Bạn đang theo dõi bài viết Tìm hiểu công việc kỹ sư QA, QC, QS trong ngành xây dựng tại ivntalent.edu.vnBạn có thể truy cập nhanh bằng mục lục của bài viết để có thể xem thông tin mình cần nhanh chóng nhất nhé.
Nếu bạn đang có dự định ứng tuyển vào vị trí QA, QC, QS xây dựng, thì bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin tổng hợp về ngành, nhiệm vụ và mức lương của nghề này. Thông qua bài viết này, bạn sẽ có cái nhìn rõ hơn về công việc của kỹ sư QA, QC, QS trong xây dựng, vai trò và cơ hội nghề nghiệp của công việc này. Hãy cùng mình tìm hiểu ngay nhé!
I. QA, QC và QS trong xây dựng là gì?
1. QA trong xây dựng là gì?
QA hay Quality Assurance có nghĩa là Đảm bảo chất lượng. Nhân sự QA trong ngành xây dựng là người có trách nhiệm thiết lập và xây dựng quy trình, các bước trong hệ thống quản lý chất lượng.
2. QC trong xây dựng là gì?
QC, cụ thể là Quality Control, nghĩa là Kiểm soát chất lượng. Người đảm nhiệm vị trí QC trong ngành xây dựng sẽ tham gia trực tiếp vào các công tác kiểm soát, kiểm tra sản phẩm theo quy trình, các bước mà QA đã đề ra.
3. QS trong xây dựng là gì?
QS hay Quality Surveyor là Kỹ sư dự toán. Một QS có thể làm việc cho nhà thầu xây dựng hoặc cho chủ đầu tư. Họ có thể làm việc tại văn phòng hoặc làm việc trực tiếp trên công trường.
Tuyển dụng, việc làm Nhân viên QC có thể bạn quan tâm:
– Nhân viên QC Bách Hóa Xanh
II. QA, QC và QS trong xây dựng có những vai trò nào?
1. Vai trò của QA trong xây dựng
Một số vai trò, nhiệm vụ chính của nhân sự QA trong xây dựng như sau:
– Đề xuất và xây dựng quy trình thực hiện, thi công theo yêu cầu cụ thể của từng dự án.
– Chi chép, xây dựng các tài liệu, hướng dẫn công việc chi tiết cho từng dự án và quản lý hồ sơ.
– Theo dõi, kiểm tra và đảm bảo tiến độ thi công được thực hiện theo đúng quy trình đã đề ra.
– Giúp nhà quản lý đánh giá nhà cung cấp và nhà thầu phụ.
– Theo dõi sát sao để kịp thời thay đổi, cải tiến, đảm bảo chất lượng sự án, công trình.
– Tập huấn, đào tạo các bộ phận liên quan về hệ thống các tiêu chuẩn và quy trình, cũng như các cập nhật mới trong bộ quy trình đã đề ra.
2. Vai trò của QC trong xây dựng
– Phối hợp với đội chỉ huy công trường để xây dựng kế hoạch quản lý chất lượng công trình.
– Kiểm soát trang thiết bị, nguyên liệu, vật tư nhập vào của dự án, kiểm tra và sàng lọc những nguyên vật liệu chưa đáp ứng đủ chất lượng, trao đổi với nhà cung cấp để giải quyết các thiếu sót đối với nguyên vật tư.
– Theo dõi, kiểm soát quá trình thi công, đảm bảo dự án được tiến hành theo đúng quy trình đã đề ra.
– Xử lý các vấn đề liên quan đến chất lượng công trình, làm việc với chủ đầu tư để đề ra các giải pháp phù hợp.
– Lập báo cáo các sự cố, vấn đề xảy ra trong quá trình thi công, đề xuất biện pháp khắc phục, phòng ngừa.
3. Vai trò của QS trong xây dựng
Đối với ban quản lý dự án
– Kiểm tra các loại hồ sơ, văn bản, giấy tờ dự toán được cung cấp từ bên tư vấn thiết kế.
