Bạn đang theo dõi bài viết Quy định kê đơn thuốc điều trị ngoại trú mà dược sĩ cần biết tại ivntalent.edu.vnBạn có thể truy cập nhanh bằng mục lục của bài viết để có thể xem thông tin mình cần nhanh chóng nhất nhé.
Ngày nay, y học phát triển, bệnh nhân có thể điều trị tại nhà và sử dụng thuốc theo liệu trình phù hợp. Cũng vì vậy mà vai trò của dược sĩ ngày càng quan trọng hơn. Để việc điều trị cho bệnh nhân được hiệu quả và an toàn thì dược sĩ cần lưu ý những quy định kê đơn thuốc điều trị ngoại trú.
I. Đơn thuốc là gì?
“Đơn thuốc là tài liệu chỉ định dùng thuốc của bác sĩ cho người bệnh; Là cơ sở pháp lý cho việc chỉ định sử dụng thuốc, bán thuốc và cấp thuốc theo đơn.” (Theo Điều 1, Quy chế kê đơn thuốc và bán thuốc theo đơn – Quyết định số 18472003/QĐ-BYT ngày 28/5/2003)
Nói một cách dễ hiểu thì đơn thuốc là giấy chỉ định gồm: tên thuốc, số lượng, hướng dẫn,… được kê cho bệnh nhân để chữa bệnh. Trường hợp bệnh nhân không điều trị nội trú sẽ sử dụng thuốc theo liệu trình và điều trị tại nhà. Người kê đơn thuốc phải có chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh và đủ khả năng, bằng cấp ngành y dược.
II. Vai trò của đơn thuốc trong điều trị bệnh
Đơn thuốc đúng chuẩn sẽ mang lại tác dụng tích cực cho bệnh nhân. Trong y khoa, đơn thuốc có vai trò rất quan trọng về kinh tế và pháp lý cụ thể là:
– Vạch ra lộ trình điều trị rõ ràng: mỗi đơn thuốc đúng quy định đều chứa thông tin bệnh nhân, tình trạng bệnh, các loại thuốc cần sử dụng, liều lượng, hướng dẫn sử dụng, chống chỉ định,… Bệnh nhân chỉ cần điều trị tại nhà bằng cách uống thuốc theo đơn đã được kê và tiến hành tái khám định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ.
– Giảm tình trạng quá tải ở các bệnh viện: nếu không có đơn thuốc và quy trình điều trị tại nhà thì bệnh nhân từ cấp độ nhẹ đến nặng sẽ phải điều trị tại bệnh viện. Điều này sẽ gây quá tải cho bệnh viện và nhiều ca bệnh nặng có thể không được cứu chữa kịp thời.
– Tiết kiệm thời gian, chi phí: thay vì phải điều trị ở bệnh viện, tốn nhiều chi phí như: viện phí, tiền ăn uống, phí dịch vụ, chi phí đi lại,.. thì bệnh nhân sẽ chỉ cần mua thuốc theo toa.
– Làm tiền đề để chẩn đoán cho những lần tái khám tiếp theo: mỗi đơn thuốc chỉ dành cho một bệnh nhân. Vì đơn thuốc được kê dựa trên thể trạng, tình trạng bệnh, cơ địa riêng nên hầu như sẽ có điểm khác biệt riêng. Và dựa trên đơn thuốc cho lần điều trị trước, các bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng bệnh suy giảm đến đâu, cần điều trị theo lộ trình tiếp theo như thế nào.
Việc làm, tuyển dụng ngành dược có thể bạn quan tâm:
– Dược Sĩ Chuyên Môn Nhà Thuốc An Khang (có CCHN)
– Quản lý Nhà Thuốc An Khang
– Dược sĩ bán thuốc An Khang
– Thực tập sinh ngành dược
III. Quy định về thuốc kê đơn trong điều trị ngoại trú
1. Quy định đối với người kê đơn thuốc
Thông tin người có khả năng kê đơn thuốc được quy định tại Điều 3, Quy chế kê đơn thuốc và bán thuốc theo đơn – Quyết định số 18472003/QĐ-BYT ngày 28/5/2003 cụ thể như sau:
– Người kê đơn thuốc phải đáp ứng các điều kiện sau:
Đang hành nghề tại cơ sở Nhà nước có bằng tốt nghiệp đại học Y khoa và được người đứng đầu cơ sở phân công khám chữa bệnh.
Đang hành nghề tại cơ sở khám chữa bệnh tư nhân, bán công, dân lập, vốn đầu tư nước ngoài (ngoài công lập) có đủ điều kiện khám chữa bệnh theo quy định của pháp lệnh hành nghề y, dược tư nhân và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, được người đứng đầu cơ sở phân công khám chữa bệnh.
– Người bán thuốc: Theo quy định hiện hành về hướng dẫn hành nghề dược của Bộ Y tế ban hành.
– Đối với các tỉnh có vùng núi, vùng sâu, vùng cao, hải đảo xa xôi chưa có đủ đội ngũ cán bộ y tế.
Sở Y tế có văn bản ủy quyền cho giám đốc trung tâm y tế chỉ định người kê đơn, bán thuốc thay thế cho phù hợp với tình hình địa phương.
