Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính, vai trò và các bước thực hiện

Bạn đang theo dõi bài viết Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính, vai trò và các bước thực hiện tại ivntalent.edu.vnBạn có thể truy cập nhanh bằng mục lục của bài viết để có thể xem thông tin mình cần nhanh chóng nhất nhé.

Việc kiểm toán có vai trò quan trọng trong kế toán doanh nghiệp cũng như kiểm soát minh bạch tài chính của quốc gia. Trong thực tế quy trình kiểm toán là gì? Các bước thực hiện quy trình kiểm toán nội bộ ra sao? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin cho các bạn tham khảo. Cùng xem qua nhé!

I. Quy trình kiểm toán là gì?

Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính, vai trò và các bước thực hiện

– Kiểm toán là gì?

Kiểm toán là quy trình kiểm tra và đánh giá dữ liệu kế toán của doanh nghiệp để đảm bảo sự chính xác và tính minh bạch trong báo cáo tài chính.

Việc kiểm toán sẽ do các chuyên gia kiểm toán đã được đào tạo chuyên môn, có trình độ cao và được cơ quan nhà nước cấp giấy phép hoạt động..

– Quy trình là gì? Quy trình kiểm toán là gì?

Quy trình: Là một chuỗi các hoạt động đi liền với nhau và được thực hiện theo đúng thứ tự để có thể đưa ra kết quả cuối cùng.

Quy trình kiểm toán: Được hiểu nôm na là các bước thực hiện việc kiểm toán trong báo cáo tài chính. Các bước này cần được thực hiện một cách chi tiết và cụ thể nhất để có thể đảm bảo ra được kết quả chính xác nhất.

Tuyển dụng, việc làm kế toán có thể bạn quan tâm:

– Nhân viên Kế Toán Nghiệp Vụ

– Nhân viên Tính chiết khấu và Quản lý công nợ

II. Vai trò của quy trình kiểm toán đối với doanh nghiệp

Thực hiện kiểm toán có vai trò quan trọng quá trình kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, công việc ngày giúp các công ty luôn đảm bảo sức khỏe tài chính và sự uy tín của mình trong nền kinh tế hiện nay.

Có thể thấy thực hiện kiểm toán minh bạch giúp các công ty có được những lợi ích sau:

– Bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp với các bên có liên quan như: ngân hàng, đối tác, các cơ quan quản lý nhà nước,… đặc biệt là cổ đông và nhà đầu tư.

– Bằng việc kiểm toán các công ty có thể hạn chế rủi ro về mặt pháp lý liên quan đến các quy định về tài chính hay thuế.

– Tăng độ uy tín của báo cáo tài chính từ đó thu hút các nhà đầu tư, cũng như dễ dàng hơn trong việc cạnh tranh trên thị trường.

– Qua quá trình kiểm toán nội bộ, kế toán có thể rà soát được quy trình tài chính, từ đó có thể đưa ra cải thiện về quản lý và kiểm soát cho tương lai.

Có thể thấy việc kiểm toán định kỳ rất quan trọng, nên công việc này luôn phải đảm bảo thực hiện một cách nghiêm túc và rõ ràng.

III. Các bước thực hiện quy trình kiểm toán

Các bước thực hiện quy trình kiểm toán có thể phân chia thành nhiều giai đoạn khác nhau. Nhưng nhìn chung, nó luôn được thực hiện theo đúng thứ tự chặt chẽ, để kết quả đưa ra mang tính chính xác nhất. Theo Điều 44 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 thì quy trình kiểm toán gồm các bước:

Bước 1: Chuẩn bị kiểm toán

Bước đầu tiên rất quan trọng nên sẽ được thực hiện bởi các trưởng nhóm kiểm toán. Vì bước này sẽ quyết định xem việc kiểm toán có được thực hiện hay không. Các kiểm toán viên phải:

– Thu thập, khảo sát thông tin tình hình tài chính và các thông tin có liên quan đến kiểm toán

– Sau khi đã thu thập đầy đủ thông tin yêu cầu, thì bên phía kiểm toán viên sẽ đánh giá rủi ro kiểm toán và mức trọng yếu. Mức độ này sẽ ảnh hưởng đến việc có được chấp nhận kiểm toán toàn phần không và số lượng mẫu cần kiểm toán

– Lập kế hoạch kiểm toán sẽ được thực hiện ngay khi đã đánh giá xong mức độ rủi ro để đưa ra nội dung, thời gian và phạm vi thực hiện kiểm toán.

Bước 2: Thực hiện kiểm toán

Khi thực hiện kiểm toán, người thực hiện cần phải:

– Tiến hành kiểm toán đã lập trong kế hoạch

– Thành viên trong đoàn kiểm toán áp dụng phương pháp chuyên môn để thu thập và đánh giá hiện trạng doanh nghiệp, kiểm tra và xác nhận chi tiết các tài liệu chứng từ,… Khi có phát sinh rủi ro trong quá trình thực hiện kiểm toán thì kiểm toán viên có thể điều chỉnh và lưu lại vào văn bản báo cáo.

