Bạn đang theo dõi bài viết Văn hóa doanh nghiệp là gì? Vai trò trong tuyển dụng nhân sự tại ivntalent.edu.vnBạn có thể truy cập nhanh bằng mục lục của bài viết để có thể xem thông tin mình cần nhanh chóng nhất nhé.
Mỗi doanh nghiệp đều cần xây dựng văn hóa doanh nghiệp cho riêng mình, đây chính là một lợi thế cạnh tranh và là chìa khóa để thành công trong tuyển dụng nhân sự. Vậy làm cách nào để xây dựng văn hóa cho doanh nghiệp? Hãy theo dõi bài viết sau để biết câu trả lời nhé!
I. Văn hóa doanh nghiệp là gì?
Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ những giá trị văn hóa được xây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại của doanh nghiệp. Bao gồm những giá trị, niềm tin, hình thức mà các thành viên trong doanh nghiệp cùng công nhận và suy nghĩ, hành động như một thói quen, quy tắc đã ăn sâu vào quá trình hoạt động. Văn hóa doanh nghiệp tạo ra sự khác biệt giữa các doanh nghiệp và là một yếu tố quyết định dẫn đến sự thành công của doanh nghiệp về lâu dài.
Văn hóa doanh nghiệp gồm có 4 thành phần chính là tầm nhìn, sứ mạnh, giá trị cốt lõi và triết lý kinh doanh. Những thành phần này được biểu hiện qua hai hình thức chính là hữu hình và vô hình.
– Về hữu hình, văn hóa doanh nghiệp được thể hiện qua những khẩu hiệu, quy tắc, đồng phục, các nghi thức, bài hát của công ty hay tập san nội bộ,…
– Còn về vô hình, phong cách, thái độ, cách suy nghĩ và thói quen của những người trong nội bộ chính là cách thể hiện văn hóa doanh nghiệp.
Văn hóa doanh nghiệp có thể là làm việc theo nhóm hay yêu cầu nhân viên tham gia vào tất cả các cấp hay phân chia thứ bậc giai cấp rõ ràng,.. tùy theo quá trình hoạt động của công ty. Tuy nhiên, hầu hết các tổ chức doanh nghiệp đều muốn cho nhân viên của mìnhcó cơ hội đảm nhận các dự án mới với nhiều vai trò khác nhau, nhằm tạo điều kiện thăng tiến trong tương lai. Một công ty lại có văn hóa truyền thống, trách nhiệm của nhân viên sẽ được phân chia rất rõ ràng, nên sẽ ít cơ hội thăng chức hoặc thuyên chuyển, do đó sẽ khó có cơ hội thăng tiến
II. Vai trò của văn hóa doanh nghiệp
1. Hỗ trợ quá trình tuyển dụng
Không thể phủ nhận việc văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ sẽ là một trợ thủ đắc lực trong việc thu hút các nhân sự tài năng. Một tổ chức có văn hóa doanh nghiệp tốt sẽ có lợi thế cạnh tranh rất lớn, bởi hầu hết chúng ta đều mong muốn làm việc cho một công ty có danh tiếng tốt và môi trường tích cực. Một công ty có văn hóa doanh nghiệp tốt sẽ thu hút các tài năng, khiến họ trung thành và sẵn sàng cống hiến cho tổ chức.
2. Tăng sự trung thành của nhân viên
Văn hóa doanh nghiệp còn đóng vai trò làm gia tăng sự trung thành của nhân viên. Một nền văn hóa tích cực không chỉ hỗ trợ tuyển dụng mà còn giúp doanh nghiệp giữ chân những nhân sự tài năng. Văn hóa doanh nghiệp tốt sẽ khiến nhân viên cảm thấy thoải mái khi làm việc. Đồng thời, cảm thấy công việc mình làm có ý nghĩa và luôn hãnh diện vì là một phần của công ty. Những người quản lý biết nâng cao sự hài lòng của nhân viên sẽ được nhận lại là những nhân viên trung thành, tận tụy và tự giác.
Việc làm tại Thế Giới Di Động có thể bạn quan tâm:
– Nhân viên Đào tạo TGDĐ/ĐMX/BHX
3. Làm động lực và hỗ trợ tinh thần làm việc
Hiện nay, ngoài mức lương hay cơ hội thăng tiến, người lao động cũng rất quan tâm tới môi trường làm việc. Một môi trường hòa đồng, tin cậy và luôn tôn trọng lẫn nhau sẽ giúp nhân viên có thêm đam mê và nhiệt huyết với công việc của mình. Thế nên, văn hóa doanh nghiệp cũng giúp nhân viên nâng cao tinh thần làm việc bằng cách cho họ thấy rõ bản chất, mục tiêu và định hướng công việc của mình cũng như của tập thể. Từ đó tạo ra một môi trường làm việc lành mạnh, có sự hài hòa và động bộ giữa các nhân viên.
