu mục tiêu nghề nghiệp nhân viên kinh doanh hay
1. Dành cho sinh viên mới ra trường
Đối với các sinh viên mới ra trường, nếu chưa có kinh nghiệm làm việc thực tế tại các công ty, bạn hoàn toàn có thể đưa các kinh nghiệm liên quan trong quá trình còn đi học của mình, chẳng hạn như là bán hàng online, tư vấn khách hàng cho các cửa hàng nhỏ lẻ hay là gia sư. Việc thể hiện mình từng làm ở các vị trí này sẽ chứng tỏ rằng bạn đã từng có kinh nghiệm trong việc giao tiếp, thương thảo với khách hàng, nhờ vậy sẽ ghi được điểm cộng trong mắt của nhà tuyển dụng.
Dưới đây là một số mẫu mục tiêu nghề nghiệp mà bạn có thể tham khảo thêm để đưa vào trong CV của chính mình.
Mẫu 1
“Mặc dù tôi mới chỉ là nhân viên mới ra trường, nhưng trước đó tôi từng làm tại nhiều vị trí như tư vấn bán hàng cho cửa hàng bán quần áo hay từng có thời gian làm gia sư. Do đó, tôi tự tin rằng mình có một số kinh nghiệm bán hàng, cũng như giao tiếp cơ bản, và tôi nghĩ tôi đạt đủ các tiêu chí mà công ty đã đề ra. Ngoài ra, với tinh thần tự học của bản thân, tôi cam kết rằng mình sẽ hoàn thành được khóa đào tạo của công ty trong vòng 2 tuần.”
Mẫu 2
“Với kinh nghiệm giao tiếp và kinh nghiệm tư vấn khách hàng của bản thân thông qua thời gian tự mở và điều hành cửa hàng bán mỹ phẩm online, tôi nghĩ mình hiểu được cách để thuyết phục khách hàng mua sản phẩm cho mình. Tôi mong muốn mình sẽ có được vị trí này trong công ty của mình để cải thiện khả năng tư vấn bán hàng của bản thân thông qua việc học hỏi từ những người đi trước trong công ty mình.”
Mẫu 3
“Trong quá trình học tập tại trường Đại học ABC, tôi đã có thời gian làm thực tập sinh bán hàng tại công ty XYZ trong vòng 3 tháng, nhờ vậy mà tôi đạt được xếp loại Khá khi tốt nghiệp. Tôi nghĩ nếu có được một ghế trong vị trí nhân viên kinh doanh của công ty, tôi sẽ hoàn thiện hơn được bản thân, đồng thời sẽ cống hiến hết mình cho công ty. Tôi sẵn sàng tham gia các khóa đào tạo nghiệp vụ, ngoài ra sẽ sẵn sàng tham gia bất kỳ công việc nào thêm nếu như công ty có đề xuất.”
Mẫu 4
“Với kinh nghiệm từng đi thực tập tại vị trí Nhân viên Kinh doanh tại công ty ABC trong vòng 3 tháng, đồng thời cũng từng đảm đương vị trí tư vấn viên bán sản phẩm đồ gia dụng cho một cửa hàng nhỏ tại TP.HCM, tôi nghĩ mình tự tin để đảm nhận vị trí Nhân viên Kinh doanh của công ty mình. Tôi cam kết sẽ hoàn thành tốt công việc của mình như KPI mà hai bên đã thoả thuận.”
2. Dành cho người có kinh nghiệm
Đối với các bạn đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn khách hàng, bạn cần thể hiện được kinh nghiệm và kỹ năng mà bạn đạt được từ vị trí công việc trước đó bạn đã đảm đương. Ngoài ra, nếu có thể, bạn hãy cho nhà tuyển dụng thấy được mục tiêu nghề nghiệp dài hạn của bản thân, bởi các nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao những ứng viên có tầm như xa như vậy.