– Liệt kê các mục công việc cũng như các loại thiết bị vật tư cần thiết theo dự toán, chuẩn bị tiến hành công đoạn mời thầu.
– Tham gia vào quá trình kiểm soát, theo dõi các vấn đề phát trình trong thời gian thi công.
– Cập nhật, điều chỉnh các công việc phát sinh.
Đối với nhà thầu thi công
– Kiểm tra các điều khoản trong hợp đồng.
– Lập biên bản nghiệm thu công trình, nghiệm thu giai đoạn và bàn giao dự án.
– Lập hồ sơ đánh giá khối lượng, chất lượng của các hạng mục trong dự án.
– Kiểm soát tiến độ thi công theo hồ sơ khối lượng và chất lượng dự án.
– Làm việc trực tiếp với bên tư vấn, giám sát, quản lý dự án để đảm bảo tiến độ thi công theo đúng hồ sơ khối lượng, chất lượng.
– Thu thập, tổng hợp thông tin và lập bản vẽ hoàn công theo từng giai đoạn dự án, chuẩn bị cho việc quyết toán và thanh toán chi phí dự án.
III. Những kỹ năng nên có ở QA, QC và QS trong xây dựng
– Kỹ năng giao tiếp: Với người làm QA, QC hay QS đều yêu cầu phải làm việc, đối thoại trực tiếp với nhiều bên để thống nhất, đề đạt hay giải quyết vấn đề. Do đó, kỹ năng giao tiếp là kỹ năng không thể thiếu để nhân sự ở vị trí này làm tốt công việc của mình.
– Kỹ năng làm việc nhóm: Các vị trí QA, QC, QS trong xây dựng đòi hỏi phải làm việc cùng với cả một ngũ lớn, gồm nhiều vị trí khác nhau, và nhiệm vụ của họ là làm sao đảm bảo đội ngũ đó vận hành, hợp tác một cách trơn tru nhất, chất lượng nhất. Bởi vậy, những người làm QA, QC hay QS trong xây dựng đều cần có khả năng làm việc nhóm, đặc biệt là khả năng đàm phán và xử lý khéo léo, tránh xung đột xảy ra.
– Kỹ năng xử lý vấn đề: Trong mỗi dự án xây dựng dù lớn hay nhỏ đều có thể xảy ra rất nhiều các vấn đề phát sinh ngoài dự kiến. Có thể là sai phạm trong công tác bảo hộ, thiếu hụt nguyên vật tư, sự thiếu thống nhất giữa các bên, mâu thuẫn giữa các công nhân,… QA, QC, QS là những người có nhiệm vụ đảm bảo tiến trình thi công được diễn ra như đúng kế hoạch, tránh thất thoát tiền bạc, thời gian. Bởi vậy, họ cần có kỹ năng xử lý vấn đề và ứng biến linh hoạt, sẵn sàng cho bất kỳ sự cố, vấn đề nào bất ngờ phát sinh.
– Kỹ năng lập kế hoạch: Với khối lượng công việc lớn và phải làm việc với nhiều người cùng một lúc, một QA, QC, QS trong xây dựng không có khả năng lập kế hoạch sẽ không thể làm tròn trách nhiệm của bản thân. Lập kế hoạch ở đây không chỉ là lên kế hoạch cho các dự án mà còn là xây dựng kế hoạch cho công việc, phân chia thời gian làm việc cho chính bản thân cũng như đội ngũ đi kèm.
– Khả năng ngoại ngữ: Khi tham gia các dự án có chủ đầu tư hay nhà thầu nước ngoài, khả năng ngoại ngữ là điều không thể thiếu.
– Khả năng chịu áp lực trong công việc: QA, QC, QS trong xây dựng là những vị trí có khối lượng công việc khổng lồ, trách nhiệm pháp luật lớn, là đầu mối giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thi công dự án. Họ không chỉ làm việc tại văn phòng, trên máy tính mà còn cần trực tiếp tới công trường để giám sát, tham gia vào quá trình nhập nguyên vật tư, quá trình này đòi hỏi phải diễn ra liên tục trong suốt thời gian thi công. Do đó, người làm QA, QC, QS trong xây dựng cần có một thể lực tốt và khả năng làm việc với cường độ áp lực cao trong thời gian dài.