4. Hạn chế xung đột doanh nghiệp
Một môi trường văn hóa tích cực sẽ làm giảm căng thẳng ở nơi làm việc, giúp mọi người bớt lo âu, stress cũng như giúp các nhân sự gắn bó với nhau hơn. Khi văn hóa doanh nghiệp lành mạnh và thúc đẩy các nhân viên sẵn sàng chia sẻ, tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau, họ sẽ thấu hiểu nhau hơn và hạn chế những xung đột không đáng có. Ngoài ra, khi nhân viên đối mặt với những xung đột trong nội bộ thì văn hoá chính là yếu tố giúp mọi người hoà nhập và thống nhất lại với nhau.
5. Tăng hiệu suất làm việc
Có thể khẳng định, văn hóa công ty luôn có mối liên kết mạnh mẽ với tỷ lệ năng suất làm việc trong doanh nghiệp. Sở dĩ có mối quan hệ này là do nhân viên có xu hướng sẽ có nhiều động lực và tận tâm hơn đối với các nhà tuyển dụng quan tâm tới sự hài lòng của họ. Các doanh nghiệp có văn hóa mạnh thường sẽ giúp nhân viên ít căng thẳng và áp lực hơn, điều này cũng giúp nâng cao cả sức khỏe và hiệu suất làm việc của nhân sự.
6. Hỗ trợ điều phối và kiểm soát
Văn hóa doanh nghiệp cũng nắm vai trò quan trọng trong việc điều phối và kiểm soát hành vi của các cá nhân bằng các câu chuyện, những chuẩn mực, quy tắc, thủ tục, quy trình,… Khi phải ra một quyết định phức tạp, văn hóa doanh nghiệp sẽ giúp ta thu hẹp phạm vi các lựa chọn cần xem xét.
7. Tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường
Có thể thấy, văn hóa doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng giúp nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Đây là chìa khóa để nâng cao tiềm năng của đội ngũ nhân sự, nâng cao chất lượng môi trường làm việc và hiệu suất làm việc chung của cả tập thể. Toàn bộ điều này sẽ giúp tạo nên sự khác biệt và cạnh tranh tốt hơn so với những công ty không có văn hóa doanh nghiệp hoặc văn hóa doanh nghiệp yếu kém.
III. Các yếu tố để xây dựng một văn hóa doanh nghiệp thành công
1. Tầm nhìn của doanh nghiệp
Tầm nhìn chính là sự khởi đầu để xây dựng văn hóa doanh nghiệp thành công. Chúng ta cần bắt đầu từ một tầm nhìn đa diện, bao quát rồi từ đó có thể nhìn ra những mục tiêu xa hơn, giúp định hướng bước đi rõ ràng hơn. Một doanh nghiệp khi xác định được hướng đi, họ sẽ tiến hành thực hiện từng bước một cách chính xác và hiệu quả, đảm bảo không đi trật khỏi định hướng đã đề ra.
2. Giá trị của doanh nghiệp
Giá trị chính là cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp. Nếu tầm nhìn cho thấy mục tiêu của doanh nghiệp thì giá trị chính là thước đo, là tiêu chuẩn để điều chỉnh những quan điểm, hành vi chung của mọi người trong tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đó. Nhiều doanh nghiệp cho rằng, các giá trị cốt lõi của họ đều tồn tại ở những thành phần đơn giản như nhân viên, khách hàng, tính chuyên nghiệp,… Và chính những giá trị của các yếu tố này đã góp phần làm nên một văn hóa doanh nghiệp tích cực, thành công.
3. Thực tiễn của doanh nghiệp
Để xây dựng một văn hóa doanh nghiệp thành công, chúng ta còn cần phải tôn trọng thực tiễn của doanh nghiệp. Ví dụ như, nếu một công ty tuyên bố rằng con người chính là tài sản lớn nhất của tổ chức. Vậy thì công ty cần chú trọng đầu tư vào con người theo những cách thức mà họ từng tuyên bố.
Khi quyết định xây dựng bất kỳ yếu tố nào của văn hóa doanh nghiệp, công ty đều cần cân nhắc dựa trên các tiêu chí đánh giá và các chính sách hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó mới có thể chuyển hóa các giá trị thành văn hóa thành công.