Bạn có thể tham khảo thêm một số mẫu mục tiêu nghề nghiệp nhân viên kinh doanh, bán hàng cho người đã có kinh nghiệm trong ngành nghề.
Mẫu 1
“Với khoảng thời gian làm việc 3 năm tại vị trí Nhân viên Kinh doanh của cửa hàng ABC, tôi tích luỹ được cho mình nhiều kỹ năng thiết yếu cho việc tư vấn và thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm, do đó tôi tự tin mình có đủ năng lực để ứng tuyển vào vị trí này. Trong 2 năm tới, tôi hi vọng bản thân sẽ lên được vị trí trưởng phòng sales của công ty, giúp định hướng phòng kinh doanh và tạo ra lợi nhuận cho công ty mình.”
Mẫu 2
“Từng làm việc tại cả vị trí nhân sự và vị trí nhân viên kinh doanh của công ty ABC trong vòng 3 năm, tôi nghĩ mình vừa có cả kỹ năng đàm phán với khách hàng, đồng thời cũng hiểu được tâm lý của họ, từ đó dễ dàng tư vấn, thuyết phục học sử dụng dịch vụ của công ty mình. Tôi hi vọng đây cũng là dịp để tôi có thể cũng cố được kỹ năng của tôi, đồng thời tiến thêm một bước trong công việc của mình với vị trí mới là trưởng phòng sales của công ty.”
Mẫu 3
“Việc làm việc với khách hàng ở phân khúc tầm cao ở công ty ABC trong 2 năm đã giúp tôi có cái nhìn rõ hơn về nhóm khách hàng này, do đó, khi ứng tuyển vào vị trí này của công ty, tôi hoàn toàn tự tin về kỹ năng của bản thân. Tôi cam kết rằng mình sẽ hoàn thành tốt công việc đã được bàn giao, ngoài ra sẽ đạt hoặc vượt được KPI công việc như là hai bên đã thuận.
Mẫu 4
“Với kinh nghiệm làm việc tại ba công ty AAA, BBB và CCC trong vòng 5 năm, tôi tự tin rằng mình đã có một góc nhìn tổng quan về nhóm ngành sản phẩm mà công ty mình đang kinh doanh, do đó, tôi muốn mình có được một ghế tại vị trí trưởng phòng sales của công ty mình. Tôi hi vọng công ty mình sẽ cho tôi một cơ hội để chứng minh những kỹ năng mà tôi nói là chính xác, đồng thời cho tôi cơ hội để cống hiến cho công ty.”
IV. Mẫu mục tiêu nghề nghiệp nhân viên kinh doanh chi tiết
1. Nhân viên kinh doanh gia dụng
Mẫu 1
“Từng có thời gian làm việc 2 năm tại công ty AAA với chức danh nhân viên kinh doanh của cửa hàng chi nhánh BBB, tôi tự tin rằng mình có nhiều kinh nghiệm trong việc tư vấn, thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm chén bát, bếp, xoong nồi,… Từ đó mang lại lợi nhuận cho công ty. Tôi tự tin rằng mình có thể nhanh chóng học hỏi được nghiệp vụ cơ bản của công ty trong vòng 2 tuần.”
Mẫu 2
“Trong 3 năm làm việc tại vị trí nhân viên kinh doanh đồ gia dụng tại công ty AAA và BBB, và đã làm cả vị trí tư vấn khách hàng trực tiếp và trực tuyến, tôi nghĩ mình hoàn toàn có đủ tố chất để đảm đương công việc này đến từ công ty, nhờ vào khả năng giao tiếp, khả năng xử lý vấn đề của bản thân. Trong 2 năm tới, tôi mong muốn mình sẽ đạt được vị trí mới cao hơn trong công việc, cụ thể là vị trí trưởng phòng kinh doanh.”