Bước 3: Lập và gửi báo cáo kiểm toán

Việc lập hồ sơ và gửi các báo cáo này cho các cơ quan thẩm quyền thường sẽ phải thực hiện những công việc sau:

– Lập hồ sơ ghi chép những công việc của kiểm toán viên

– Gửi bản báo cáo đến cho doanh nghiệp sau khi đã hoàn thành kiểm toán và lấy ý kiến từ doanh nghiệp.

– Gửi báo cáo đến cho các cơ quan nhà nước có liên quan.

Theo thông tư 200/2014/TT-BTC năm 2014 của Bộ tài chính quy định như sau:

– Đối với doanh nghiệp nhà nước phải nộp báo cáo kiểm toán năm chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm

– Công ty mẹ, tổng công ty nhà nước chậm nhất là 90 ngày.

– Công ty tư nhân và hợp doanh

– Các đơn vị khác nộp chậm nhất là 90 ngày.

Bước 4: Theo dõi, kiểm tra việc thực kết luận, kiến nghị kiểm toán

Đây là bước cuối cùng trong toàn bộ quy trình kiểm toán. Những nhiệm vụ cần phải thực hiện trong quá trình này như sau:

– Tổng hợp lại toàn bộ kết quả đã thu thập được để đánh giá kế hoạch kiểm toán có đạt mục tiêu đề ra không.

– Đánh giá những phát sinh trong quá trình kiểm toán mà kiểm toán viên phát hiện được, có đầy đủ thông tin chính xác chưa.

– Xem xét mức độ ảnh hưởng của toàn bộ vấn đề đối với báo cáo tài chính

– Lập báo cáo tổng hợp các điểm yếu và vấn đề mà doanh nghiệp đã gặp phải

IV. Những khó khăn khi thực hiện quy trình kiểm toán

– Chỉ dẫn không rõ ràng: Các kế toán viên phải sự linh hoạt khi gặp phải một số trường hợp bất ngờ diễn ra mà không nằm trong kế hoạch kiểm toán ban đầu.

– Lỗi do kiểm toán viên: Sẽ có vài sơ sót nhỏ trong quá trình kiểm tra số liệu kiểm toán hoặc do các kiểm toán viên lập báo báo chưa rõ ràng và đầy đủ.

– Phán đoán: Các nhà đầu tư và lãnh đạo doanh nghiệp có nhiều nhận xét khác nhau trong quá trình lập báo cáo tài chính dẫn đến biểu đạt ý không rõ ràng đến với kiểm toán viên.

– Gian lận, không minh bạch về số liệu: Các số liệu mà ban lãnh đạo hoặc cá nhân quản lý cấp cao đưa có thể tồn tại hoặc không tồn tại.

V. Một số lưu ý khi thực hiện quy trình kiểm toán

Kiểm toán là một công việc đòi hỏi sự minh bạch, rõ ràng. Kiểm toán viên cũng phải thật sự là người cẩn trọng để có thể đưa ra phán đoán chính xác trong báo cáo. Nhưng để có thể làm tốt những điều đó trong quá trình kiểm toán thì chúng ta cần nên lưu ý một số vấn đề dễ gặp phải:

– Các thủ tục kiểm toán phải có sự thay đổi theo tình hình kinh tế chung.

– Phải có sự sáng suốt và hoài nghi trong công việc

– Các rủi ro cần được đánh giá dựa vào tình hình kinh doanh và quản lý nội bộ của doanh nghiệp.

– Trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính nếu phát hiện sự gian lận thì cần phải có buổi họp với các thành viên trong đoàn.

Xem thêm:

– Tìm hiểu mức lương kế toán và những yếu tố giúp deal lương cao hơn

– 10 chứng chỉ kế toán, kiểm toán nên theo đuổi trong sự nghiệp tài chính

– Học kế toán có khó không? Cần chuẩn bị gì khi bắt đầu học

Hy vọng bài viết đã mang lại cho bạn nhiều thông tin hữu ích về quy trình kiểm toán. Đừng quên chia sẻ đến những người xung quanh nếu bạn thấy nội dung thật sự bổ ích. Hẹn gặp lại bạn ở các bài viết tiếp theo nhé.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính, vai trò và các bước thực hiện do ivntalent.edu.vnsưu tầm. Mong rằng các bạn có những thông tin bổ ích nhé. Mọi thông tin khiếu nại về bản quyền vui lòng liên hệ contact để xử lý nhanh nhất nhé. Cảm ơn các bạn.