– Sự cẩn thận, tỉ mỉ: Công việc của QA, QC, QS trong xây dựng đòi hỏi phải làm việc với nhiều loại văn bản, hợp đồng, hồ sơ, chứng từ khác nhau từ nhiều bên. Do đó, họ luôn cần phải có sự cẩn thận, tỉ mỉ, trách nhiệm cao với mọi công việc trong quá trình thực hiện dự án. Mỗi sai sót nhỏ có thể gây thất thoát, ảnh hưởng nghiêm trọng tới dự án.
IV. Cơ hội nghề nghiệp và mức lương
– Đối với vị trí QA: Mức lương của nhân viên QA trong xây dựng sẽ thay đổi phụ thuộc vào từng mức độ, quy mô doanh nghiệp, vị trí và kinh nghiệm, năng lực của ứng viên. Vị trí này thường yêu cầu ứng viên tốt nghiệp đại học, có kiến thức vững vàng về xây dựng, giấy tờ,… Trung bình, mức lương của nhân viên QA xây dựng hiện nay dao động trong khoảng từ 7 triệu – 15 triệu đồng/tháng. Ngoài lương, nhân viên còn có thể được thưởng dựa trên đóng góp và hiệu quả công việc.
– Đối với vị trí QC: Mức lương trung bình của một kỹ sư QC xây dựng hiện nay nằm trong khoảng từ 10 đến 15 triệu đồng/tháng. Hầu hết các đơn vị tuyêrn dụng đều yêu cầu ứng viên đã được đào tạo bài bản về lĩnh vực xây dựng, có kinh nghiệm từ 1 – 2 năm, có kiến thức và kỹ năng làm nghề vững vàng. Tương tự như vị trí QA, nhân viên QC có thể tăng thu nhập từ các khoản thưởng năng lực, hiệu quả công việc.
– Đối với vị trí QS: Theo thống kê, mức lương trung bình của vị trí QS hiện nay dao động từ 8 – 15 triệu đồng/tháng. Tương tự hai vị trí trên, mức thu nhập của người làm QS xây dựng sẽ thay đổi, tùy thuộc vào kinh nghiệm, kỹ năng, năng lực làm việc và mức hiệu quả công việc. Xây dựng là một lĩnh vực luôn không thiếu nhu cầu, bởi vậy, cơ hội việc làm của những người theo nghề QA, QC hay QS xây dựng là khá rộng mở với mức thu nhập và đãi ngộ tốt. Tuy nhiên, đây đều là những vị trí đòi hỏi nền tảng kiến thức vững vàng, năng lực làm nghề và chuyên môn tốt, có kinh nghiệm và khả năng chịu áp lực cao trong thời gian dài.
Xem thêm:
– Phân biệt QA, QC và yếu tố nào quan trọng nhất đối với một QA, QC
– Ngành Kinh tế Xây dựng là gì? Công việc, mức lương khi ra trường
– Tổng hợp mẫu, cách viết CV xin việc chuyên nghiệp nhất
Trên đây là một số tham khảo nghề nghiệp kỹ sư QA, QC, QS trong xây dựng, vai trò, mức lương, cơ hội nghề nghiệp cũng như một số kỹ năng cần có của vị trí QA, QC, QS xây dựng. Hy vọng bài viết giúp bạn hiểu hơn về nghề QA, QC, QS trong xây dựng. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, đừng quên chia sẻ cho những người xung quanh nếu bạn thấy nội dung bổ ích. Hẹn gặp lại ở những bài viết tiếp theo.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Tìm hiểu công việc kỹ sư QA, QC, QS trong ngành xây dựng do ivntalent.edu.vnsưu tầm. Mong rằng các bạn có những thông tin bổ ích nhé. Mọi thông tin khiếu nại về bản quyền vui lòng liên hệ contact để xử lý nhanh nhất nhé. Cảm ơn các bạn.