2. Nhân viên kinh doanh bất động sản
Mẫu 1
“Việc tôi từng đảm đương công việc nhân viên kinh doanh bất động sản cho công ty XYZ được 3 năm đã giúp tôi tích lũy cho mình vốn kiến thức nghiệp vụ và kỹ năng mềm cho công việc này, chẳng hạn như kỹ năng thuyết phục, kỹ năng giao tiếp. Tôi hy vọng sẽ có một ghế tại vị trí này của công ty, từ đó sẽ mang lại lợi nhuận cho công ty, đồng thời cải thiện bản thân để trở thành một nhân viên kinh doanh bất động sản tốt hơn trong tương lai.”
Mẫu 2
“Với việc là người dân của Thành phố ABC trong vòng hơn 20 năm, tôi hiểu rõ thị trường bất động sản tại đây diễn biến như thế nào trong thời gian qua, thế nên tôi hoàn toàn tự tin để tư vấn cho khách hàng. Ngoài ra, tôi từng làm việc tại công ty XYZ với vai trò nhân viên kinh doanh bất động sản, và nó cho tôi nhiều kinh nghiệm như kỹ năng lắng nghe hay kỹ năng đàm phán. Tôi mong muốn trong tương lai, tôi có thể đảm đương được một vị trí cao hơn, giúp mang lại nhiều giá trị hơn cho công ty mình.”
3. Nhân viên kinh doanh ô tô
Mẫu 1
“Với vốn hiểu biết về xe ô tô của tôi nhờ vào việc từng giữ vị trí nhân viên kinh doanh ô tô trong vòng 2 năm, đồng thời là sở hữu các kỹ năng như kỹ năng tư vấn khách hàng hay là kỹ năng giải quyết vấn đề, tôi nghĩ tôi là một trong những ứng viên phù hợp cho vị trí nhân viên kinh doanh tại công ty của mình. Ngoài ra, với tinh thần tự học của bản thân, tôi nghĩ tôi sẽ hoàn thành chương trình đào tạo của công ty trong vòng 2 tuần.”
Mẫu 2
“Từng làm việc tại vị trí nhân viên kinh doanh ô tô tại công ty ABC trong khoảng thời gian 3 năm và đạt đủ KPI của hàng năm, tôi tự tin với khả năng tư vấn và thuyết phục khách hàng của mình. Ngoài ra, phân khúc khách hàng mà tôi từng làm việc với là phân khúc tầm trung, do đó, tôi nghĩ mình có khả năng đảm đương được công việc này ở công ty của mình. Trong khoảng 2 năm tới, tôi hi vọng mình lên được vị trí trưởng phòng kinh doanh của công ty.”
4. Nhân viên kinh doanh nội thất
Mẫu 1
“Với sở thích trang trí nội thất và sắp xếp vật dụng, nhà cửa, tôi tìm thấy niềm đam mê trong công việc tư vấn nội thất. Trong 2 năm làm việc tại công ty ABC, tôi nghĩ mình đã tích lũy được một số kỹ năng cơ bản cho vị trí này, chẳng hạn như kỹ năng giao tiếp hay kỹ năng thuyết phục khách hàng. Định hướng của tương lai là tôi muốn đạt được vị trí trưởng phòng kinh doanh trong vòng 2 năm tới, từ đó có thể cống hiến cho công ty nhiều hơn nữa.”
Mẫu 2
“Từng có thời gian làm tại vị trí nhân viên quản lý kho của cửa hàng nội thất ABC là 1 năm, đồng thời cũng từng được đảm đương vị trí nhân viên kinh doanh nội thất của cửa hàng trong vòng 1 năm, thế nên tôi hiểu rõ được các sản phẩm nội thất, và cũng có cả các kỹ năng hỗ trợ cho việc bán hàng của mình, chẳng hạn như thuyết phục khách hàng hay xử lý vấn đề. Tôi cam kết là mình sẽ hoàn thành khóa đào tạo của công ty mình trong vòng 2 tuần nếu như được chọn vào làm vị trí này.”