Các cơ sở y tế tư nhân thực hiện theo hướng dẫn hành nghề y, dược do Bộ Y tế ban hành.
2. Nguyên tắc khi kê đơn thuốc
Nguyên tắc khi kê đơn thuốc được quy định tại Điều 4, Thông tư số 52/2017/TT-BYT như sau:
– Chỉ được kê đơn thuốc sau khi đã có kết quả khám bệnh, chẩn đoán bệnh.
– Kê đơn thuốc phù hợp với chẩn đoán bệnh và mức độ bệnh.
– Việc kê đơn thuốc phải đạt được mục tiêu an toàn, hợp lý và hiệu quả. Ưu tiên kê đơn thuốc dạng đơn chất hoặc thuốc generic.
– Việc kê đơn thuốc phải phù hợp với một trong các tài liệu sau đây:
+ Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hoặc Hướng dẫn điều trị và chăm sóc HIV/AIDS do Bộ Y tế ban hành hoặc công nhận; Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của cơ sở khám, chữa bệnh xây dựng theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 21/2013/TT-BYT ngày 08 tháng 8 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thuốc và Điều trị trong bệnh viện trong trường hợp chưa có hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của Bộ Y tế.
+ Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc đi kèm với thuốc đã được phép lưu hành.
+ Dược thư quốc gia của Việt Nam;
– Số lượng thuốc được kê đơn thực hiện theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị được quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều này hoặc đủ sử dụng nhưng tối đa không quá 30 (ba mươi) ngày, trừ trường hợp quy định tại các điều 7, 8 và 9 Thông tư này.
– Đối với người bệnh phải khám từ 3 chuyên khoa trở lên trong ngày thì người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người được người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ủy quyền (trưởng khoa khám bệnh, trưởng khoa lâm sàng) hoặc người phụ trách chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau khi xem xét kết quả khám bệnh của các chuyên khoa trực tiếp kê đơn hoặc phân công bác sỹ có chuyên khoa phù hợp để kê đơn thuốc cho người bệnh.
– Bác sỹ, y sỹ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến 4 được khám bệnh, chữa bệnh đa khoa và kê đơn thuốc điều trị của tất cả chuyên khoa thuộc danh mục kỹ thuật ở tuyến 4 (danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt).
– Trường hợp cấp cứu người bệnh, bác sĩ, y sĩ quy định tại các khoản 1, 2 Điều 2 Thông tư này kê đơn thuốc để xử trí cấp cứu, phù hợp với tình trạng của người bệnh.
– Không được kê vào đơn thuốc các nội dung quy định tại Khoản 15 Điều 6 Luật dược, cụ thể:
+ Các thuốc, chất không nhằm mục đích phòng bệnh, chữa bệnh;
+ Các thuốc chưa được phép lưu hành hợp pháp tại Việt Nam,
+ Thực phẩm chức năng;
+ Mỹ phẩm.
3. Yêu cầu chung về nội dung đơn thuốc
Về nội dung ghi trong đơn thuốc, Điều 7, Quy chế kê đơn thuốc và bán thuốc theo đơn – Quyết định số 18472003/QĐ-BYT ngày 28/5/2003 có quy định như sau:
– Ghi đủ các mục in trong đơn. Đơn thuốc viết bằng bút mực hoặc bút bi. Viết rõ ràng, dễ đọc, dễ hiểu.
– Với trẻ bệnh dưới 24 tháng tuổi: Ghi số tháng tuổi và ghi tên bố hoặc mẹ.
– Địa chỉ người bệnh phải ghi chính xác số nhà đường phố hoặc thôn, xã.
– Viết tên thuốc theo tên quốc tế (DCI) với thuốc có 01 thành phần;
Viết đúng tên biệt dược với thuốc chiều thành phần.
– Ghi tên thuốc, hàm lượng, số lượng, liều dùng 1 lần và liều dùng 24 giờ, cách dùng của mỗi thứ thuốc.
– Số lượng thuốc độc A và thuốc gây nghiện phải viết bằng chữ, chữ đầu viết hoa.
– Số lượng thuốc độc B và thuốc hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc viết thêm số 0 ở phía trước nếu số lượng thuốc chỉ có một con số.
– Ký tên bên cạnh nếu kê đơn cho dùng thuốc quá liều tối đa hoặc sửa chữa đơn.
– Thuốc gây nghiện phải được kê đơn riêng (Phụ lục 2) một đơn hai bản để người bệnh giữ 01 bản, nơi bán thuốc lưu 01 bản, cơ sở khám chữa bệnh lưu phần gốc của đơn.
– Gạch chéo phần đơn con giấy trắng. Ký tên, ghi rõ học vị, họ tên người kê đơn và đóng dấu phòng khám hoặc dấu bệnh viện (nếu là phòng khám và bệnh viện có dấu riêng).