4. Con người nằm trong bộ máy của doanh nghiệp
Có thể thấy, con người là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Con người chính là người đặt ra tầm nhìn, chia sẻ những giá trị và thực hiện hóa những giá trị đó. Vì lẽ đó mà tất cả mọi doanh nghiệp đều chú trọng phát triển nguồn nhân lực của mình.
Để xây dựng được văn hóa doanh nghiệp mạch lạc, tích cực, công ty cần chú trọng khâu tuyển dụng và đào tạo nhân sự. Cần tuyển chọn nghiêm ngặt để tìm ra những nhân tố sáng giá cho doanh nghiệp, cũng như đào tạo họ để họ có thể phát huy hết những khả năng của mình.
5. Câu chuyện của doanh nghiệp
Bất kể công ty nào cũng có lịch sử và quá trình xây dựng doanh nghiệp của riêng mình. Việc biến lịch sử ấy thành câu chuyện riêng của doanh nghiệp chính là một yếu tố quan trọng để sáng tạo ra văn hóa. Bài học từ lịch sử hình thành doanh nghiệp được tái hiện trong những câu chuyện chính là “sức mạnh vô hình” giúp từng cá nhân trong doanh nghiệp cảm thấy tự hào, hiểu và kế thừa những thành tựu từ thế hệ trước. Đồng thời ý thức được trách nhiệm xây dựng và phát triển thêm những thành tựu cho doanh nghiệp trong tương lai.
6. Môi trường làm việc của doanh nghiệp
Không thể phủ nhận vai trò của một môi trường làm việc lành mạnh trong việc xây dựng một nền văn hóa doanh nghiệp thành công. Nếu được làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp, cởi mở và năng động, nhân sự của công ty sẽ có cơ hội sáng tạo để tìm ra những phương thức giúp làm việc nhanh hơn và đạt hiệu quả cao hơn. Ngoài ra, một môi trường tốt còn giúp các nhân viên xây dựng giá trị bản thân, hình thành những thói quen, lề lối làm việc, văn hóa ứng xử văn minh, lịch sự.
IV. 6 bước để xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Bước 1. Đánh giá văn hóa hiện tại của công ty
Bạn có thể bắt đầu thay đổi hay xây dựng văn hoá doanh nghiệp từ việc đánh giá xem văn hoá hiện tại như thế nào, sau đó sẽ tiến hành điều chỉnh cho phù hợp với chiến lược phát triển doanh nghiệp. Có nhiều cách để đánh giá văn hóa, chẳng hạn như lấy khảo sát từ nhân viên hay quan sát tình trạng hoạt động của doanh nghiệp hiện tại. Nếu nhận thấy doanh nghiệp đang có những dấu hiệu bất ổn như giao tiếp nội bộ kém, không có sự tương tác giữa nhân viên và quản lý, thường xuyên xử phạt nhưng không khen thưởng nhân viên, thiếu sự sáng tạo,… thì cần có những biện pháp cải thiện hợp lý, kịp thời.
Bước 2. Xác định văn hóa mà doanh nghiệp muốn hướng đến
Để xây dựng được văn hóa doanh nghiệp thành công, hãy suy nghĩ thật kỹ để đưa ra những điều mà công ty đang hướng đến trong dài hạn. Trên thế giới hiện nay có rất nhiều loại hình văn hóa doanh nghiệp, và nhiệm vụ của bạn là lựa chọn thứ thực sự phù hợp với định hướng doanh nghiệp của mình.
Hãy kiến tạo văn hóa từ chính những ưu điểm và sự độc đáo của công ty. Khi nhận ra và tân dụng những lợi thế có sẵn, trực giác và kinh nghiệm sẽ chỉ cho bạn biết doanh nghiệp cần gì.
Bước 3. Xác định yếu tố giúp doanh nghiệp đạt được văn hóa đã đề ra
Những yếu tố giúp xây dựng văn hóa không phải là gì quá xa xôi hay hoa mỹ mà chính là những giá trị cốt lõi của tổ chức. Để xây dựng văn hóa doanh nghiệp, hãy xác định giá trị cốt lõi mà công ty đang hướng đến. Sau đó căn cứ vào thực trạng công ty và bàn luận chuyên sâu cùng các quản lý khác để xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
Bạn có thể tìm ra phương hướng bằng cách trả lời những câu hỏi sau:
– Bạn muốn doanh nghiệp mình được biết đến như thế nào?
– Sứ mệnh, tầm nhìn và mục tiêu dài hạn mà doanh nghiệp của bạn xác định là gì?