V. Mẫu mục tiêu nghề nghiệp nhân viên kinh doanh tiếng Anh
Mẫu 1
“Individual who is capable of streamlining marketing approaches to engage with target consumers. I’m looking for a salesperson position with a forward-thinking company where I can put my 6 years of professional marketing experience to good use in expanding sales operations.”
Mẫu 2
“A good salesperson who can give the firm with excellent customer service. Currently looking for a work post at XYZ limited to advance my career and provide optimum customer and corporate satisfaction.”
Mẫu 3
“Intelligent salesman seeking an employment in a manufacturing firm to assist in the marketing of goods and raising public awareness in order to increase the company’s effectiveness.”
Mẫu 4
“I’m looking for a sales position in a fast-paced business setting where my ability to draw people to a product and persuade them of its benefits would be fully utilized.”
Mẫu 5
“Sales professional who is highly motivated and has excellent organizing skills. Looking forward to working as a salesperson for XYZ Company, where I will be able to put this ability to good use by efficiently organizing the company’s sales efforts in the most beneficial way possible.”
VI. Cách thể hiện mục tiêu nghề nghiệp nhân viên kinh doanh trong phỏng vấn
Để minh chứng lại cho những thông tin ở phần mục tiêu nghề nghiệp nhân viên kinh doanh trong CV của bạn, bạn cần thể hiện chúng một cách rõ ràng khi được đặt câu hỏi ở trong vòng phỏng vấn của công ty. Và không như việc viết CV, vốn là bạn phải viết nó sao cho thật xúc tích, việc trả lời câu hỏi phỏng vấn liên quan đến mục tiêu nghề nghiệp nhân viên kinh doanh cần phải được chi tiết. Dưới đây là một số lưu ý khi trình bày về mục tiêu nghề nghiệp khi trả lời phỏng vấn với tuyển dụng viên.
– Đầu tiên, bạn cần trả lời dựa trên những ý mà bạn đã đề cập trong CV của bạn, và lưu ý là không đưa ra các thông tin trái ngược, có thể khiến mâu thuẫn thông tin, làm cho tuyển dụng viên khó hiểu.
– Thứ hai, bạn cần trình bày được rằng để thực hiện các mục tiêu mà bạn đã đề ra, bạn đã, đang và sẽ chuẩn bị những gì để hiện thực hoá chúng. Doanh nghiệp sẽ thích những người có tầm nhìn rõ ràng về tương lai của họ trong những năm tới.
– Thứ ba, trong quá trình trả lời, bạn hãy giao tiếp bằng mắt với người đang đặt câu hỏi với bạn, đồng thời giữ thái độ tự tin trong suốt quá trình đó.
Cuối cùng, thông qua cách trả lời phỏng vấn của bạn, bạn hãy thể hiện rằng mình là con người đam mê kinh doanh, và sẵn sàng thực hiện bất kỳ công việc gì mà công ty bàn giao cho mình.
Xem thêm:
– Cách viết mục tiêu nghề nghiệp nhân viên văn phòng chuẩn nhất
– Cách viết mục tiêu nghề nghiệp xây dựng trong CV thu hút nhất
– Mẫu mục tiêu nghề nghiệp kế toán ghi điểm với nhà tuyển dụng chi tiết
Hi vọng bài viết này đã mang đến thông tin hữu ích cho việc viết mục tiêu nghề nghiệp nhân viên kinh doanh, bán hàng trong CV của bạn. Nếu thấy hay thì hãy để lại bình luận và chia sẻ bài viết này nhé!
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Mục tiêu nghề nghiệp nhân viên kinh doanh, bán hàng trong CV do ivntalent.edu.vnsưu tầm. Mong rằng các bạn có những thông tin bổ ích nhé. Mọi thông tin khiếu nại về bản quyền vui lòng liên hệ contact để xử lý nhanh nhất nhé. Cảm ơn các bạn.