4. Hình thức kê đơn thuốc
Điều 5 Thông tư số 52/2017/TT-BYT có quy định về hình thức kê đơn thuốc như sau:
– Kê đơn thuốc đối với người bệnh đến khám bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:
Người kê đơn thuốc thực hiện kê đơn vào Đơn thuốc hoặc sổ khám bệnh (sổ y bạ) của và số theo dõi khám bệnh hoặc phần mềm quản lý người bệnh của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
– Kê đơn thuốc đối với người bệnh điều trị ngoại trú:
Người kê đơn thuốc ra chỉ định điều trị vào sổ khám bệnh (sổ y bạ) của người bệnh và bệnh án điều trị ngoại trú hoặc phần mềm quản lý người bệnh của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
– Kê đơn thuốc đối với người bệnh ngay sau khi kết thúc việc điều trị nội trú:
+ Trường hợp tiên lượng người bệnh cần tiếp tục sử dụng thuốc từ 01 (một) đến đủ 07 (bảy) ngày thì kê đơn thuốc (chỉ định điều trị) tiếp vào Đơn thuốc hoặc Sổ khám bệnh của người bệnh và Bệnh án điều trị nội trú hoặc phần mềm quản lý người bệnh của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
+ Trường hợp tiên lượng người bệnh cần tiếp tục điều trị trên 07 (bảy) ngày thì kê đơn thuốc theo quy định tại Khoản 2 Điều này hoặc chuyển tuyến về cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp để tiếp tục điều trị.
– Kê đơn thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất theo thực hiện theo quy định tại các điều 7, 8 và 9 Thông tư này.
5. Thời hạn đơn thuốc có giá trị mua, lĩnh thuốc
Thời hạn đơn thuốc được quy định tại Điều 11 Thông tư số 52/2017/TT-BYT:
– Đơn thuốc có giá trị mua, lĩnh thuốc trong thời hạn tối đa 05 ngày, kể từ ngày kê đơn thuốc.
– Đơn thuốc được mua tại các cơ sở bán lẻ thuốc hợp pháp trên toàn quốc.
– Thời gian mua hoặc lĩnh thuốc của đơn thuốc gây nghiện phù hợp với ngày của đợt điều trị ghi trong đơn. Mua hoặc lĩnh thuốc gây nghiện đợt 2 hoặc đợt 3 cho người bệnh ung thư và người bệnh AIDS trước 01 (một) đến 03 (ba) ngày của mỗi đợt điều trị (nếu vào ngày nghỉ Lễ, Tết, thứ bảy, chủ nhật thì mua hoặc lĩnh vào ngày liền kề trước hoặc sau ngày nghỉ).
6. Mức xử phạt các hành vi vi phạm quy định
Tại điểm đ, khoản 3, Điều 59 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP quy định:
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi “bán thuốc kê đơn khi không có đơn thuốc”.
– Bên cạnh đó, áp dụng đồng thời hình thức xử phạt bổ sung tại điểm đ, khoản 8 điều này: “Đình chỉ hoạt động của cơ sở trong thời hạn từ 06 tháng đến 09 tháng đối với hành vi quy định tại các điểm đ khoản 3 Điều này”.
IV. Dược sĩ có được kê đơn thuốc hay không?
Theo quy định thì người có đủ khả năng kê đơn thuốc là bác sĩ và y sĩ. Đối với bác sĩ, phải có có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và đăng ký hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật khám, chữa bệnh. Với y sĩ, yêu cầu có chứng chỉ hành nghề và đăng ký nghề tại cơ sở khám, chữa bệnh.
Thông thường, vai trò của dược sĩ sẽ là tham gia nghiên cứu, phát triển sản phẩm thuốc; kiểm tra chất lượng, sàng lọc thuốc giả, kém chất lượng. Và cuối cùng là bán thuốc theo toa kê sẵn và hướng sử dụng cho bệnh nhân.
Như vậy, nếu dược sĩ muốn thực hiện kê đơn thuốc thì có thể học Văn bằng 2 về ngành Y sĩ đồng thời đăng ký chứng chỉ hành nghề theo quy định của Bộ Y tế. Nếu hoàn thành được những điều này, dược sĩ đã có thể kê đơn thuốc cho bệnh nhân ngoại trú trong phạm vi cho phép. Và Văn bằng 2 sẽ giúp dược sĩ có được việc làm tốt hơn.
Xem thêm:
– Ngành dược sĩ là gì? Công việc và cơ hội nghề nghiệp dược sĩ
– Dược sĩ hạng 3 là gì? Tiêu chuẩn, nhiệm vụ của dược sĩ hạng 3
– Ngành y sĩ là gì? Cơ hội làm việc và yêu cầu đối với người y sĩ tín nhiệm
Hy vọng bài viết này mang lại cho bạn cái nhìn tổng quan về quy định kê đơn thuốc. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, đừng quên để lại bình luận bên dưới và chia sẻ cho những người xung quanh nếu bạn thấy nội dung bổ ích. Hẹn gặp lại ở những bài viết tiếp theo!
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Quy định kê đơn thuốc điều trị ngoại trú mà dược sĩ cần biết do ivntalent.edu.vnsưu tầm. Mong rằng các bạn có những thông tin bổ ích nhé. Mọi thông tin khiếu nại về bản quyền vui lòng liên hệ contact để xử lý nhanh nhất nhé. Cảm ơn các bạn.