– Doanh nghiệp của bạn hướng đến xây dựng văn hóa làm việc như thế nào? Chẳng hạn như tinh thần làm việc nhóm được nâng cao, văn hoá trao quyền, nhân viên nhận được công nhận,…
Bước 4. Lên kế hoạch cho việc triển khai
Khi đã xác định được văn hoá lý tưởng và thực sự thấu hiểu về văn hoá đang tồn tại trong doanh nghiệp mình, bạn đã có thể bắt đầu lên kế hoạch để đạt được những mục tiêu muốn hướng đến. Các nhà quản lý chính là những người có vai trò cực kỳ quan trọng cho việc xây dựng văn hoá. Các nhà quản lý có nhiệm vụ xây dựng tầm nhìn, hướng dẫn cho nhân viên hiểu đúng, tin tưởng và cùng nỗ lực để xây dựng. Đồng thời, quản lý cũng cần có khả năng dập tắt những mối lo lắng của nhân viên.
Bước 5. Thực thi văn hóa mới trong doanh nghiệp
Để thực thi văn hóa mới xây dựng trong doanh nghiệp, bạn có thể xây dựng một tiến trình như sau:
– Lên kế hoạch triển khai và thành lập một đơn vị phụ trách quản lý văn hóa doanh nghiệp.
– Công bố và truyền đạt văn hóa đến toàn doanh nghiệp thông qua việc ban hành quy định, quy chế chung, tổ chức các buổi tọa đàm giữa nhân viên và các quản lý để giới thiệu về văn hóa mới cho họ. Đồng thời cũng cần khuyến khích nhân viên tiếp nhận sự thay đổi, cho họ thấy những lợi ích của văn hóa doanh nghiệp mới đến cá nhân và cả tập thể.
– Văn hóa là thứ cần được duy trì lâu dài, do đó, sau khi đã triển khai văn hóa, việc cần làm là giữ cho nền văn hóa này được ổn định, không ngừng bồi đắp và xây dựng thêm.
Bước 6. Kiểm soát và đánh giá hiệu quả
Văn hoá doanh nghiệp sau khi được xây dựng cũng cần được phát triển và điều chỉnh liên tục để phù hợp với sự thay đổi của doanh nghiệp cũng như môi trường bên ngoài. Việc thường xuyên kiểm tra và đánh giá sẽ giúp bạn kịp thời phát hiện ra những vấn đề và kịp thời giải quyết, sửa đổi để tạo nên văn hóa doanh nghiệp lành mạnh, tích cực.
VI. Một số ví dụ về văn hóa doanh nghiệp thành công
1. Văn hoá doanh nghiệp của Thế Giới Di Động
Thế Giới Di Động là một tập đoàn lớn nổi tiếng và có sự phát triển vượt bậc không ngừng nghỉ từ khi được thành lập cho đến nay. Để có được thành công này, công ty đã chú trọng vào việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp riêng biệt cho mình. Bằng cách đề cao sự tận tâm, luôn đặt khách hàng lên hàng đầu, tạo bầu không khí làm việc cởi mở, công bằng và tôn trọng cho nhân viên. Với môi trường tích cực và những điều kiện để phát triển tài năng, kiến thức, các nhân viên của Thế Giới Di Động đã cùng nhau xây dựng một nền văn hóa đặc sắc, hài hòa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích chung của toàn công ty.
2. Văn hóa doanh nghiệp của Adobe
Adobe là một công ty đề cao sự sáng tạo, và họ có văn hóa tạo ra những thách thức cho nhân viên bằng các dự án khó, sau đó hỗ trợ họ hoàn thành chúng. Người quản lý của Adobe sẽ đóng vai trò là một người hỗ trợ, giúp nhân viên đạt được mục tiêu mà họ đã đề ra. Công ty cũng tổ chức các khóa đào tạo để bổ sung cho nhân viên những kỹ năng phát triển cần thiết.
3. Văn hóa doanh nghiệp của Google
Nhắc đến văn hóa doanh nghiệp thì không thể bỏ qua Google. Công ty này nổi tiếng với những bữa ăn miễn phí, những bữa tiệc, kì nghỉ cho nhân viên. Ngoài ra, công ty còn thưởng cho nhân viên hoa hồng tài chính, những buổi thuyết trình chia sẻ từ lãnh đạo, cho phép các nhân viên mang theo thú cưng đi làm,… Và không hề bất ngờ khi các nhân viên của Google đã được biết tới như những người tài năng và xuất chúng nhất thế giớ
4. Văn hóa doanh nghiệp của Salesforce
Saleforce được biết đến là một trong những nơi đáng làm việc nhất thế giới. Có được điều này là nhờ vào tất cả các nhân viên tuyệt vời của hãng mà hoạt động hàng ngày của họ đã tạo ra nền văn hóa doanh nghiệp – giúp xây dựng hãng thành nơi làm việc tốt nhất cho mọi người. Công ty đã luôn nỗ lực thu hút nhân tài, không chỉ đưa ra mục đích là lợi nhuận mà còn dẫn dắt những đam mê, đề cao niềm tự hào, hiệu quả công việc và sự trung thành gắn bó của nhân viên.
5. Văn hóa doanh nghiệp của Netflix
Netflix luôn nỗ lực hướng tới một nơi làm việc tuyệt vời, nơi mà mọi nhân viên đều được truyền cảm hứng để cùng nhau theo đuổi những mục tiêu chung, cùng nhau cống hiến và cùng nhau phát triển công ty cũng như chính bản thân mình.
6. Văn hóa doanh nghiệp của Facebook
Facebook cũng là một doanh nghiệp có văn hóa rất nổi tiếng. Công ty cung cấp đồ ăn, không gian làm việc mở, môi trường cạnh tranh giúp nhân viên học hỏi và phát triển,… Những điểm này đã tạo ra một môi trường làm việc cởi mở, tạo điều kiện cho nhân viên sáng tạo và phát huy những sở trường của mình.
7. Văn hóa doanh nghiệp của Twitter
Twitter nổi tiếng với một môi trường làm việc thân thiện và cởi mở. Những cuộc họp tổ chức trên tầng thượng, đồng nghiệp hòa đồng, sẵn dàng giúp đỡ nhau. Điều này giúp cho mỗi cá nhân đều cảm thấy mình là một phần của tầm nhìn phát triển chung, nhờ đó mà họ làm việc có hiệu quả hơn và luôn ca ngợi văn hóa của công ty mình.
8. Văn hóa của công ty Zappos
Là thương hiệu thương mại điện tử bán giày dép online lớn nhất thế giới, Zappos cũng là công ty có văn hóa doanh nghiệp rất nổi bật. Zappos đã đưa ra 10 giá trị cốt lỗi cho từng thành viên trong công ty. Công ty cũng cung cấp một môi trường làm việc tốt, nhân viên được hưởng nhiều lợi ích. Và những điều này đã giúp công ty nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng và thương hiệu cũng theo đó mà tốt lên.
9. Văn hóa công ty của Chevron
Chevron là doanh nghiệp đề cao văn hóa giúp đỡ. Các nhân viên đánh giá cao Chevron ở sự tận tình hướng dẫn cho từng cá nhân trong công ty, quan tâm tới nhân viên bằng việc cung cấp trung tâm fitness tại ngay trụ sở công ty, các chương trình về sức khỏe như massage, huấn luyện cá nhân, các giờ nghỉ ngắn trong lúc làm việc,… Từ đó khiến nhân viên cảm thấy họ được coi trọng và được quan tâm chu đáo.
10. Văn hóa doanh nghiệp của SquareSpace
SquareSpace nổi tiếng là một start-up thành công và thường xuyên nằm trong danh sách những nơi đáng để làm việc nhất tại New York. Văn hóa của công ty chính là “phẳng, mở, và sáng tạo”, tức là không có quá nhiều sự cách biệt giữa nhân viên và các quản lý. SquareSpace cũng cung cấp nhiều lợi ích lớn cho nhân viên như các kì nghỉ, bảo hiểm sức khỏe, các bữa ăn, bữa tiệc hàng tháng, khu vực làm việc đẹp hay các giảng viên đào tạo.
Xem thêm:
– Cách viết CV ngành nhân sự thu hút – Mẫu CV và lưu ý cần tránh
– Cách viết mục tiêu nghề nghiệp nhân sự trong CV ấn tượng và thu hút
– 10 Kỹ năng mềm – nền tảng tạo đà thành công
Bài viết đã giới thiệu văn hóa doanh nghiệp và tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp trong tuyển dụng, rất mong có thể mang tới cho bạn những thông tin hữu ích. Cảm ơn đã theo dõi và hẹn gặp lại ở những bài viết sau!
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn hóa doanh nghiệp là gì? Vai trò trong tuyển dụng nhân sự do ivntalent.edu.vnsưu tầm. Mong rằng các bạn có những thông tin bổ ích nhé. Mọi thông tin khiếu nại về bản quyền vui lòng liên hệ contact để xử lý nhanh nhất nhé. Cảm ơn các bạn.